Kinh Xa-ni-sa
(Janavasabha sutta)- Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Nàdika (bộ lạc Na-đề-ca) tại Ginjakàvasatha (nhà làm bằng gạch). Lúc bấy giờ, Thế Tôn thường hay tuyên bố về vấn đề tái sanh của những tín đồ đã sống, đã từ trần và đã mệnh chung trong các bộ lạc xung quanh như bộ lạc Kàsi (Ca-thi), Kosala (Câu-tát-la), Vajjì (Bạt-kỳ), Malla (Mạt-la), Ceti (Chi-đề), Vansa (Bạt-sa), Kuru (Câu-lâu), Pancàla (Ban-giá-la), Maccha (Bà-sá-la) Sùrasena (Mậu-ba-tây-na):
– Vị này sanh ra tại chỗ này! Vị kia sanh ra tại chỗ kia. Hơn năm mươi vị tín đồ ở Nàdika đã từ trần, đã mệnh chung với năm hạ phần kiết sử đã được đoạn trừ, được hóa sanh (thiên giới) từ đó nhập Niết-bàn không còn trở lại đời này nữa. Hơn chín mươi vị ở Nàdikà, đã từ trần, đã mệnh chung, với ba kiết sử đã được đoạn trừ, với tham, sân, si được giảm thiểu, chứng quả Nhất lai, sau khi trở lại đời này một lần nữa sẽ tận diệt khổ đau. Hơn năm trăm vị Nàdikà đã từ trần, đã mệnh chung, với ba kiết sử đã được diệt trừ, chứng quả Dự lưu, nhất định không đọa ác đạo, đạt đến Chánh Giác.
- Các vị tín đồ ở Nàdikà được nghe: “Thế Tôn thường hay tuyên bố về vấn đề tái sanh của những tín đồ đã từ trần và đã mệnh chung trong các bộ lạc xung quanh, như bộ lạc Kàsi, Kosala, Vajjì, Malla, Ceti, Vamsa, Kuru, Pancàla, Macchà, Sùrasena: “Vị này sanh ra tại chỗ này. Vị kia sanh ra tại chỗ kia. Hơn năm mươi vị tín đồ ở Nàdikà đã từ trần, đã mệnh chung với năm hạ phần kiết sử đã được đoạn trừ, được hóa sanh (Thiên giới) từ đó nhập Niết-bàn không còn trở lại đời này nữa. Hơn chín mươi vị ở Nàdikà đã từ trần, đã mệnh chung với ba kiết sử đã được đoạn trừ, với tham, sân, si được giảm thiểu, chứng quả Nhất lai, sau khi trở lại đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau. Hơn năm trăm vị ở Nàdikà đã từ trần, đã mệnh chung với ba kiết sử đã được đoạn trừ, chứng quả Dự lưu, nhất định không đọa ác đạo, đạt đến Chánh Giác”. Các vị tín đồ ở Nàdikà được nghe Thế Tôn hỏi đáp như vậy, lấy làm hoan hỷ, tín thọ, an lạc.
- Tôn giả Ananda được nghe: “Thế Tôn thường hay tuyên bố về vấn đề tái sanh của những tín đồ đã từ trần, đã mệnh chung trong các bộ lạc xung quanh, như bộ lạc Kàsi, Kosala, Vajjì, mallà, Ceti, Vamsa, Kuru, Pancàla, Macchà, Sùrasena: “Vị này sanh ra tại chỗ này, vị kia sanh ra tại chỗ kia. Hơn 50 vị tín đồ Nàdikà đã từ trần, đã mệnh chung với năm hạ phần kiết sử đã được đoạn trừ, được hóa sanh (thiên giới) từ đó nhập Niết-bàn không còn trở lại đời này nữa. Hơn chín mươi vị ở Nàdikà đã từ trần, đã mệnh chung với ba kiết sử đã được đoạn trừ, với tham, sân, si được giảm thiểu, chứng quả Nhất lai, sau khi trở lại đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau. Hơn năm trăm vị ở Nãdikã đã từ trần, đã mệnh chung với ba kiết sử đã được diệt trừ, chứng quả Dự lưu, nhất định không đọa ác đạo, đạt đến Chánh Giác”. Các vị tín đồ ở Nãdikã được nghe Thế Tôn hỏi đáp như vậy lấy làm hoan hỷ, tín thọ, an lạc”.
- Rồi tôn giả Ananda suy nghĩ: “Nhưng ở tại Magadha (Ma-kiệt-đà), có nhiều tín đồ đã tu hành lâu ngày và đã từ trần, mệnh chung, nhiều đến nỗi người ta tưởng hai xứ Anga (Ương-già) và Magadha đều trống không vì số tín đồ từ trần mệnh chung. Những vị này tin tưởng Phật, tin tưởng Pháp và tin tưởng Tăng, và giới luật đầy đủ. Nhưng Thế Tôn không nói gì về sự từ trần và sự mệnh chung của họ. Lành thay nếu gợi được một câu trả lời về họ, nhờ vậy nhiều người sẽ khởi lòng tin, và từ đó được sanh lên thiện giới. Lại có vua Seniya Bimbisàra (Tư-ni-du Tần-bà-sa) xứ Magadha sống như Pháp, dùng Chánh pháp trị nước, có lòng thương tưởng các vị Bà-la-môn, Gia chủ, dân chúng thị thành và dân chúng thôn quê. Vua này được dân chúng xưng tán như sau: “Vị vua sống như pháp, dùng chánh pháp trị nước, đã làm cho chúng ta sung sướng, vị này mệnh chung. Chúng ta đã sống thật hạnh phúc dưới thời vua sống như Pháp và dùng Chánh pháp trị nước này. Vị vua này cũng tin tưởng Phật, tin tưởng Pháp, tin tưởng Tăng và giới luật đầy đủ”. Và dân chúng cũng nói: “Cho đến khi mệnh chung, vua Seniya Bimbisàra xứ Magadha luôn luôn tán dương Thế Tôn”. Nhưng Thế Tôn không nói gì về sự từ trần và mệnh chung của vị vua này. Lành thay, nếu gợi được câu trả lời về vị vua này, nhờ vậy nhiều người sẽ khởi lòng tin và từ đó được sanh lên thiên giới. Lại nữa Thế Tôn chứng quả Bồ-đề tại Magadha. Thế Tôn đã chứng quả Bồ-đề tại Magadha. Thế Tôn đã chứng Bồ đề ở Magadha tại Magadha thì sao Ngài lại không nói đến về sự từ trần và mệnh chung của các tín đồ ở Magadha? Nếu Thế Tôn không nói gì về sự từ trần và mệnh chung của các tín đồ ở Magadha thời các vị này sẽ đau buồn và nếu các vị này đau buồn thời sao Thế Tôn có thể không trả lời được?”.
- Sau khi đã suy nghĩ một mình, yên lặng, vì các tín đồ ở Magadha, tôn giả Ananda sáng hôm sau thức dậy đến tại chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn con có nghe: Thế Tôn thường hay tuyên bố về vấn đề tái sanh của những tín đồ đã từ trần, đã mệnh chung trong các bộ lạc xung quanh, như bộ lạc Kàsi, Kosala, Vajjì, Malla, Ceit, Vamsa, Kuru, Pancàla, Macchà, Sùrasena: “Vị này sanh ra tại chỗ này, vị kia sanh ra tại chỗ kia. Hơn năm mươi vị tín đồ ở Nàdikà đã mệnh chung với năm hạ phần kiết sử đã được nhập Niết-bàn không còn trở lại đời này nữa. Hơn chín mươi vị ở Nàdikà đã từ trần, đã mệnh chung với ba kiết sử đã được đoạn trừ, với tham, sân, si được giảm thiểu, chứng quả Nhất Lai, sau khi trở lại đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau. Hơn năm trăm vị ở Nàdikà đã từ trần, đã mệnh chung với ba kiết sử đã được đoạn trừ, chứng quả Dự lưu, nhất định không đọa ác đạo, đạt đến Chánh Giác”. Các vị tín đồ ở Nàdikà được nghe Thế Tôn hỏi đáp như vậy lấy làm hoan hỷ, tín thọ, an lạc.
- Bạch Thế Tôn, nhưng ở tại Magadha có nhiều tín đồ này tu hành lâu ngày và đã từ trần, mệnh chung, nhiều đến nỗi người ta tưởng hai xứ Anga và Magadha đều trống không vì số tín đồ từ trần mệnh chung. Những vị này tin tưởng Phật, tin tưởng Pháp, tin tưởng Tăng và giới luật đầy đủ. Nhưng Thế Tôn không nói gì về sự từ trần và mệnh chung của họ. Lành thay nếu gợi được một câu trả lời về họ, và như vậy nhiều người sẽ khơi lòng tin, và từ đó được sanh lên Thiên giới. Bạch Thế Tôn, lại có vua Seniya Bimbisàra xứ Magadha, sống như Pháp, dùng Chánh pháp trị nước, có lòng thương tưởng các vị Bà-la-môn, Gia chủ, dân chúng thị thành và dân chúng thôn quê. Vua này được dân chúng xưng tán như sau: “Vị vua sống như Pháp, và dùng Chánh pháp cai trị nước này. Vị Vua này cũng tin tưởng Phật, tin tưởng Pháp, tin tưởng Tăng và giới luật đầy đủ”. Và dân chúng cũng nói: “Cho đến khi mệnh chung, vua Seniya Bimbisàra xứ Magadha luôn luôn tán dương Thế Tôn”. Nhưng Thế Tôn không nói gì về sự từ trần và mệnh chung của vị vua này. Lành thay nếu gợi được câu trả lời về vị vua này, nhờ vậy nhiều người sẽ khởi lòng tin, và từ đó được sanh lên thiên giới. Bạch Thế Tôn, lại nữa Thế Tôn đã chứng quả Bồ-đề ở Magadha. Thế Tôn đã chứng quả Bồ đề ở Magadha, thời sao Ngài không nói về sự từ trần và mệnh chung của các tín đồ ở Magadha. Nếu Thế Tôn không nói gì về sự từ trần và mệnh chung của các tín đồ ở Magadha, thời các vị này sẽ đau buồn, và nếu các vị này đau buồn thời sao Thế Tôn có thể không thể trả lời được!
Tôn giả Ananda, vì các tín đồ ở Magadha, sau khi đã trình lên trước Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, từ tạ ra đi.
- Sau khi tôn giả Ananda đi ra không bao lâu, Thế Tôn liền đắp y vào buổi sáng, tay cầm y bát, đi vào Nàdikà để khất thực. Khi khất thực ở Nàdikà xong, sau buổi ăn, khi đi khất thực về và rửa chân, Ngài vào ngôi nhà bằng gạch, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn, suy nghĩ, tư duy chú lực toàn tâm suy tưởng đến các tín đồ ở Magadha: “Ta sẽ tìm ra chỗ thọ sanh của họ, vận mạng của họ. Các Hiền nhân này thọ sanh ở đâu, vận mạng như thế nào?” Thế Tôn thấy được chỗ thọ sanh và vận mạng của các Hiền nhân tín đồ ở xứ Magadha này. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, sau khi tịnh niệm, bước ra khỏi ngôi nhà bằng gạch, rồi ngồi trên chỗ đã soạn sẵn, dưới bóng ngôi nhà.
- Rồi Tôn giả Ananda đến tại chỗ Thế Tôn ở, lúc đến xong, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, Thế Tôn ngó thật là an tịnh; diện sắc của Thế Tôn như là sáng chói nhờ các căn thật sự thanh tịnh. Bạch Thế Tôn Thế Tôn hôm nay an trú có được hoan hỷ không?
- – Này Ananda, sau khi Ngươi, vì các tín đồ ở Magadha đã nói trước mặt Ta như vậy và đứng dậy ra về, Ta đi khất thực ở Nàdikà xong, sau bữa ăn, khi đi khất thực về và rửa chân, Ta vào ngôi nhà bằng gạch, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn, suy nghĩ tư duy, chú lực toàn tâm suy tưởng đến các tín đồ ở Magadha: “Ta sẽ tìm ra chỗ thọ sanh của họ, vận mạng của họ. Các vị Hiền nhân này thọ sanh ở đâu, vận mạng như thế nào?” Rồi Ta thấy được chỗ thọ sanh và vận mạng của các Hiền nhân tín đồ ở xứ Magadha này. Này Ananda, lúc bấy giờ một vị Dạ-xoa (Yakkha) ẩn mình lớn tiếng nói rằng: “Bạch Thế Tôn, con tên là Janavasabha[1]. Bạch Thiện Thệ, con là Janavasabha”. Này Ananda, Ngươi từ trước đã từng được nghe ai tên là Janavasabha (Xà-ni-sa) chưa?
– Bạch Thế Tôn, còn từ trước chưa từng được nghe ai tên Janavasabha. Bạch Thế Tôn, khi con nghe tên Janavasabha, con có cảm giác râu tóc bị dựng ngược, Bạch Thế Tôn, con tự nghĩ: “Vị Dạ-xoa này không phải là hạng tầm thường, vì đã mang tên Janavasabha”.
- – Này Ananda, khi những lời ấy được nói xong, vị Dạ-xoa ấy hiện ra trước mặt Ta, nhan sắc thật phi thường và lần thứ hai, vị ấy nói:
“- Bạch Thế Tôn, con là Bimbisàra! Bạch Thế Tôn, con là Bimbisàra! Bạch Thế Tôn, nay là lần thứ bảy con được sanh vào giòng họ vua Vessavana (Tỳ-sa-môn Thiên vương). Con chết đi trong địa vị làm vua ở nhơn gian, nay được sanh trên thiên giới, làm bậc phi nhân.
Từ đây đến bảy lần
Từ kia đến bảy lần
Mười bốn lần tái sanh.
Như vậy con biết được,
Ðời quá khứ của con.
Bạch Thế Tôn, từ lâu con không còn đọa lạc vào ác thú vì con đã hiểu được ác thú, và nay con muốn trở thành bậc Nhất lai[2].
“- Thật hy hữu thay, Hiền giả Dạ-xoa Janavasabha! Thật kỳ diệu thay, Hiền giả Dạ-xoa Janavasabha đã nói với ta: ‘Bạch Thế Tôn, từ lâu con không còn đọa lạc vào ác thú vì con đã hiểu được ác thú, và nay con muốn trở thành bậc Nhất lai.’ Do nguyên nhân gì, Hiền giả Dạ-xoa Janavasabha tự biết mình đã đạt được địa vị cao thượng, thù thắng như vậy?”
11- “Bạch Thế Tôn, không gì khác ngoài giáo lý của Ngài! Từ khi con nhất hướng quy y và tín ngưỡng Thế Tôn, từ khi ấy con không còn đọa lạc vào ác thú, vì con đã hiểu được ác thú, và nay con muốn trở thành bậc Nhất lai. Bạch Thế Tôn, con được vua Vessavana (Tỳ-sa-môn Thiên vương) nhờ con đi đến vua Virùlhaka (Tăng Trưởng Thiên vương) có chút công việc, giữa đường con thấy Thế Tôn vào ngôi nhà bằng gạch suy nghĩ tư duy, chú lực toàn tâm suy tưởng đến các tín đồ ở Magadha: “Ta sẽ tìm ra chỗ thọ sanh của họ, vận mạng của họ. Các Hiền nhân này thọ sanh ở đâu, vận mạng thế nào? “Bạch Thế Tôn! Không thể kỳ diệu sao được khi con đối mặt tự thân nghe từ miệng vua Vessavana nói với hội chúng của mình, các Hiền nhân này thọ sanh ở đâu, vận mệnh như thế nào? Bạch Thế Tôn! Ta sẽ đề cập vấn đề với Thế Tôn!” Bạch Thế Tôn, đó là hai nguyên nhân khiến con đến yết kiến Thế Tôn!
- “Bạch Thế Tôn, trong những ngày xưa, những ngày xa xưa, nhân đêm trăng rằm Bố-tát (Uposatha) trong tháng nhập an cư mùa mưa, toàn thể chư Thiên ở cõi Tàvatimsà (Tam thập tam thiên) ngồi họp hội[3] tại Thiện Pháp đường (Sudhamma). Xung quanh có Ðại Thiên chúng ngồi khắp mọi phía, tại bốn phương hướng có bốn vị đại vương ngồi. Ðại vương Dhatarattha (Trì Quốc Thiên vương) vua ở phương Ðông, ngồi xây mặt hướng Tây, trước mặt Thiên chúng. Ðại vương Virùlhaka (Tăng Trưởng Thiên vương), vua ở phương Nam ngồi xây mặt hướng Bắc, trước mặt Thiên chúng. Ðại vương Virùpakkha (Quảng Mục Thiên vương) vua ở phương Tây, ngồi xây mặt hướng Ðông, trước mặt Thiên chúng. Ðại vương Vessavana (Tỳ-sa-môn Thiên vương), vua ở phương Bắc, ngồi xây mặt hướng Nam, trước mặt Thiên chúng. Bạch Thế Tôn, khi nào toàn thể chư Thiên ở cõi Tam thập tam thiên ngồi hội họp tại Thiện Pháp đường xung quanh có Ðại thiên chúng ngồi khắp mọi phía, và tại bốn phương hướng có bốn vị đại vương ngồi, như vậy là thứ tự chỗ ngồi của những vị này, rồi đến chỗ ngồi của chúng con. Bạch Thế Tôn, chư Thiên nào trước sống Phạm hạnh theo Thế Tôn và nay nếu sanh lên cõi Tam thập tam thiên, những vị này thắng xa chư Thiên khác về thân sắc và danh tiếng. Bạch Thế Tôn chư Thiên ở Tam thập tam thiên hoan hỷ, tín thọ, hỷ lạc sanh: “Thiên giới thật sự được tăng thịnh, còn A-tu-la giới bị hoại diệt”.
- “Bạch Thế Tôn, lúc bấy giờ Thiện chủ Ðế thích (Sakka Inda) thấy chư thiên ở Tam thập tam thiên hoan hỷ, liền tùy hỷ nói lên bài kệ như sau:
Chư Tam thập tam thiên,
Cùng Ðế-thích hoan hỷ,
Ðảnh lễ bậc Như Lai,
Cùng Chánh pháp vi diệu.
Thấy Thiên chúng tân sanh,
Quang sắc thật thù thắng,
Các vị sống Phạm hạnh,
Nay sanh tại cõi này.
Họ thắng về quang sắc,
Thọ mạng và danh xưng,
Ðệ tử bậc Ðại Tuệ,
Thù thắng sanh cõi này.
Chư Tam thập tam thiên,
Cùng Ðế-thích hoan hỷ,
Ðảnh lễ bậc Như Lai,
Cùng Chánh pháp vi diệu.
“Bạch Thế Tôn, chư Thiên ở Tam thập tam thiên lại càng hoan hỷ, tín thọ, hỷ lạc sanh hơn nữa và nói: “Thiện giới thật sự được tăng thịnh, còn A-tu-la giới bị hoại diệt”.
- “Bạch Thế Tôn, rồi với mục đích gì chư Thiên ở Tam thập tam thiên ngồi hội họp tại Thiện Pháp đường, các vị này suy tư thảo luận về mục đích ấy. Và tùy thuộc về mục đích ấy, bốn vị đại vương được thuyết giảng. Theo mục đích ấy, bốn vị đại vương được khuyến giáo, bốn vị này đều đứng một bên chỗ ngồi của mình.
Các đại vương chấp nhận
Lời giảng dạy khuyến giáo.
Thanh thoát và an tịnh,
Ðứng bên chỗ mình ngồi.
- “Bạch Thế Tôn, rồi từ phương Bắc, một ánh sáng vi diệu khởi lên, một hào quang hiện ra, thắng xa oai lực của chư Thiên. Bạch Thế Tôn rồi Thiên chủ Sakka nói với chư Thiên ở Tam thập tam thiên: “Này các Thiện hữu, theo các hiện tượng được thấy, ánh sáng khởi lên, hào quang hiện ra như vậy báo hiệu Phạm thiên sẽ xuất hiện. Vì hiện tượng báo hiệu Phạm thiên xuất hiện là ánh sáng khởi lên và hào quang hiện ra”.
Theo hiện tượng được thấy,
Phạm thiên sẽ xuất hiện.
Hiện tượng đấng Phạm thiên,
Là hào quang vi diệu.
- “Bạch Thế Tôn, rồi chư Thiên ở Tam thập tam thiên ngồi xuống trên ghế của mình và nói: “Chúng tôi sẽ tìm hiểu hậu quả của hào quang này là thế nào sau khi được biết, chúng tôi sẽ đi gặp vị ấy”.
“Cũng vậy, bốn vị đại vương ngồi xuống trên ghế ngồi của mình và nói: “Chúng ta sẽ tìm hiểu hậu quả của hào quang này là thế nào sau khi được biết, chúng tôi sẽ đi gặp vị ấy”. Sau khi nghe vậy, chư Thiên ở Tam thập tam thiên đều đồng một lòng một ý: “Chúng ta sẽ tìm hiểu hậu quả của hào quang này là thế nào, sau khi được biết, chúng ta sẽ đi gặp vị ấy”.
- “Bạch Thế Tôn, khi Phạm thiên Sanamkumãra (Thường Ðồng hình Phạm thiên) xuất hiện trước chư Thiên ở Tam thập tam thiên, ngài xuất hiện với một hóa tướng thô xấu[4]. Bạch Thế Tôn, vì khi Phạm thiên tự nhiên hiện hóa, sắc tướng không đủ thù thắng để chư Thiên ở Tam thập tam thiên khâm phục. Bạch Thế Tôn, khi Phạm thiên Sanaṅkumāra xuất hiện trước chư Thiên ở Tam thập tam thiên, vị này thắng xa chư Thiên khác về sắc tướng và danh xưng. Bạch Thế Tôn, như một hình tượng bằng vàng chói sáng hơn thân hình con người, cũng vậy, bạch Thế Tôn, khi Phạm thiên Sanaṅkumāra xuất hiện trước chư Thiên ở Tam thập tham thiên, vị này thắng xa chư Thiên khác về sắc tướng và danh xưng. Bạch Thế Tôn, như một hình tượng bằng vàng chói sáng hơn thân hình con người, cũng vậy bạch Thế Tôn, khi Phạm thiên Sanaṅkumāra hiện ra trước chư Thiên ở Tam thập tam thiên, vị này thắng xa chư Thiên khác về sắc tướng và danh xưng. Bạch Thế Tôn, khi Phạm thiên Sanaṅkumāra xuất hiện trước chư Thiên ở Tam thập tam thiên, không một vị Thiên nào trong chúng này đảnh lễ, đứng dậy hoặc mời vị Phạm thiên ngồi. Tất cả đều yên lặng, chấp tay, không ngồi trên chỗ ngồi của mình và nghĩ: “Này, nếu Phạm thiên Sanaṅkumāra muốn gì với vị Thiên nào, thời hãy ngồi trên chỗ ngồi của vị Thiên ấy”. Bạch Thế Tôn, Phạm thiên Sanaṅkumāra ngồi trên chỗ ngồi của vị Thiên nào, vị Thiên ấy sẽ vô cùng sảng khoái, sẽ vô cùng hoan hỷ. Bạch Thế Tôn, như vị vua Sát-đế-lỵ vừa mới làm lễ quán đảnh và lên vương vị, vị ấy sẽ vô cùng sảng khoái, vô cùng hoan hỷ. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, Phạm thiên Sanaṅkumāra (Thường Ðồng hình Phạm thiên) ngồi trên chỗ ngồi của vị Thiên nào, vị Thiên ấy sẽ vô cùng sảng khoái, sẽ vô cùng hoan hỷ.
- “Bạch Thế Tôn, Phạm thiên Sanaṅkumāra xuất hiện với hình tượng thô xấu, hiện thành một đồng tử tên là Pancasikha (Ngũ Kế) trước mặt chư Thiên ở Tam thập tam thiên. Bay bổng lên trời, vị này ngồi kiết-già giữa hư không. Bạch Thế Tôn, như một vị lực sĩ ngồi kiết-già trên một chỗ ngồi được trải bằng phẳng hay trên một mặt đất thăng bằng, cũng vậy bạch Thế Tôn, Phạm thiên Sanaṅkumāra bay bổng trên trời, ngồi kiết-già trên hư không, thấy được sự an tịnh của chư Thiên ở Tam thập tam thiên liền nói lên sự hoan hỷ của mình bằng bài kệ sau đây:
Chư Tam thập tam thiên
Cùng Ðế-thích hoan hỷ,
Ðảnh lễ bậc Như Lai,
Cùng Chánh pháp vi diệu.
Thấy Thiên chúng tân sanh
Quang sắc thật thù thắng,
Các vị sống Phạm hạnh
Hay sanh tại cõi này.
Chúng thắng về quang sắc
Thọ mạng và danh xưng,
Ðệ tử bậc Ðại Tuệ,
Thù thắng sanh cõi này.
Chư Tam thập tam thiên
Cùng Ðế-thích hoan hỷ,
Ðảnh lễ bậc Như Lai
Cùng Chánh pháp vi diệu.
- “Bạch Thế Tôn, đó là nội dung lời nói của Phạm thiên Sanaṅkumāra. Bạch Thế Tôn, tiếng nói của Phạm thiên Sanaṅkumāra có tám đặc điểm sau đây: lưu loát, dễ hiểu, dịu ngọt, nghe rõ ràng, sung mãn, phân minh, thâm sâu và vang động. Bạch Thế Tôn, khi Phạm thiên Sanaṅkumāra giải thích cho hội chúng với tiếng nói của mình, tiếng nói không vượt ra khỏi đại chúng. Bạch Thế Tôn, một tiếng nói có tám đặc điểm như vậy gọi là Phạm âm.
- “Bạch Thế Tôn, Phạm thiên Sanaṅkumāra, tự hiện hóa ba mươi hóa thân, mỗi thân ngồi kiết già trên mỗi chỗ ngồi của chư Thiên ở Tam thập tam thiên và nói với chư Thiên, này như sau[5]:
“- Này Chư Thiện hữu ở Tam thập tam thiên, Quý vị nghĩ thế nào? Thế Tôn phục vụ cho hạnh phúc chúng sanh, an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Chư Thiện hữu, những ai quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng và giữ trọn giới luật, những vị này khi thân hoại mệnh chung, một số được sanh lên Thiên chúng Parinimiitta – Vasavati (Tha Hóa Tự tại thiên), một số được sanh lên Thiên chúng Nimmànaratì (Hóa Lạc thiên); một số được sanh lên Thiên chúng Tusità (Ðâu-suất thiên), một số được sanh lên Thiên chúng Yàmà (Dạ-ma-thiên), một số được sanh lên Thiên chúng Tà-vatimsà (Tam thập tam thiên), một số được sanh lên Thiên chúng Catumàràjikà (Tứ Thiên vương thiên), những ai phải điền vào cho đủ số hạ phẩm nhất được sanh vào chúng Gandhabba (Càn-thát-bà).
- “Bạch Thế Tôn, đó là nội dung câu chuyện của Phạm thiên Sanaṅkumāra. Bạch Thế Tôn, giọng nói của Phạm thiên Sanaṅkumāra về vấn đề này được nói một cách khiến mỗi vị Thiên nghĩ rằng: “Vị ngồi trên chỗ ngồi của ta, chỉ vị ấy nói mà thôi”.
Chỉ một Phạm thiên nói,
Mọi hóa thân đều nói,
Chỉ một vị im lặng,
Tất cả đều im lặng.
Chư Tam thập tam thiên,
Cùng Ðế-thích nghĩ rằng:
Chỉ vị ngồi chỗ ta,
Chỉ vị ấy riêng nói.
- “Bạch Thế Tôn, Phạm thiên Sanaṅkumāra thâu nhiếp tất cả thân thành một thân, sau khi thâu nhiếp, liền ngồi trên chỗ ngồi của Thiên chủ Sakka và nói với Thiên chúng ở Tam thập tam thiên:
“- Chư Thiện hữu ở Tam thập tam thiên, Quý vị nghĩ thế nào? Bốn pháp thần túc đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, khéo léo giải thích để thần thông được sung mãn, để thần thông được thuần thục, để thần thông được thi thiết. Thế nào là bốn? Ở đây, vị Tỷ-kheo tu tập thần túc, câu hữu dục, thiền định tinh cần hành… tinh tấn thiền định… tâm thiền định… tu tập thần túc, câu hữu với tư duy thiền định, tinh cần hành. Bốn pháp thần túc này đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác khéo léo giải thích để thần thông được sung mãn, để thần thông được thuần thục, để thần thông được thi thiết. Này các Thiện hữu, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong quá khứ đã thưởng thức thần túc thông dưới một hay nhiều hình thức, tất cả đều tu tập và phát triển thần túc này. Này các Thiện hữu, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong tương lai sẽ thưởng thức thần túc thông dưới một hay nhiều hình thức, tất cả đều sẽ tu tập và phát triển bốn pháp thần túc này. Này các Thiện hữu, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong hiện tại thưởng thức thần túc thông dưới một hay nhiều hình thức, tất cả đều tu tập và phát triển bốn pháp thần túc này. Này chư Thiện hữu ở Tam thập tam thiên, Quý vị có thấy ở nơi tôi thần lực như vậy không?
“- Có như vậy, Phạm thiên!
“- Chư Thiện hữu, tôi nhờ tu tập và phát triển bốn thần túc này mà nay thành tựu đại thần lực như vậy, đại uy đức như vậy.
- “Bạch Thế Tôn, đó là nội dung câu chuyện của Phạm thiên Sanaṅkumāra. Bạch Thế Tôn, sau khi nói xong, Phạm thiên Sanaṅkumāra nói với chư Thiên ở Tam thập tam thiên:
“- Chư Thiện hữu ở Tam thập tam thiên, quý vị nghĩ thế nào? Ba con đường tắt hướng đến an lạc đã được Thế Tôn bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác chứng ngộ. Thế nào là ba?
“Chư Thiện hữu, ở đây có người thân cận dục lạc, thân cận bất thiện pháp. Sau một thời gian, vị nào được nghe Thánh pháp, như lý tác ý, chứng đắc Chánh pháp và tùy pháp. Và khi nghe được Thánh pháp, như lý tác ý, chứng đắc Chánh pháp và tùy pháp vị này sống không thân cận dục lạc, không thân cận bất thiện pháp. Nhờ sống không thân cận dục lạc, không thân cận bất thiện pháp, an lạc khởi lên, và hơn cả an lạc, hoan hỷ khởi lên. Chư Thiện hữu, như từ thoải mái, hỷ duyệt sanh, cũng vậy, Chư thiện hữu nhờ sống không thân cận dục lạc, không thân cận bất thiện pháp, an lạc khởi lên, và hơn cả an lạc, hoan hỷ khởi lên. Chư Thiện hữu, đó là con đường tắt thứ nhất hướng đến an lạc đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác chứng ngộ.
- “Chư Thiện hữu, lại nữa ở đây có người thân hành thô lậu, chưa được an tịnh, khẩu hành thô lậu… ý hành thô lậu chưa được an tịnh, sau một thời gian vị này được nghe Thánh pháp, như lý tác ý, chứng đắc Chánh pháp và tùy pháp. Sau khi được nghe Thánh pháp, thân hành thô lậu của vị này được an tịnh, khẩu hành thô lậu của vị này… ý hành thô lậu của vị này được an tịnh, khẩu hành… ý hành thô lậu của vị này được an tịnh, an lạc khởi lên, và hơn cả an lạc, hoan hỷ khởi lên. Chư Thiện hữu, nhờ từ thoải mái, hỷ duyệt sanh, cũng vậy chư Thiện hữu, nhờ thân hành thô lậu của vị này được an tịnh, khẩu hành… ý hành thô lậu của vị này được an tịnh, an lạc khởi lên, và hơn cả an lạc, hoan hỷ khởi lên. Chư Thiện hữu, đó là con đường tắt thứ hai hướng đến an lạc đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác chứng ngộ.
- “Chư Thiện hữu, lại nữa ở đây có người không như thật biết: “Ðây là thiện”, không như thật biết: “Ðây là bất thiện”, không như thật biết: “Ðây là có tội”, “Ðây là không tội”, “đây là hạ liệt”, “đây là cao thượng”, “đây là đen trắng đồng đều”. Sau một thời gian, vị này được nghe Thánh pháp, như lý tác ý, chứng đắc Chánh pháp và tùy pháp. Sau khi được nghe Thánh pháp, như lý tác ý, chứng đắc Chánh pháp và tùy pháp, vị này như thật biết: “Ðây là thiện”, như thật biết: “Ðây là bất thiện”, như thật biết: “Ðây là có tội”, “đây là không tội”, “đây cần phải thuận theo”, “đây cần phải né tránh”, “đây là hạ liệt”, “đây là cao thượng”, “đây là đen trắng đồng đều”. Nhờ biết như vậy, nhờ thấy như vậy, vô minh của vị này được trừ diệt, minh được sanh khởi. Vị này nhờ vô minh được trừ diệt và minh sanh khởi, an lạc khởi lên, và hơn cả an lạc, hoan hỷ khởi lên. Chư Thiện hữu, đó là con đường tắt thứ ba hướng đến an lạc, đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác chứng ngộ.
“Chư Thiện hữu, đó là ba con đường tắt hướng đến an lạc đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác chứng ngộ.
- “Bạch Thế Tôn, đó là nội dung câu chuyện Phạm thiên Sanaṅkumāra. Bạch Thế Tôn, sau khi nói xong, Phạm thiên Sanaṅkumāra nói với chư Thiên ở Tam thập tam thiên:
“- Chư Thiện hữu ở Tam thập tam thiên, Quý vị nghĩ thế nào? Bốn Niệm xứ hướng đến chơn thiện đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác chứng ngộ. Thế nào là bốn? Chư Thiện hữu, ở đây vị Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Nhờ sống quán thân trên nội thân vị này được chánh định và chánh an tịnh. Nhờ tâm chánh định và chánh an tịnh ở nơi đây, tri kiến được sanh khởi đối với các thân khác ngoài tự thân. Vị Tỷ-kheo sống quán các cảm thọ từ nội thân… quán tâm… quán pháp đối với các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Nhờ sống quán pháp đối với các pháp, tâm được chánh định và chánh an tịnh. Nhờ tâm chánh định và chánh an tịnh ở nơi đây, tri kiến được sanh khởi, đối với các pháp khác.
“Chư Thiện hữu, bốn Niệm xứ này hướng đến chơn thiện đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác chứng ngộ”.
- “Bạch Thế Tôn, đó là nội dung câu chuyện của Phạm thiên Sanaṅkumāra. Bạch Thế Tôn, sau khi nói xong, Phạm thiên Sanaṅkumāra nói với chư Thiên ở Tam thập tam thiên:
“- Chư Thiện hữu ở Tam thập tam thiên, Quý vị nghĩ thế nào về bảy pháp Ðịnh tư lương (Samàdhi-parikkhàrà) để tu hành chánh định, để kiện toàn thiền định, đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác chứng ngộ? Thế nào là bảy? Như chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm. Chư Thiện hữu, nhứt cảnh tánh của tâm do bảy chi này sửa soạn, được gọi là thánh chánh định cùng với các y chỉ và dùng với các tư lương. Chư Thiện hữu, chánh tư duy vừa đủ để chánh tri kiến sanh khởi, chánh ngữ vừa đủ để chánh tư duy sanh khởi, chánh nghiệp vừa đủ để chánh ngữ sanh khởi, chánh mạng vừa đủ để chánh nghiệp sanh khởi, chánh tinh tấn vừa đủ để chánh mạng sanh khởi, chánh niệm vừa đủ để chánh tinh tấn sanh khởi, chánh định vừa đủ để chánh niệm sanh khởi, chánh trí vừa đủ để chánh định sanh khởi, chánh giải thoát vừa đủ để chánh trí sanh khởi.
“Chư Thiện hữu, nếu có người nói lời chánh ngữ sau đây: “Chánh pháp đã được Thế Tôn khéo léo thuyết giảng, pháp ấy có kết quả ngay trong hiện tại, vượt ngoài thời gian, đến để mà thấy, hướng dẫn đến đích, được những người có trí tự mình giác hiểu, cửa bất tử được rộng mở”. Nói như vậy là chánh ngữ. Chư Thiện hữu, vì chánh pháp thật sự đã được Thế Tôn khéo léo thuyết giảng, pháp ấy có kết quả ngay trong hiện tại, vượt ngoài thời gian, đến để mà thấy, hướng dẫn đến đích, được những người có trí tự mình giác hiểu, cửa bất tử được rộng mở.
“Chư Thiện hữu, những ai tin tưởng Phật không có thối chuyển, tin tưởng Pháp không có thối chuyển, tin tưởng Tăng không có thối chuyển, đầy đủ giới hạnh khiến bậc Thánh hoan hỷ, tất cả những vị được hóa sanh được Chánh pháp hướng dẫn, hơn hai trăm bốn mươi vạn vị cư sĩ ở Magadha đã từ trần mệnh chung, những vị này đều diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, không còn đọa vào ác thú, chắc chắn đạt đến chánh giác. Lại có những vị Nhất lai:
Với hạng chúng sanh này
Ước lượng phần công đức.
Không thể ước lượng được
Sợ phạm tội vọng ngữ.
- “Bạch Thế Tôn, đó là nội dung câu chuyện của Phạm thiên Sanaṅkumāra. Bạch Thế Tôn, được biết nội dung câu chuyện của Phạm thiên Sanaṅkumāra, đại vương Vessavana khởi lên suy tư sau đây: “Chư Thiện hữu, thật là kỳ diệu! Chư Thiện hữu, thật là hy hữu, được có một Ðại sư thù thắng như vậy, một pháp thoại thù thắng như vậy, được một con đường đặc biệt như vậy”.
“Bạch Thế Tôn, Phạm thiên Sanaṅkumāra tự tâm mình biết được tâm trí của đại vương Vessavana như vậy, liền thưa với đại vương:
“- Ðại vương Vessavana nghĩ như thế nào? Trong thời quá khứ đã có một Ðại sư thù thắng như vậy, một pháp thoại thù thắng như vậy, đã được trình bày một con đường đặc biệt như vậy… Trong thời gian tương lai, sẽ có một Ðại sư thù thắng như vậy, một pháp thoại thù thắng như vậy, sẽ được trình bày một con đường đặc biệt như vậy”.
- Ðó là nội dung câu chuyện của Phạm thiên Sanaṅkumāra nói với chư Thiên ở Tam thập tam thiên. Ðại vương Vessavana sau khi tự thân nghe, tự thân chấp nhận câu chuyện của Phạm thiên Sanaṅkumāra nói với chư Thiên ở Tam thập tam thiên, liền nói với chúng của mình. Dạ-xoa Janavasabha sau khi tự thân nghe, tự thân chấp nhận câu chuyện của đại vương Vessavana nói với hội chúng, liền bạch lại với Thế Tôn. Thế Tôn sau khi tự thân nghe, tự thân chấp nhận câu chuyện của Dạ-xoa Janavasabha, và sau khi tự mình chứng tri liền nói lại cho tôn giả Ananda. Tôn giả Ananda sau khi tự thân nghe, tự thân chấp nhận câu chuyện của Thế Tôn liền nói lại cho chúng Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ và nữ cư sĩ. Phạm hạnh này được hưng thịnh, được quảng bá, được truyền rộng cho đại chúng càng ngày càng đông, vì được khéo léo trình bày cho loài Người.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Chú giải
↥1 | Janavasabha: nhân kiệt (nhân vật kiệt xuất) Jana: thiên hạ, đám đông, con người usabha, osabha, avasabha: con bò chúa, con bò đầu đàn, kiệt xuất, xuất chúng, quán thế, cái thếTham khảo tại đây |
---|---|
↥2 | Tha thiết ở đây có nghĩa là tha thiết trong sự tu tập khi mỗi ngày hành giả đều có niềm tin rằng hôm nay mình sẽ chứng đạo (ajjeva ajjeva paṭivijjhissāmi: hôm nay ta sẽ chứng đạo) Chú giải: āsā ca pana me santiṭṭhatīti imināhaṃ sotāpannoti na suttappamattova hutvā kālaṃ vītināmesiṃ. sakadāgāmimaggatthāya pana me vipassanā āraddhā. ajjeva ajjeva paṭivijjhissāmīti evaṃ saussāho viharāmīti dasseti. Tham khảo tại đây |
↥3 | Trong thời kỳ có Phật ra đời, chư thiên Đao Lợi có 4 trường hợp tụ hội: Vassūpanāyikasaṅgahattha: trước mùa an cư của chư tăng Pavāraṇāsaṅgahattha: ngày ra hạ của chư tăng (ngày tự tứ – pavāraṇā từ động từ pavāreti là yêu cầu) Dhammasavanattha: tụ hội mỗi tháng để nghe vị nào đó thuyết pháp Pāricchattakakīḷānubhavanattha: để cùng nhau vui chơi dưới gốc cây PāricchattakaChú giải: sannipatitāti kasmā sannipatitā? te kira catūhi kāraṇehi sannipatanti. vassūpanāyikasaṅgahatthaṃ, pavāraṇāsaṅgahatthaṃ, dhammasavanatthaṃ, pāricchattakakīḷānubhavanatthanti. tattha sve vassūpanāyikāti āsāḷhīpuṇṇamāya dvīsu devalokesu devā sudhammāya devasabhāya sannipatitvā mantenti asukavihāre eko bhikkhu vassūpagato, asukavihāre dve tayo cattāro pañca dasa vīsati tiṃsaṃ cattālīsaṃ paññāsaṃ sataṃ sahassaṃ bhikkhū vassūpagatā, etthettha ṭhāne ayyānaṃ ārakkhaṃ susaṃvihitaṃ karothāti evaṃ vassūpanāyikasaṅgaho kato hoti. ♦ tadāpi eteneva kāraṇena sannipatitā. |
↥4 | Chư thiên cõi thấp không thể thấy được chư thiên cõi cao, Dục thiên không thể nhìn thấy Phạm thiên, nên chư thiên cõi cao phải hóa hiện sắc thân thô hơn để chư thiên cõi thấp có thể nhìn thấy. Chú giải: heṭṭhā heṭṭhā hi devatā uparūpari devānaṃ oḷārikaṃ katvā māpitameva attabhāvaṃ passituṃ sakkonti Tham khảo tại đây |
↥5 | Bài thuyết pháp của phạm thiên Sanaṅkumāra có nội dung như sau: 1/ xác định rằng Thế Tôn đã giúp nhiều người sinh thiên , thấp nhất cũng là càn thát bà(Gandhabba). Càn thát bà gồm nhiều hạng, sở thích là chìm đắm trong âm thanh và mùi hương, họ là những nhạc sĩ thiên giới, thích mùi hương của các thứ hoa trái, củ rễ thực vật và sống trong đó. 2/ bốn thần túc Iddhipāda (iddhi: ý muốn, thần thông; pāda: nền tảng, cơ sở), những nhân tố tối cần để hoàn thành đạo nghiệp (đạo nghiệp ở đây là thiền định, đạo quả và cả pháp học, pháp hành và các thiện pháp) a/ chanda: (dục)sự tha thiết (trong thiện pháp) b/ vīriya: (cần)sự nỗ lực đúng mức (trong thiện pháp) c/ Citta: (tâm) phải có dụng tâm đúng mức. Citta theo A tỳ đàm là tất cả tâm thiện hiệp thế và siêu thế. d/ vīmaṃsa (thẩm) phải có trí tuệ đúng mức 3/ ba con đường tu chứng (okāsādhigama) 3.1/ nhờ nghe pháp mà không tiếp tục hưởng dục sống ác (chỉ cho trình độ sơ thiền). Nhờ ly dục nên cũng vô sân, không còn cảm giác bất mãn thứ gì ở đời. Ở sơ thiền không còn dục nhưng còn hỷ lạc và hơi thở 3.2/ nhờ nghe pháp mà đời sống chuyển hoá từ thô sang tế, mà đi xa hơn trong thiền định ( ám chỉ cho tất cả tầng thiền từ nhị thiền đến phi tưởng phi phi tưởng) Đời sống chúng sanh nằm trong 3 hành: Thân hành là hơi thở ra vào, khẩu hành là hai tâm sở Tầm và tứ, ý hành là hai tâm sở Thọ và Tưởng. Người chứng nhị thiền (theo cách tính kinh tạng)thì không còn khẩu hành, người chứng tứ thiền thì không còn thân hành, tức không còn hơi thở nữa (Đây cũng là lý do các vị thánh có thiền luôn viên tịch ngay sau khi ra khỏi tứ thiền). ở tứ thiền thì không còn hỷ lạc, chỉ còn xả. Ý hành sẽ chấm dứt khi vị thánh nhập thiền diệt thọ tưởng định. Khi không còn tâm nữa thì cũng không còn thọ tưởng. (là hai khía cạnh nổi bật của tâm thức). Thọ là cảm giác, tưởng (saññā) là cái biết phản xạ theo kinh nghiệm 3.3/ nhờ nghe pháp mà biết phân biệt thiện ác, biết rõ tham sân si là bất thiện so với tín tấn niệm định tuệ, biết rõ thiện dục giới (thứ tâm tu thập thiện) là thấp kém so với tâm thiền sắc giới, biết rõ tâm thiền sắc giới là thấp kém so với thiền vô sắc, biết rõ thiền hiệp thế là thấp kém so với trí sơ đạo tu đà hườn, biết rõ trí hữu học là thấp kém so với quả vị a la hán/ biết rõ phi phúc hành là kém hơn phúc hành, biết rõ phúc hành là kém hơn bất động hành, biết rõ bất động hành là tội lỗi so với thánh trí , thánh trí hữu học cũng còn chút lỗi lầm so với thánh trí vô học la hán. Còn nhiều cách giải thích khác theo sớ giải như: cách 1 là sơ thiền, cách 2 là tứ thiền, cách 3 là thánh đạo; câu 1 ám chỉ giới học, câu 2 định học, câu 3 tuệ học; câu 1 ám chỉ cho sơ thiền, câu 2 ám chỉ cho các tầng thiền từ nhị thiền đến phi tưởng phi phi tưởng, câu 3 ám chỉ cho quả vị alahán, câu 1 ám chỉ nội dung tạng luật, câu 2 ám chỉ nội dung tạng kinh, câu 3 ám chỉ nội dung tạng A tỳ đàm. Tương truyền rằng có một thời gian dài sau khi Đức Phật viên tịch, rất đông các vị trưởng lão tôn túc vào mỗi mùa an cư đem bài kinh này ra tụng đọc và đàm luận với nhau vì bài kinh này tuy ngắn nhưng mang toàn bộ nội dung Phật pháp, dễ hiểu, dễ nhớ nhất. (pubbe kira mahātherā vassūpanāyikāya imameva suttaṃ paṭṭhapenti. kiṃ kāraṇā? tīṇi piṭakāni vibhajitvā kathetuṃ labhissāmāti. tepiṭakena hi samodhānetvā kathentassa dukkathitanti na sakkā vattuṃ. tepiṭakaṃ bhajāpetvā kathitameva idaṃ suttaṃ sukathitaṃ hotīti.) 4. tứ niệm xứ. _ Thân quán niệm xứ là lấy sắc uẩn làm đề tài quán chiếu _ Thọ quán niệm xứ là quán chiếu thọ uẩn qua thân tâm _ Tâm quán niệm xứ là quán chiếu hành uẩn, _ Pháp quán niệm xứ là quán chiếu cả 5 uẩn. Thân quán niệm xứ là chú ý 2 khía cạnh của sắc uẩn: bản chất và sinh hoạt của nó. Thọ quán niệm xứ là để ý xem cảm giác của thân tâm ra sao, dễ chịu hay khó chịu, nhìn để biết chúng có mặt và dần dần qua chúng hành giả thấy được tam tướng của chúng Tâm quán niệm xứ là nhìn tâm cao thấp (dục hay thiền/ thiện hay ác/ phàm hay thánh). Lúc đầu nhìn để biết chúng đang có mặt, sau đó để thấy ra tam tướng của chúng. Chưa chứng thánh thì sống trong niệm xứ để cầu chứng thánh. Chứng thánh rồi vẫn tiếp tục sống với sự quán chiếu 4 niệm xứ vì 2 lý do: bậc thánh không còn gì để làm ngoài việc quan sát danh sắc, hai là để bậc thánh thấp chứng được tầng thánh cao hơn. Gặp chuyện mà không thất niệm là thiền sinh thường xuyên chánh niệm là thiền sư luôn luôn chánh niệm là thánh nhân. 5/ bảy pháp Ðịnh tư lương (samādhiparikkhāra): 7 pháp hỗ trợ định học: Parikkhāra: dụng cụ, linh kiện, phụ tùng, thiết bị, hỗ trợ Mỗi chi đạo trong 8 chánh đạo luôn được hỗ trợ bằng các chi đạo còn lại, lúc đó những chi đạo hỗ trợ đuợc gọi là parikkhāra 6/ Kết thúc pháp thoại bằng 4 dự lưu phần: niềm tin tuyệt đối vào tam bảo và thành tựu giới hạnh tuyệt đối (không vì lý do nào mà vi phạm) thì được gọi là tu đà hườn. Thiên vương tỳ sa môn Vessavana đã kể lại cho dạ xoa Janavasabha và vị này dã kể hầu Phật tại ngôi nhà gạch. Phật kể lại cho ngài Ananda.Chú giải: ♦ 287. yāvasupaññattā cime tena bhagavatāti tena mayhaṃ satthārā bhagavatā yāva supaññattā yāva sukathitā. iddhipādāti ettha ijjhanaṭṭhena iddhi, patiṭṭhānaṭṭhena pādāti veditabbā. iddhipahutāyāti iddhipahonakatāya. iddhivisavitāyāti iddhivipajjanabhāvāya, punappunaṃ āsevanavasena ciṇṇavasitāyāti vuttaṃ hoti. iddhivikubbanatāyāti iddhivikubbanabhāvāya, nānappakārato katvā dassanatthāya. chandasamādhippadhānasaṅkhārasamannāgatantiādīsu chandahetuko chandādhiko vā samādhi chandasamādhi, kattukamyatāchandaṃ adhipatiṃ karitvā paṭiladdhasamādhissetaṃ adhivacanaṃ. padhānabhūtā saṅkhārā padhānasaṅkhārā. catukiccasādhakassa sammappadhānavīriyassetaṃ adhivacanaṃ. samannāgatanti chandasamādhinā ca padhānasaṅkhārena ca upetaṃ. iddhipādanti nipphattipariyāyena ijjhanaṭṭhena vā, ijjhanti etāya sattā iddhā vuddhā ukkaṃsagatā hontīti iminā vā pariyāyena iddhīti saṅkhyaṃ gatānaṃ abhiññācittasampayuttānaṃ chandasamādhipadhānasaṅkhārānaṃ adhiṭṭhānaṭṭhena pādabhūto sesacittacetasikarāsīti attho. vuttañhetaṃ — “iddhipādoti tathābhūtassa vedanākkhandho, saññākkhandho, saṅkhārakkhandho viññāṇakkhandho”ti (vibha. 434). iminā nayena sesesupi attho veditabbo. yatheva hi chandaṃ adhipatiṃ karitvā paṭiladdhasamādhi chandasamādhīti vutto, evaṃ vīriyaṃ, cittaṃ, vīmaṃsaṃ adhipatiṃ karitvā paṭiladdhasamādhi vīmaṃsāsamādhīti vuccati. apica upacārajjhānaṃ pādo, paṭhamajjhānaṃ iddhi. saupacāraṃ paṭhamajjhānaṃ pādo, dutiyajjhānaṃ iddhīti evaṃ pubbabhāge pādo, aparabhāge iddhīti evamettha attho veditabbo. vitthārena iddhipādakathā visuddhimagge ca vibhaṅgaṭṭhakathāya ca vuttā. ♦ keci pana “nipphannā iddhi. anipphanno iddhipādo”ti vadanti, tesaṃ vādamaddanatthāya abhidhamme uttaracūḷikavāro nāma ābhato — “cattāro iddhipādā chandiddhipādo, vīriyiddhipādo, cittiddhipādo, vīmaṃsiddhipādo. tattha katamo chandiddhipādo? idha bhikkhu yasmiṃ samaye lokuttaraṃ jhānaṃ bhāveti niyyānikaṃ apacayagāmiṃ diṭṭhigatānaṃ pahānāya paṭhamāya bhūmiyā pattiyā vivicceva kāmehi paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati dukkhāpaṭipadaṃ dandhābhiññaṃ. yo tasmiṃ samaye chando chandikatā kattukamyatā kusalo dhammacchando, ayaṃ vuccati chandiddhipādo, avasesā dhammā chandiddhipādasampayuttā”ti (vibha. 458). ime pana lokuttaravaseneva āgatā. tattha raṭṭhapālatthero chandaṃ dhuraṃ katvā lokuttaraṃ dhammaṃ nibbattesi. soṇatthero vīriyaṃ dhuraṃ katvā, sambhūtatthero cittaṃ dhuraṃ katvā, āyasmā mogharājā vīmaṃsaṃ dhuraṃ katvāti. ♦ tattha yathā catūsu amaccaputtesu ṭhānantaraṃ patthetvā rājānaṃ upanissāya viharantesu eko upaṭṭhāne chandajāto rañño ajjhāsayañca ruciñca ñatvā divā ca ratto ca upaṭṭhahanto rājānaṃ ārādhetvā ṭhānantaraṃ pāpuṇi. yathā so, evaṃ chandadhurena lokuttaradhammanibbattako veditabbo. ♦ eko pana — “divase divase upaṭṭhātuṃ ko sakkoti, uppanne kicce parakkamena ārādhessāmī”ti kupite paccante raññā pahito parakkamena sattumaddanaṃ katvā ṭhānantaraṃ pāpuṇi. yathā so, evaṃ vīriyadhurena lokuttaradhammanibbattako veditabbo. ♦ eko — “divase divase upaṭṭhānampi urena sattisarapaṭicchannampi bhāroyeva, mantabalena ārādhessāmī”ti khattavijjāya kataparicayattā mantasaṃvidhānena rājānaṃ ārādhetvā ṭhānantaraṃ pāpuṇāti. yathā so, evaṃ cittadhurena lokuttaradhammanibbattako veditabbo. ♦ aparo — “kiṃ imehi upaṭṭhānādīhi, rājāno nāma jātisampannassa ṭhānantaraṃ denti, tādisassa dento mayhaṃ dassatī”ti jātisampattimeva nissāya ṭhānantaraṃ pāpuṇi, yathā so, evaṃ suparisuddhaṃ vīmaṃsaṃ nissāya vīmaṃsadhurena lokuttaradhammanibbattako veditabbo. ♦ anekavihitanti anekavidhaṃ. iddhividhanti iddhikoṭṭhāsaṃ. ♦ 288. sukhassādhigamāyāti jhānasukhassa maggasukhassa phalasukhassa ca adhigamāya. saṃsaṭṭhoti sampayuttacitto. ariyadhammanti ariyena bhagavatā buddhena desitaṃ dhammaṃ. suṇātīti satthu sammukhā bhikkhubhikkhunīādīhi vā desiyamānaṃ suṇāti. yoniso manasikarotīti upāyato pathato kāraṇato ‘aniccan’tiādivasena manasi karoti. “yoniso manasikāro nāma upāyamanasikāro pathamanasikāro, anicce aniccanti dukkhe dukkhanti anattani anattāti asubhe asubhanti saccānulomikena vā cittassa āvaṭṭanā anvāvaṭṭanā ābhogo samannāhāro manasikāro, ayaṃ vuccati yonisomanasikāro”ti. evaṃ vutte yonisomanasikāre kammaṃ ārabhatīti attho. asaṃsaṭṭhoti vatthukāmehipi kilesakāmehipi asaṃsaṭṭho viharati. uppajjati sukhanti uppajjati paṭhamajjhānasukhaṃ. sukhā bhiyyo somanassanti samāpattito vuṭṭhitassa jhānasukhapaccayā aparāparaṃ somanassaṃ uppajjati. pamudāti tuṭṭhākārato dubbalapīti. pāmojjanti balavataraṃ pītisomanassaṃ. paṭhamo okāsādhigamoti paṭhamajjhānaṃ pañcanīvaraṇāni vikkhambhetvā attano okāsaṃ gahetvā tiṭṭhati, tasmā “paṭhamo okāsādhigamo”ti vuttaṃ. ♦ oḷārikāti ettha kāyavacīsaṅkhārā tāva oḷārikā hontu, cittasaṅkhārā kathaṃ oḷārikāti? appahīnattā. kāyasaṅkhārā hi catutthajjhānena pahīyanti, vacīsaṅkhārā dutiyajjhānena, cittasaṅkhārā nirodhasamāpattiyā. iti kāyavacīsaṅkhāresu pahīnesupi te tiṭṭhantiyevāti pahīne upādāya appahīnattā oḷārikā nāma jātā. sukhanti nirodhā vuṭṭhahantassa uppannaṃ catutthajjhānikaphalasamāpattisukhaṃ. sukhā bhiyyo somanassati phalasamāpattito vuṭṭhitassa aparāparaṃ somanassaṃ. dutiyo okāsādhigamoti catutthajjhānaṃ sukhaṃ dukkhaṃ vikkhambhetvā attano okāsaṃ gahetvā tiṭṭhati, tasmā “dutiyo okāsādhigamo”ti vuttaṃ. dutiyatatiyajjhānāni panettha catutthe gahite gahitāneva hontīti visuṃ na vuttānīti. ♦ idaṃ kusalantiādīsu kusalaṃ nāma dasakusalakammapathā. akusalanti dasākusalakammapathā. sāvajjadukādayopi etesaṃ vaseneva veditabbā. sabbañceva panetaṃ kaṇhañca sukkañca sappaṭibhāgañcāti kaṇhasukkasappaṭibhāgaṃ. nibbānameva hetaṃ appaṭibhāgaṃ. avijjā pahīyatīti vaṭṭapaṭicchādikā avijjā pahīyati. vijjā uppajjatīti arahattamaggavijjā uppajjati. sukhanti arahattamaggasukhañceva phalasukhañca. sukhā bhiyyo somanassanti phalasamāpattito vuṭṭhitassa aparāparaṃ somanassaṃ. tatiyo okāsādhigamoti arahattamaggo sabbakilese vikkhambhetvā attano okāsaṃ gahetvā tiṭṭhati, tasmā “tatiyo okāsādhigamo”ti vutto. sesamaggā pana tasmiṃ gahite antogadhā evāti visuṃ na vuttā. ♦ ime pana tayo okāsādhigamā aṭṭhatiṃsārammaṇavasena vitthāretvā kathetabbā. kathaṃ? sabbāni ārammaṇāni visuddhimagge vuttanayeneva upacāravasena ca appanāvasena ca vavatthapetvā catuvīsatiyā ṭhānesu paṭhamajjhānaṃ “paṭhamo okāsādhigamo”ti kathetabbaṃ. terasasu ṭhānesu dutiyatatiyajjhānāni, pannarasasu ṭhānesu catutthajjhānañca nirodhasamāpattiṃ pāpetvā “dutiyo okāsādhigamo”ti kathetabbaṃ. dasa upacārajjhānāni pana maggassa padaṭṭhānabhūtāni tatiyaṃ okāsādhigamaṃ bhajanti. apica tīsu sikkhāsu adhisīlasikkhā paṭhamaṃ okāsādhigamaṃ bhajati, adhicittasikkhā dutiyaṃ, adhipaññāsikkhā tatiyanti evaṃ sikkhāvasenapi kathetabbaṃ. sāmaññaphalepi cūḷasīlato yāva paṭhamajjhānā paṭhamo okāsādhigamo, dutiyajjhānato yāva nevasaññānāsaññāyatanā dutiyo, vipassanāto yāva arahattā tatiyo okāsādhigamoti evaṃ sāmaññaphalasuttantavasenapi kathetabbaṃ. tīsu pana piṭakesu vinayapiṭakaṃ paṭhamaṃ okāsādhigamaṃ bhajati, suttantapiṭakaṃ dutiyaṃ, abhidhammapiṭakaṃ tatiyanti evaṃ piṭakavasenapi kathetabbaṃ. ♦ pubbe kira mahātherā vassūpanāyikāya imameva suttaṃ paṭṭhapenti. kiṃ kāraṇā? tīṇi piṭakāni vibhajitvā kathetuṃ labhissāmāti. tepiṭakena hi samodhānetvā kathentassa dukkathitanti na sakkā vattuṃ. tepiṭakaṃ bhajāpetvā kathitameva idaṃ suttaṃ sukathitaṃ hotīti. ♦ 289. kusalassādhigamāyāti maggakusalassa ceva phalakusalassa ca adhigamatthāya. ubhayampi hetaṃ anavajjaṭṭhena khemaṭṭhena vā kusalameva. tattha sammāsamādhiyatīti tasmiṃ ajjhattakāye samāhito ekaggacitto hoti. bahiddhā parakāye ñāṇadassanaṃ abhinibbattetīti attano kāyato parassa kāyābhimukhaṃ ñāṇaṃ peseti. esa nayo sabbattha. sabbattheva ca satimāti padena kāyādipariggāhikā sati, lokoti padena pariggahitakāyādayova loko. cattāro cete satipaṭṭhānā lokiyalokuttaramissakā kathitāti veditabbā. ♦ 290. samādhiparikkhārāti ettha tayo parikkhārā. “ratho sīlaparikkhāro jhānakkho cakkavīriyo”ti (saṃ. ni. 5.4) hi ettha alaṅkāro parikkhāro nāma. “sattahi nagaraparikkhārehi suparikkhataṃ hotī”ti (a. ni. 7.67) ettha parivāro parikkhāro nāma. “gilānapaccayajīvitaparikkhāro”ti (dī. ni. 3.182) ettha sambhāro parikkhāro nāma. idha pana parivāraparikkhāravasena “satta samādhiparikkhārā”ti vuttaṃ. parikkhatāti parivāritā. ayaṃ vuccati so ariyo sammāsamādhīti ayaṃ sattahi ratanehi parivuto cakkavattī viya sattahi aṅgehi parivuto “ariyo sammāsamādhī”ti vuccati. saupaniso itipīti saupanissayo itipi vuccati, saparivāro yevāti vuttaṃ hoti. sammādiṭṭhissāti sammādiṭṭhiyaṃ ṭhitassa. sammāsaṅkappo pahotīti sammāsaṅkappo pavattati. esa nayo sabbapadesu. ayaṃ panattho maggavasenāpi phalavasenāpi veditabbo. kathaṃ? maggasammādiṭṭhiyaṃ ṭhitassa maggasammāsaṅkappo pahoti … pe … maggañāṇe ṭhitassa maggavimutti pahoti. tathā phalasammādiṭṭhiyaṃ ṭhitassa phalasammāsaṅkappo pahoti … pe … phalasammāñāṇe ṭhitassa phalavimutti pahotīti. ♦ svākkhātotiādīni visuddhimagge vaṇṇitāni. apārutāti vivaṭā. amatassāti nibbānassa. dvārāti pavesanamaggā. aveccappasādenāti acalappasādena. dhammavinītāti sammāniyyānena niyyātā. ♦ atthāyaṃ itarā pajāti anāgāmino sandhāyāha, anāgāmino ca atthīti vuttaṃ hoti. puññabhāgāti puññakoṭṭhāsena nibbattā. ottappanti ottappamāno. tena kadāci nāma musā assāti musāvādabhayena saṅkhātuṃ na sakkomi, na pana mama saṅkhātuṃ balaṃ natthīti dīpeti. ♦ 291. taṃ kiṃ maññati bhavanti iminā kevalaṃ vessavaṇaṃ pucchati, na panassa evarūpo satthā nāhosīti vā na bhavissatīti vā laddhi atthi. sabbabuddhānañhi abhisamaye viseso natthi. ♦ 292. sayaṃparisāyanti attano parisāyaṃ. tayidaṃ brahmacariyanti taṃ idaṃ sakalaṃ sikkhattayabrahmacariyaṃ. sesaṃ uttānameva. imāni pana padāni dhammasaṅgāhakattherehi ṭhapitānīti. ♦ iti sumaṅgalavilāsiniyā dīghanikāyaṭṭhakathāyaṃ ♦ janavasabhasuttavaṇṇanā niṭṭhitā. |