Kinh số 116 – Giải Thích Kinh Isigili

(Isigilisuttavaṇṇanā)

Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Isigili

133. Evamme sutanti Isigilisuttaṃ. Tattha aññāva samaññā ahosīti Isigilissa Isigilīti samaññāya uppannakāle Vebhāro na Vebhāroti paññāyittha, aññāyevassa samaññā ahosi. Aññā paññattīti idaṃ purimapadasseva vevacanaṃ. Sesesupi eseva nayo.

133. Kinh Isigili được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, đây là một tên gọi khác vào thời gian trước kia ngọn núi Isigili được gọi là Isigili đã có tên thêm một tên gọi khác là Vebhāra. Được quy định thêm một tên khác đây chỉ là một từ đồng nghĩa của câu trước đó. Kể cả câu còn lại cũng có cách thức tương tự.

Tadā kira Bhagavā sāyanhasamaye samāpattito vuṭṭhāya Gandhakuṭito nikkhamitvā yasmiṃ ṭhāne nisinnānaṃ pañca pabbatā paññāyanti, tattha bhikkhusaṅghaparivuto nisīditvā ime pañca pabbate paṭipāṭiyā ācikkhi. Tattha na Bhagavato pabbatehi attho atthi, iti imesu pana pabbatesu paṭipāṭiyā kathiyamānesu Isigilissa Isigilibhāvo kathetabbo hoti. tasmiṃ kathiyamāne Padumavatiyā puttānaṃ pañcasatānaṃ Paccekabuddhānaṃ nāmāni ceva Padumavatiyā ca patthanā kathetabbā bhavissatīti Bhagavā imaṃ pañcapabbatapaṭipāṭiṃ[1] ācikkhi.

Được biết rằng lần đó đức Thế Tôn xuất khỏi sự thể nhập thiền diệt vào buổi chiều rồi bước ra khỏi Hương Thất có nhóm Tỳ khưu vây quanh ngồi ở nơi đó khi tất cả mọi người đã ngồi xuống nhìn thấy năm ngọn núi hiện hữu rõ ràng rồi nói về năm ngọn núi này theo tuần tự. Khi nói về điều đó đức Thế Tôn không có nhu cầu về chuyện núi non, tuy nhiên khi nói về những ngọn núi ấy theo tuần tự thứ lớp cũng chính là nói về tính chất ngọn núi Isigili là núi (có tên) Isigili (bởi) khi thuyết về vấn đề núi Isigili đó, cũng sẽ tuyên thuyết tên của năm trăm vị Phật-độc-giác là con trai của nàng Padumavatī và ước muốn của nàng Padumavatī vì lý do đã nói này đức Thế Tôn mới thuyết tuần tự ngọn núi này.

Pavisantā dissanti paviṭṭhā na dissantīti yathāphāsukaṭṭhāne piṇḍāya caritvā katabhattakiccā āgantvā cetiyagabbhe yamakamahādvāraṃ vivarantā viya taṃ pabbataṃ dvedhā katvā anto pavisitvā rattiṭṭhānadivāṭṭhānāni māpetvā tattha vasiṃsu, tasmā evamāha. Ime isīti ime Paccekabuddhaisī.

Những vị ấy được thấy đi vào trong ngọn núi này (nhưng) khi ngài đi vào rồi thời không được thấy nữa: Chư Phật-độc-giác đi khất thực ở nơi thuận tiện, sau khi hoàn tất việc thọ dụng vật thực, vị ấy đi vào bên trong (ngọn núi) đã làm ngọn núi ấy tách làm hai phần tựa như mở một cánh cửa đôi to lớn trong căn phòng ngôi Bảo điện, tạo lập chỗ nghỉ ban đêm và chỗ nghỉ ban ngày ở tại nơi đó. Bởi thế mới thuyết như vậy. Những vị ẩn sĩ này: những vị Phật-độc-giác ẩn sĩ này.

Kadā pana te tattha vasiṃsu? Atīte kira anuppanne Tathāgate Bārāṇasiṃ upanissāya ekasmiṃ gāmake ekā kuladhītā khettaṃ rakkhamānā ekassa Paccekabuddhassa pañcahi lājāsatehi saddhiṃ ekaṃ padumapupphaṃ datvā pañca puttasatāni patthesi. Tasmiṃyeva ca khaṇe pañcasatā migaluddakā madhuramaṃsaṃ datvā “etissā puttā bhaveyyāmā”ti patthayiṃsu. Sā yāvatāyukaṃ ṭhatvā devaloke nibbattā, tato cutā jātassare Padumagabbhe nibbatti. Tameko tāpaso disvā paṭijaggi, tassā vicarantiyāva pāduddhāre pāduddhāre bhūmito padumāni uṭṭhahanti. Eko vanacarako disvā Bārāṇasirañño ārocesi. Rājā naṃ āharāpetvā[2] aggamahesiṃ akāsi, tassā gabbho saṇṭhāsi. Mahāpadumakumāro mātukucchiyaṃ vasi, sesā gabbhamalaṃ nissā nibbattā. Vayappattā uyyāne padumassare kīḷantā ekekasmiṃ padume nisīditvā khayavayaṃ paṭṭhapetvā paccekabodhiñāṇaṃ nibbattayiṃsu. Ayaṃ tesaṃ byākaraṇagāthā ahosi —

“saroruhaṃ padumapalāsapattajaṃ, supupphitaṃ bhamaragaṇānuciṇṇaṃ.

aniccatāyupagataṃ[3] viditvā, eko care khaggavisāṇakappo”ti.

Tasmiṃ kāle te tattha vasiṃsu, tadā cassa pabbatassa Isigilīti samaññā udapādi.

Những vị Phật-độc-giác ẩn sĩ ấy cư ngự ở trong ngọn núi ấy từ khi nào? Tương truyền rằng vào thời quá khứ khi đức Như Lai vẫn chưa xuất hiện, một thiện nam tử ở trong một ngôi làng nằm ở ngoại ô thành Bārāṇasi trong khi đang canh giữ ruộng đồng đã cúng dường một bông hoa cùng với bỏng thóc cả thảy 500 bông hoa đến một vị Phật-độc-giác, phát nguyện được 500 người con. Cũng vào lúc đó 500 người thợ săn đã cúng dường thịt nướng ngon ngọt rồi phát nguyện rằng: “xin cho chúng tôi trở thành con của nàng”. Nàng duy trì đến khi hết tuổi thọ đã hóa sanh vào thế giới Chư thiên, tử tại thế giới Chư thiên rồi sanh vào cánh hoa sen trong hồ thiên nhiên. Một vị đạo sĩ khổ hạnh sau khi thấy đã chăm sóc. Khi nàng đang đi chơi thì tất cả các hoa sen nhô lên khỏi mặt đất đi theo từng bước chân (của nàng). Một người thợ săn sau khi bắt gặp đã tâu lên đức vua Bārāṇasī. Đức vua đã đưa nàng đến rồi phong cho nàng làm Hoàng hậu, Hoàng hậu thọ thai. Vị hoàng tử tên Mahāpaduma đã sống trong bụng của mẹ, còn những hoàng từ khác nương vào bụng nhơ nhớp sanh lên. Những hoàng tử ấy lớn lên vui chơi ở trong hồ nước thiên nhiên ở trong vườn thượng uyển, ngồi ở hoa sen mỗi vị một bông bắt đầu đặt sự biến hoại và sự diệt tận làm cho trí của vị Phật-độc-giác sanh khởi. Kệ ngôn byākaraṇa của ngài như sau:

“Hoa sen trong cuống sen đã mọc lên ở hồ nước

Được nở rộ nhiều hoa, được lai vãng bởi các bầy ong

Cũng đi đến sự khô héo, hạng người sau khi biết rõ điều này

Nên sống một mình tựa như sừng của loài tê giác.

Chư Phật-độc-giác ấy đã ở trong đỉnh núi ấy kể từ thời gian đó và kể từ thời gian đó thì ngọn núi ấy gọi là Isigili.

135. Ye sattasārāti Ariṭṭho Upariṭṭho Tagarasikhī Yasassī Sudassano Piyadassī Gandhāro Piṇḍolo Upāsabho Nīto Tatho Sutavā Bhāvitattoti terasannaṃ Paccekabuddhānaṃ nāmāni vatvā idāni tesañca aññesañca gāthābandhena nāmāni ācikkhanto ye sattasārātiādimāha. Tattha sattasārāti sattānaṃ sārabhūtā. Anīghāti niddukkhā. Nirāsāti nittaṇhā.

135. Ye sattasārā: Đức Thế Tôn nói tên của 13 vị Phật-độc-giác là Ariṭṭha Upariṭṭha Tagarasikhī Yasassī Sudassana Piyadassī Gandhāra Piṇḍola Upāsabha Nīta Tatha Sutavā Bhāvitatta. Bây giờ khi nói hồng danh của những vị Phật-độc-giác ấy cùng với hồng danh của những vị Phật-độc-giác khác bằng việc liên kết kệ ngôn mới thuyết lời như sau: Ye sattasārā. Trong những hồng danh ấy thì hồng danh sattasārā – là nền tảng của tất cả chúng sanh. Anīghā: không có khổ. Nirāsā: Không tham ái.

Dve Jālinoti Cūḷajāli Mahājālīti dve Jālināmakā. Santacittoti idampi ekassa nāmameva. Passi jahi upadhidukkhamūlanti ettha Passi nāma so Paccekabuddho, dukkhassa pana mūlaṃ upadhiṃ jahīti ayamassa thuti. Aparājitotipi ekassa nāmameva.

Hồng danh ẩn sĩ Jālino có 2 vị: Hồng sanh Jālī có 2 vị là Cūḷajāli và Mahājālī. Ngay cả từ Santacitto cũng là hồng danh của một vị Phật-độc-giác. Đức Phật Passi đã từ bỏ bản thể của sự tái sanh là nguồn gốc của khổ: đây là lời tán dương vị Phật-độc-giác ấy, đức Phật-độc-giác ấy hồng danh Passi bởi vì ngài đã từ bỏ bản thể của sự tái sanh là gốc rễ của khổ đau. Kể cả từ Aparājitoti cũng là hồng danh của một vị Phật-độc-giác tương tự.

Satthā Pavattā Sarabhaṅgo Lomahaṃso Uccaṅgamāyoti ime pañca janā. Asito Anāsavo Manomayoti imepi tayo janā. Mānacchido ca Bandhumāti Bandhumā nāma eko, mānassa pana chinnattā mānacchidoti vutto. Tadādhimuttotipi nāmameva.

Cả 5 vị này là Satthā Pavattā Sarabhaṅga Lomahaṃsa Uccaṅgamāya. Thậm chí cả 3 vị này Asita Anāsava Manomaya. Bandhumā: một vị Phật-độc-giác có hồng danh Bandhumā thường gọi là Mānacchido bởi ngài đã cắt đứt hoàn toàn ngã mạn. Tadādhimutta cũng là hồng danh vị Phật-độc-giác tương tự.

Ketumbharāgo ca Mātaṅgo Ariyoti ime tayo janā. Athaccutoti atha Accuto. Accutagāmabyāmaṅkoti ime dve janā. Khemābhirato ca Soratoti ime dveyeva.

Cả 3 vị này là Ketumbharāga, Mātaṅga, Ariya. Athaccuto tách từ thành atha accuta (và ngài Accuta). Cả 2 vị là Accuta và Accutagāmabyāmaṅka. Cả 2 vị này là Khemābhirata và Sorata.

Sayho anomanikkamoti sayho nāma so buddho, anomavīriyattā pana anomanikkamoti vutto. Ānando Nando Upanando dvādasāti cattāro ānandā, cattāro nandā cattāro upanandāti evaṃ dvādasa. Bhāradvājo antimadehadhārīti bhāradvājo nāma so buddho, antimadehadhārīti thuti.

Bậc ẩn sĩ Sayha vị có sự tinh tấn không sa sút: Đức Phật-độc-giác ấy tên Sayha tuy nhiên họ thường gọi là Anomanikkama bởi vì sự tinh tấn không thấp kém. Đức Phật Ānanda, Nanda, Upananda cả 12 vị: Cả 12 vị Phật-độc-giác là Ānanda 4 vị, Nanda 4 vị, Upananda 4 vị. Đức Phật có sắc thân ở kiếp sống cuối cùng: là lời tán thán rằng đức Phật-độc-giác hồng danh Bhāradvāja vị có sắc thân lần cuối cùng.

Taṇhacchidoti sikharissāyaṃ thuti[4]. Vītarāgoti Maṅgalassa thuti. Usabhacchidā jāliniṃ dukkhamūlanti Usabho nāma so buddho dukkhamūlabhūtaṃ jāliniṃ acchidāti attho. Santaṃ padaṃ ajjhagamopanītoti upanīto nāma so buddho santaṃ padaṃ ajjhagamā. Vītarāgotipi ekassa nāmameva. Suvimuttacittoti ayaṃ Kaṇhassa thuti.

Vị đã cắt lìa tham ái: đây là lời tán thán vị Pasīdarī. Vị đã thoát khỏi tham ái: cũng là lời tán thán vị Maṅgala. Đức Phật Usabha vị cắt đứt mạng lưới làm gốc cả khổ đau: Đức Phật-độc-giác hồng danh Usabha đã cắt đứt tham ái tựa như mạng lưới là gốc rễ của khổ đau. Đức Phật Upanīta đã chứng đắc điều yên tịnh: Đức Phật-độc-giác hồng danh Upanīta  đã chứng đắc pháp an tĩnh. Kể cả ừ Vītarāga cũng là hồng danh của một vị Phật-độc-giác tương tự. Vị có tâm đã khéo giải thoát: đây là lời tán thán vị Kaṇha.

Ete ca aññe cāti ete Pāḷiyaṃ āgatā ca Pāḷiyaṃ anāgatā aññe ca etesaṃ ekanāmakāyeva. Imesu hi pañcasu Paccekabuddhasatesu dvepi tayopi dasapi dvādasapi Ānandādayo viya ekanāmakā ahesuṃ. Iti Pāḷiyaṃ āgatanāmeheva sabbesaṃ nāmāni vuttāni hontīti ito paraṃ visuṃ visuṃ avatvā “ete ca aññe cā”ti āha. sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Nhóm này và nhóm khác: Chư Phật-độc-giác này có cả trong Pāḷī và không có trong Pāḷī cùng với chư Phật-độc-giác khác, chư Phật-độc-giác này đều có chung một tên mà thôi. Trong số 500 vị Phật-độc-giác này, 2 vị Phật-độc-giác (hay) 3 vị Phật-độc-giác , hay 10 vị, hay 12 vị đều có chung một tên tương tự như chư Phật-độc-giác chẳng hạn như Phật-độc-giác Ānanda v.v. Với cách thức như đã nói chỉ đích danh hồng danh của chư vị Phật-độc-giác thông qua hồng danh đến từ Chánh văn Pāḷī, vì lý do đó kể từ đây không nói tách rời từng vị mà sẽ nói (gộp chung) nhóm này và nhóm khác như vậy. Từ còn lại ở các câu đều đơn giản.

Giải Thích Kinh Isigili Kết Thúc


[1] Sī. Syā. – Pabbatapaṭipāṭiṃ

[2] Sī. Syā. Ānetvā

[3] Sī. – Aniccatākhayavayataṃ, Syā. – aniccatāyupetaṃ.

[4] Sī. – Sīdarissāyaṃ thuti, Syā. – pasīdarissāyaṃ thuti