ANUSAYA SUTTA (Kinh Tùy Miên)

ANUSAYA SUTTA (Kinh Tùy Miên) (1) xuất hiện trong Tương ưng La-hầu-la thuộc kinh Tương Ưng (II, 252). Khi La-hầu-la bạch hỏi về cách vượt qua những ý niệm như ‘ta’, ‘của ta’ và những thành kiến ​​tiềm ẩn như ngã mạn, Đức Phật dạy: “Bất cứ thứ gì có hình dạng thấy được, dù là quá khứ hay hiện tại, dù là thuộc thân hay ngoài thân, dù thô lậu hay vi tế, thấp hèn hay cao quý, xa hay gần, mà có thể thấy bằng tuệ giác như thật, đó là không phải của ta. Đó không phải là ‘ta’; không phải ‘chính ta’. Và tất cả thọ, tưởng, hành, thức cũng nên được thấy như vậy; đối với ta như vậy là biết, như vậy là thấy đối với cả thân này, với tâm và với mọi đối tượng ngoài thân, sẽ không có ý niệm về ‘ta’ hay ‘của ta’, cũng như không có bất kỳ thành kiến ​​tiềm ẩn nào đối với ngã mạn phù phiếm.”

  1. G. W.

 

ANUSAYA SUTTA (Kinh Tùy Miên) (2) xuất hiện trong Tương Ưng Magga (Đạo) thuộc kinh Tương Ưng (V, 28). Trong những mục đích khác nhau mà một người sống cuộc đời phạm hạnh theo Đức Phật được thảo luận trong nhóm này, sự đoạn diệt hoàn toàn các thiên kiến ngủ ngầm (anusaya- samugghā-tanattha) được đưa ra bàn bạc cụ thể trong bài kinh. Con đường dẫn đến sự đoạn diệt hoàn toàn những thành kiến ngủ ngầm được gọi là Bát Chánh Đạo.

  1. G. W.

 

ANUSAYA SUTTA (Kinh Tùy Miên) (3) xuất hiện trong Tương Ưng Indriya (Căn) thuộc kinh Tương Ưng (V, 236). Ý chính của bài kinh là ngũ căn (pañcindriya), nếu được tu tập và biết cách sử dụng, sẽ đưa đến sự diệt trừ những thành kiến tiềm ẩn (anusaya).

  1. G. W.

 

ANUSAYA SUTTA (Kinh Tùy Miên) (4) xuất hiện trong Tương ưng Hơi thở thuộc kinh Tương ưng (V, 340). Khi thảo luận tầm quan trọng của tu tập chánh niệm trong hơi thở, Đức Phật dạy rằng, nếu chánh niệm được phát triển đúng cách và năng sử dụng sẽ đưa đến sự diệt trừ hoàn toàn các tùy miên (anusaya). Phần trước trong nhóm này đã chỉ ra việc tu tập hoàn hảo chánh niệm trong hơi thở sẽ mang đến sự viên mãn Tứ Niệm Xứ (cattāro satipaṭṭhānā), từ đó mang lại sự viên mãn bảy yếu tố giác ngộ (satta bojjhaṅga – thất giác chi) đưa đến giải thoát nhờ trí tuệ (vijjāvimutti – trí minh).

  1. G. W.