ANURUDDHA ŚATAKA
ANURUDDHA ŚATAKA, bài kệ Phật giáo kiến thành gồm 101 câu bằng Phạn ngữ thanh tao, được sáng tác vào đầu thế kỷ 12 A.C. Bảy vận luật khác nhau được sử dụng để cấu thành các khổ, ở cuối mỗi khổ đều có ghi tên của vận luật sử dụng.
Ba khổ đầu của tác phẩm được dành cho việc tán thán Phật. Bảy khổ tiếp theo mô tả hai mươi tư dịp mà một vị Phật tương lai có được sự bảo chứng của hai mươi tư vị Phật quá khứ. Hai khổ sau đây nói về các ba-la-mật.
Khổ 21 và 22 nói về sự đản sanh của thái tử Tất-đạt-đa và việc từ bỏ đời sống thế tục của Ngài; khổ 23 nói về về cuộc đấu tranh của Ngài với Ma Vương.
Tác giả đề cập đến việc giảng Kinh Chuyển Pháp luân trong khổ 24 và mô tả hình tướng của Đức Phật trong 37 khổ kế tiếp (25-61). Đức hạnh của Phật được tả trong mười khổ (62-71), và những thần thông diệu kỳ của Ngài trong các khổ (72-90). Câu chuyện về một số tiền kiếp của Đức Phật được trình bày trong năm khổ (91-95), trong khi khổ thứ 96 là sự chê trách những người coi nhẹ phẩm hạnh tốt đẹp của Phật-đà.
Trong các khổ 97-99, tác giả bày tỏ lòng mộ đạo to lớn của mình đối với lời Phật dạy; và trong khổ 100, tác giả mong muốn được sinh ra vào thời của Đức Phật Di Lặc trong tương lai. Khổ cuối cùng (số 101) viết rằng nó được viết bởi Anuruddha Upasthavira, người “giống như một viên ngọc trong chuỗi vòng cổ của Uttaramūla Nikāya.”
Anuruddha Śataka được đặt theo tên của tác giả, A-nậu-lâu-đà, sống vào đầu thế kỷ 12 A.C. Ngài sinh ra ở Tích Lan, nhưng sống một phần thời gian ở thành Kiến-chi, miền nam Ấn Độ. Ngài cũng được cho là tác giả của ba công trình về Thắng Pháp là Thắng Pháp Tập Yếu, Thắng Nghĩa Đế Quyết Trạch Luận, và Phân biệt Danh sắc. Xem ANURUDDHA (5).
U.K