ANURĀDHAPURA (Thành A-nô-la-đà)

Thành phố này được ghi nhận là kinh đô đầu tiên theo biên niên sử Tích Lan. Thành phố đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử Phật giáo với tư cách là quê hương của phái Đại Tự Viện, tông phái đã có một ảnh hưởng sâu sắc lên lịch sử và sự phát triển của Phật giáo Thượng Tọa Bộ. Cho đến thế kỷ thứ 10 A.C. khi rớt khỏi vai trò là vị trí chính trị, A-nô-la-đà được ghi nhận là trung tâm nghiên cứu tôn giáo. Trong giai đoạn một ngàn ba trăm năm, các học giả tìm hiểu giáo lý Thượng Tọa Bộ từ ngoại quốc đã được thu hút tới thành phố này.

Thành A-nô-la-đà chứa đựng những di sản đồ sộ nhất các công trình Phật giáo của Tích Lan cổ và các công trình này luôn có thứ hạng cao ở bất kỳ đâu. Ba bảo tháp lớn nhất, những bồn tắm lớn ốp đá, những tôn tượng Phật[1] bằng đá khổng lồ đứng độc lập, các tự viện, là một số các công trình thủ công của đời trước, hiếm khi làm thất vọng những người chứng kiến sự huy hoàng một thuở, trước khi rừng rậm bao phủ thành phố cách đây một ngàn năm. A-nô-la-đà cũng được xem là nơi còn lưu giữ các công trình nghệ thuật, kiến trúc sớm nhất, nguyên sơ nhất và rực rỡ nhất của các Phật tử Sin-ha-la.

 

Lịch sử: Một vùng định cư đã được đề cập tới từ thời của vua Vijaya, vị tổ nổi tiếng của tộc người Sin-ha-la. Theo chuyện kể, ngài đến hòn đảo cùng bảy trăm tùy tùng, có lẽ từ vùng quanh Bombay, vào năm Bát Niết-bàn (Phật Lịch). Gần sông Malvatu Oya ngày nay (Kadamba-nadi), một trong những cận thần của vua Vijaya đã lập một ngôi làng tên là

 

Anurādhagāma. Dưới triều đại của vua Paṇḍuvāsudeva, người lên ngôi ba mươi chín năm sau triều đại của vua Vijaya, hoàng tử Anurādha, em rể của vua, cũng được cho là đã lập một nơi định cư tại cùng địa điểm. Hoàng tử cho đào một hồ nước[2] và ngự trong một cung điện đã được xây dựng phía nam của hồ. Tuy nhiên, khi người cháu vĩ đại của hoàng tử là Paṇḍukābhaya lên làm vua, vị hoàng thúc đã nhường lại cung điện cho vị vua trẻ. Khi dự định lập kinh đô, Paṇḍukābhaya đã hỏi ý kiến một chiêm tinh gia theo tập tục và chọn thành A-nô-la-đà, hẳn nhiên từ lời khuyên của nhà chiêm tinh này. Nguồn gốc tên thành xuất phát từ tình huống song song là cả hai người tên Anurādha mới đầu đều sống ở đây, và cũng bởi nhà vua dựng đô theo tên của chòm sao Anurādha. Cái tên đầu tiên có lẽ là Anurādhagāma cũng được ủng hộ, xuất hiện dưới dạng Anurogrammon, vốn xuất hiện trên bản đồ Tích Lan được vẽ sau này dựa trên các tư liệu trong cuốn Geographia của Ptolemy (thế kỷ thứ hai A. C.).

Từ giai đoạn này trở đi cho tới thời quân lính của Rājarāja, hoàng đế Cola (985-1014 A.C.) đã xâm chiếm thành vào thế kỷ thứ 10 và Tích Lan bị đô hộ trong nửa thế kỷ như một tỉnh của Cola, thì thành A-nô-la-đà, khi đó đã chính thức được xây dựng thành trụ sở chính quyền trung ương, tiếp tục giữ vai trò tối quan trọng giữa các thành phố của Hòn đảo. Địa chính trị của nó chỉ đôi khi bị ngắt quãng vào các thế kỷ thứ năm, thứ bảy và thứ tám, khi hai thành phố Sīhagiri (Sīgiriya) và Pulatthipura (Polonnaruva) lác đác trở thành nơi ở của vua.

Thời gian trôi qua, thành A-nô-la-đà được xem là quá dễ bị tấn công bởi những kẻ xâm lăng từ Ấn Độ; sự bất ổn của thành rõ ràng là từ những rối ren gây ra bởi các cuộc chinh phạt thường kỳ. Chính trong thời gian này, các dinh thự tôn nghiêm nhất, thậm chí các thánh tích đã bị phá hủy. Cuối cùng, người ta buộc phải rời bỏ thành và Polunnaruva trở thành kinh đô vào thế kỷ 11.

Lịch sử của A-nô-la-đà  theo thu thập từ phần lớn các nguồn là lịch sử của việc xây dựng các công trình tôn giáo, với lòng sùng tín của người dân được do ảnh hưởng từ triều đình. Đại cương về những công trình này sẽ được tường thuật lần lượt theo theo vị trí. Ngoài những tài sản  này, gần như không có thông tin vào về các vấn đề thường nhật  hay đời sống dân thường. Mặc dù góc nhìn là của Phật giáo,

 

giáo, nhưng những tài liệu tham khảo ngắn gọn của một du khách ngoại quốc hiếm hoi về thời cổ đại, người đã để lại ghi chép về các ấn tượng của mình về những chủ đề còn lại, do đó, thu hút sự quan tâm đặc biệt.

Sau khi rời bỏ thành phố, vua Vijayabāhu I (1056-1111 A. C.) đã đặt kinh đô ở Polonnaruva nhưng vẫn tổ chức các lễ an vị tại cựu kinh đô – gọi là ‘Nurupura’ trên một văn bia bằng đồng đương thời.[3] Thế kỷ tiếp theo, vua Parākramabāhu I (1153-86 A.C.) đã cho sửa chữa thêm một vài công trình lớn hơn (Đại Bảo Tháp, các bảo tháp của phái Vô Uý Sơn, Kỳ Viên và cả Lohapāsāda (Thanh Đồng) như sự đóng góp đặc biệt cho thành phố cổ. Do đó, những liên kết về mặt tình cảm với cựu kinh vẫn kéo dài trong một tới hai thế kỷ sau khi các sợi dây chính trị bị cắt đứt; điều này cũng là do nền tảng về tôn giáo. Bằng chứng cuối cùng từ các bia ký về những mối liên hệ này được thể hiện trong món quà là một mảnh đất vào thế kỷ 13 bởi người kế vị – có lẽ là vua Bhuvanaikabāhu – cho một ngôi trường do nhà vua xây dựng và được đặt theo tên ông. (EZ. III, p. 286-8)

Từ đó về sau thành phố bị rơi vào quên lãng cho tới thế kỷ trước. Tuy nhiên, đâu đó, vẫn có những bằng chứng cho thấy rằng thành phố không phải bị lãng quên hoàn toàn, ví dụ như vào thế kỷ 17. Có lẽ người người châu Âu đầu tiên viếng thăm thành phố, chắc chắn là người đầu tiên chú ý đến các phế tích, là tu sĩ người Ý, Friar Negrao, thuộc dòng Phanxico (Phan Sinh). Khi ông tới thành phố vào khoảng năm 1630, ông rất thích thú với những gì mình nhìn thấy tới nỗi ông thậm chí còn đo đạc và đếm số lượng trụ đá. (Con số thực tế là 1.600 như ông có nhắc đến sau này và đây là số lượng được phục dựng tại Lohapāsāda bởi vua Parākramabāhu I và vẫn ở nguyên vị trí cho tới ngày nay). Việc các ngôi đền đã có người tới thăm viếng vào thời của ông được tiết lộ từ những ghi chép của một người Bồ Đào Nha cho một sĩ quan nhằm “ngăn các cuộc hành hương đến Anu-Raja-Purê, nơi mà người Pagan và Cơ đốc giáo viện lý do đến thăm những cổ vật đó, v.v., v.v.”[4]

Robert Knox, tù nhân của một ông vua ở khu vực miền núi trung tâm Kandy, đã nhắc đến thành phố này trong câu chuyện ngắn về cuộc chạy trốn của mình đến bờ biển phía tây. Năm 1679, ông đi qua vùng Nuvaravāva và để lại một bản phác thảo về những ấn tượng của mình với nhiều chi tiết.[5]

 

ANURĀDHAPURA

THÀNH PHỐ LINH THIÊNG A-NÔ-LA-ĐÀ. Vị trí của khu vực, xem ghi chú ở trang tiếp theo.

Ghi chú tập trung vào địa hình và vị trí, không theo niên đại.

 

 

1.        Abhayagiri (Vô Uý Sơn), một ngôi đền do vua Vaṭṭagāmaṇī Abhaya xây dựng vào thế kỷ thứ nhất B.C.

2.        The Twin Baths (Phòng tắm đôi), thường được gọi là Kuṭṭam Pokuṇa, được xây dựng cho các tỳ-kheo của phái Vô Uý Sơn sử dụng.

3.        Tượng Samādhi, của Đức Phật trong quần thể Vô Uý Sơn. Ngày mới nhất thế kỷ thứ 4 A.C.

4.        Lañkārāma, có lẽ là Silāsobbhakaṇḍaka, một ngôi đền do vua Vaṭṭagāmaṇī Abhaya xây dựng vào thế kỷ thứ nhất B. C.

5.        Nakhā-vihāra (tự viện Nakhā), được cho rằng mới đầu là một bảo tháp được thiết kế theo dáng tháp, thường được gọi là Dīghavāpi.

6.        Paṭhama-cetiya, một bảo tháp do vua Devānampiya Tissa xây dựng vào thế kỷ thứ ba B. C, tại nơi trưởng lão Mahinda dừng chân trong lần đầu tiên đến A-nô-la-đà.

7.        Temple of the Tooth Relic (Tháp Xá Lợi Răng), thuộc Nội Thành cổ và trong tầm nhìn ra nơi ở của hoàng gia.

8.        Thūpārāma, một ngôi đền do vua Devānampiya Tissa xây dựng vào thế kỷ thứ ba B. C., trên mảnh đất được Đức Phật an vị, để cất giữ xá lợi xương quai xanh bên phải của Đức Phật. Là bảo tháp lịch sử đầu tiên của Tích Lan.

9.        Jetavana, một ngôi đền do vua Mahāsena xây dựng vào thế kỷ thứ tư A. C. trong khuôn viên Đại Tự Viện, bất chấp sự phản đối của các tỳ-kheo Đại Tự Viện. Đây là bảo tháp cuối cùng và vĩ đại nhất được xây dựng ở A-nô-la-đà.

10.     Mahā-thūpa (tiếng Sin-ha-la: Ruvanvāli-sāya), ngôi đền được trùng tu lớn nhất ở A-nô-la-đà, được vua Duṭṭhagāmaṇī Abhaya xây dựng vào thế kỷ thứ hai B. C. trên địa điểm được cho là đã được an vị bởi chuyến viếng thăm của tất cả chư Phật kiếp này.

11.     Tàn tích Toluvila, khoảng thế kỷ thứ 4 A. C. Bức tượng đá đẹp của nó hiện nằm trong Bảo tàng Quốc gia Colombo.

12.     Loha-pāsāda (tiếng Sin-ha-la: Lovā-mahā-pāya), thường gọi ‘Cung điện đồng thau’, một kiến trúc tạo nên bố tát đường của phái Đại Tự Viện. Được xây dựng lần đầu vào thế kỷ thứ ba B.C. bởi vua Devānampiya Tissa. Vua Duṭṭhagāmaṇī Abhaya vào thế kỷ thứ hai B. C. đã xây dựng trên mảnh đất của một tòa nhà chín tầng.

13.     Maricavaṭṭi (tiếng Sin-ha-la: Mirisavāṭiya), một ngôi đền được vua Duṭṭhagāmaṇī Abhaya xây dựng vào thế kỷ thứ hai B. C. cất giữ ngọn giáo của vua vốn có chứa một thánh tích.

14.     Cây bồ đề, nhánh bên phải của cây bồ đề nguyên thủy tại Gayā ở Ấn Độ, được trưởng lão ni Saṅghamittā mang đến Tích Lan với sự đồng ý của vua A-dục, được trồng vào thế kỷ thứ ba B. C. trong vườn Mahāmeghavana bởi vua Devānampiya Tissa cùng sự hiện diện của trưởng lão Mahinda.

15.     Dakkhlṇa-Thūpa (bảo tháp), thuộc tu viện được xây dựng bởi quan Uttiya, một quần thần của vua Vaṭṭagāmaṇī Abhaya (89 B. C.-77 B. C.), ban đầu là nơi sinh sống của các tỳ-kheo thuộc Vô Uý Sơn Tự; về sau, sau một cuộc ly giáo, trở thành nơi cư ngụ của các tu sĩ phái Dakkhiṇa-vihāra..

16.     Isuru-muniya (tên gọi ngày nay), một ngôi đền cổ kính trong thành phố. (Một số học giả gọi bảo tháp này là Meghagiri-vihāra hoặc Dakkhiṇameghagiri-vihāra.).

17.     Vessagiri, thường được gọi như vậy, mặc dù một văn bia tại vị trí đó gọi nó là Issara-samaṇā-vihāra.

  1. Bulankuḷama, có lẽ là Gāmiṇī-vāpi cổ đại.
  2. Thành Cổ hay Nội Thành.
  3. Basovakkuḷama, Abhaya-vāpi cổ đại.
  4. Nuvara-vāva, được mô tả trong một bản khắc vào thế kỷ thứ hai A. C.
  5. Tisā-vāva, xây dựng vào thế kỷ thứ ba B. C.
  6. Thị trấn mới.

 

“Ở đầu phía Bắc thuộc lãnh thổ của vị Vua này là một trong những thành phố đổ nát đó, gọi là Anurodgburro …. Gần đó là một con sông mà chúng tôi đã đi qua khi chạy trốn; dọc theo đó có rất nhiều tảng đá đã được cắt gọt, một số bản dài để làm trụ, một số bản rộng để lát đường. Trên sông này có ba cây cầu đá được xây trên những cột trụ bằng đá giờ đã đổ sụp; cả Xứ sở hoàn toàn bị bỏ hoang không có người sinh sống. Tại thành phố Anurodgburro là một vọng gác, phía bên ngoài vọng gác này không còn người nào phục tùng Vua Candy nữa. Nơi này cách Thành phố Candy hơn Chín mươi dặm về phía Bắc.”

Và: “Vì thế thành Anarodgburro nơi chúng tôi đến còn có được gọi là Neur Waug, không hẳn là một thị trấn riêng biệt cụ thể, như một Lãnh thổ. Đó là một Đồng bằng rộng lớn mà tôi chưa từng thấy trên toàn Hòn đảo: ở giữa là một Hồ nước có lẽ trên một dặm, không phải tự nhiên mà được tạo ra bằng nghệ thuật như những chiếc Ao khác trong Xứ sở để phục vụ việc tưới tiêu cho các Cánh đồng ngô. Đồng bằng này được bao quanh bởi Rừng và các Thị trấn nhỏ xen kẽ khắp nơi ,v.v….”

Những gì Knox viết ở đây khá chính xác; thực tế, một số cây cầu đổ nát vẫn giữ nguyên tình trạng như ông đã mô tả ba trăm năm trước.

Cũng trong thế kỷ này, (ngụy trang giả) Nikapiṭiyē Baṇḍāra, một kẻ tị nạn chính trị, đã đến ẩn náu ở A-nô-la-đà.[6] Sự thống nhất của vương quốc đã bị yếu đi từ khoảng bốn thế kỷ trước và từ thế kỷ đó trở đi, quyền lực của dòng dõi hoàng gia cổ A-nô-la-đà rơi vào tay các vị vua Kandy. Các quốc vương Kandy duy trì sự kiểm soát với thành phố. Họ giao cho viên quan được chỉ định là Disāvē Nuvara Kalāviya nhiệm vụ sửa chữa các bảo tháp, chòi canh, v.v…[7] Vị vua cuối cùng của tộc Sin-ha-la từng đi hành hương là Narendrasiṃha (1706-39 A.C.). Vua Kirti Śrī Rājusiṃha (1747-80 A.C.) thuộc tộc nam Ấn Độ nhận được tấu trình rằng voi hoang đã phá hủy bức tường bao quanh Cây Bồ-đề nên đã giao cho Ilipengomuvē Sāmaṇera Unnānse dựng lại một bức tường mới đồng thời giao trách nhiệm quản lý ngôi đền cho ông. (Bức tường hiện tại được cho là giống nhau.[8]) Vua Śri Vikrama Rājasiṃha (1798-1815 A.C.), vị vua cuối cùng, được cho là đã lệnh cho viên quan Vanni Unnāhē [9] xây dựng bức tường thuộc tán trên của cây Bồ-đề linh thiêng.

Khi quyền quản lý hòn đảo được chuyển từ các vị

 

vua Tích Lan sang tay người Anh vào năm 1815 và các quan chức chính phủ hiếm hoi ghé qua thành phố trong vài thập kỷ đầu tiên, người ta có được cái nhìn thoáng qua về tình hình nổi bật của thời kỳ đó. Những năm đầu của thế kỷ trước cũng chứng kiến cảnh những Phật tử người Sin-ha-la đảm nhận những nhiệm vụ mà các nhà cai trị đã mất quyền lực của họ từng thực hiện. Chẳng hạn, các tỳ-kheo từ quận Seven Korales phụ trách các di tích cổ – thậm chí còn định danh chúng khi biên dịch các biên niên sử và những câu chuyện truyền miệng. Một trường hợp cụ thể được đề cập là việc trùng tu tháp bảo tháp Thūpārāma vào khoảng năm 1828 A.C. bởi tỳ-kheo đứng đầu của tỉnh, Pailagama Revata Svāmi.[10] Vào năm 1832, một sĩ quan quân đội Anh tham gia vào công việc làm đường, khi mô tả ấn tượng của mình đã bày tỏ ý kiến rằng người ta biết về A-nô-la-đà ít hơn so với hồ nước được phát hiện mới nhất (lúc đó) ở Trung Phi; có vẻ như đối với ông, chính sách của người dân trong khu vực là giữ cho thành phố thiêng liêng của họ càng khó tiếp cận đối với người Âu càng tốt.  [11]

“Do đó, sự ngạc nhiên của tôi càng lớn hơn khi tới nơi và phát hiện ra những tàn tích đồ sộ, những dagoba (bảo tháp) lớn, những hồ nước tráng lệ có kích thước khổng lồ, và thay vì là một ‘vùng núi’ như được thể hiện trên cái gọi là bản đồ, tôi thấy một khu vực dân cư đông đúc với những bằng chứng về việc nó từng là một vựa lúa của đất nước từ những ngày xa xưa.” Và, “Ngay cả quận  Chandrawan- kalang hay Great North (Đại Bắc) và South Street (Phố Nam) của thành phố này, nơi tôi sống, là một khu rừng, và chỉ được xác định bởi những cái giếng mà hàng thế kỷ trước đã cung cấp nước cho các hộ gia đình. Một số trong đó rất hoàn hảo.” Hai năm sau, một ngày nọ ông đã ghi chú rằng các con đường từ Kandy đến thành A-nô-la-đà ngang qua Mātale và Daṁbulla “đầy những đoàn hành hương trên đường tới cây Bồ-đề linh thiêng… Khi chúng tôi đến di tích của thành phố cổ, nó hoàn toàn sống động với mọi người, nguyên nhân sự hiện diện đông đúc của những người tới đó không dễ đoán, vì đó có lẽ là vì một lý do hợp lý như một cuộc hành hương tôn giáo.” Có thể nói thêm rằng vào thời điểm này, thậm chí còn có những ngôi làng nằm trên sông Tisāvāva (Tissavāpi), vùng nước mà bề mặt của nó ngày nay có diện tích 396 mẫu Anh. Cách đây hơn một thế kỷ, Sir James Emerson Tennent đã ghi chú rằng[12], “Ở đây không khí

BẢNG LII

Được sự cho phép của Không quân Hoàng gia Tích Lan

A-NÔ-LA-ĐÀ, Tích Lan. Tầm nhìn bao quát Đại Bảo Tháp (Ruvanvāli) gần hồ nước về phía bên trái, Kỳ Viên phía bên phải và bảo tháp Thūpārama dāgaba ở trung tâm

 

Text Box: BẢNG LII

BẢNG LIII

Hình chụp được sự cho phép của Không quân Hoàng gia Tích Lan

A-NÔ-LA-ĐÀ, Tích Lan. Tầm nhìn bao quát của ba bảo tháp theo Bảng LII và Cung điện Đồng thau (Lohapāsāda) ở tầng trệt với cây Đại Bồ-đề.

 

Text Box: BẢNG LIII

 

BẢNG  LIV

Được sự cho phép của công ty Aerofilms & Acropictorial Ltd., Luân Đôn

A-NÔ-LA-ĐÀ, Tích Lan. Tàn tích của bảo tháp Dakkhiṇa ở giữa sảnh trệt, Cung điện Đồng thau (Loha-pāsāda) và cây Bồ-đề Linh thiêng ở hậu cảnh giữa. Trên cùng bên trái: Đại Bảo Tháp (Ruvanvāli)

BẢNG  LV

Được sự cho phép của công ty Aerofilms & Acropictorial Ltd., Luân Đôn

A-NÔ-LA-ĐÀ, Tích Lan. Ở sàn trước bảo tháp Kỳ Viên (chưa trùng tu). Đại Bảo Tháp (Ruvanvāli) màu trắng và bể tưới Tissa-vāva phía bên trái

PLATE LVI

Bản quyền: Điều tra Khảo cổ học Tích Lan.

A-NÔ-LA-ĐÀ, Tích Lan. Tượng Phật trong trạng thái nhập định, được nhắc đến trong một bia ký của vua Mahinda IV (thế kỷ thứ 7)

 

nặng nề và không tịnh, cây cối rậm rạp, muỗi gây sốt rét ẩn khắp nơi trên mặt nước khi chúng thoát ra từ những bể nước…. Thành phố hiu quạnh đã co lại chỉ còn một vài túp lều rải rác khó có thể gọi là một ngôi làng. Sự cư trú lặng lẽ của một quan chức chính phủ, một ngôi đền với các tu sĩ hành lễ, một khu chợ nghèo nàn, và vài căn nhà của người bản địa, là tất cả những gì còn lại của đại đô thị A-nô-la-đa một thời….”

Bị bịt kín bởi rừng rậm trên toàn khu vực từ bờ bên này qua bờ kia, từ Bắc tới Nam, với những công trình tưới tiêu lớn, trở thành các hồ bốc mùi, nạn sốt rét đã giết hại hầu hết dân chúng; những người sống sót bất hạnh thì bị rút cạn sức sống.

Chính quyền cũng từ từ xử lý vấn đề. Đầu tiên là làm quang khu vực. Trong những thập kỷ tiếp theo, nơi từng khó được gọi là một ngôi làng dần dần phát triển thành một thị trấn, khu rừng bao quanh được dọn dẹp ngay tức thì. Ngày nay A-nô-la-đà là thủ phủ của tỉnh Trung Bắc và có dân số 18.390 người theo số liệu mới nhất. Điều này phải nhờ đến nỗ lực của các Phật tử thuần thành được thu hút tới đây với các phương tiện được cung cấp, và cũng vì bởi những ký ức thiêng liêng. Tám mươi năm trước, vị tỳ-kheo nhiệt huyết Nāranviṭa Sumaṇáāra đã cống hiến đời mình, đặc biệt cho việc phục dựng Đại Bảo Tháp. Sự lao động quên mình của ngài thúc đẩy các tổ chức và cá nhân Phật tử khác tham gia vào các công việc tương tự và trong những năm tiếp theo đó, A-nô-la-đà nhanh chóng trở thành một vị trí quan trọng.

Những bảo tháp có vai trò tôn giáo quan trọng ngày nay được quản lý  bởi Uỷ ban Aṭamasthāna đại diện cho cộng đồng Phật giáo (Uỷ ban này gồm các tỳ-kheo cùng cư sĩ quản lý tám bảo tháp linh thiêng). Họ cũng bảo vệ các đài kỷ niệm và nằm dưới phạm vi hoạt động của Cao ủy Khảo cổ học của Cục Khảo cổ Tích Lan (thành lập năm 1890), thẩm quyền được trao theo Pháp Lệnh Di tích (Số 9 năm 1940). Các di tích cổ còn lại, bao phủ diện tích rộng lớn hơn rất nhiều, nằm dưới sự phụ trách trực tiếp của vị quan chức chính phủ người thực hiện tham cứu, kết quả được xuất bản bởi chính phủ. 

 

Nghiên cứu khoa học sớm nhất về các công trình kiến trúc đồ sộ được thực hiện bởi James G. Smither, thành viên Viện Kiến Trúc Hoàng gia Anh Quốc, được xuất bản với tựa đề Các tàn tích kiến trúc thành A-nô-la-đà (1891). Sự quan tâm tới lịch sử và văn hóa của hòn đảo và về Phật giáo quy tụ về A-nô-la-đà tăng mạnh sau bản dịch của George Turnour (1836-7) sang tiếng Anh của cuốn kinh điển Pali, tập Đảo sử. (Bộ sách lịch sử và linh thiêng của Tích Lan bao gồm các cuốn Đảo sử, Rājaratnākaraya Rājāvaliya  được biên tập trước đó vào năm 1833 nhưng không mang tính chất phê bình bởi Edward Upham).  Những điều này cần phải đưa đến các nghiên cứu khác.

A-nô-la-đà dạo gần đây đã phát triển nhanh tới mức chính quyền, nhận ra những nguy cơ tiềm ẩn với kho tàng khảo cổ từ sự di dân không quản lý, đã xây dựng một thành phố mới, tách ra khỏi thành phố cũ. Thành phố cổ được nhanh chóng cách ly nhằm tạo khu vực độc quyền cho việc nghiên cứu khảo cổ thực hiện bởi nguồn nhân lực được đào tạo chuyên môn nhằm nghiên cứu văn hóa Phật giáo cổ của Tích Lan khởi nguồn từ A-nô-la-đà.

Thành phố: Khi vua Paṇḍukābhaya lên ngôi, ngài đã long trọng an vị thân bằng nước từ một chiếc hồ tự nhiên sau khi đã tịnh hóa vương tán, biểu tượng của quyền lực tối cao. Chiếc hồ này sau đó được nhà vua cho đào sâu và cấp đầy nước. Vì nước trong hồ được dùng vào thời khắc huy hoàng của vua, nó được đặt tên là Jayavāpi (Hồ Chiến thắng). Tập Đại sử [13] do đó đã viết về cách ngài quy hoạch kinh thành.

“Nhà vua cũng bố trí bốn khu phụ cận cũng như hồ Abhaya, nghĩa trang công cộng, bãi hành hình, và nơi cầu nguyện các Tây phương Hoàng Hậu, cây đa của Vessavaṇa (Đa Văn Thiên Vương) và cây cọ Palmyra của Quỷ vương chủ Bệnh, mặt bằng được dành riêng cho người Yona (có lẽ là những người Hy Lạp đầu tiên được biết đến ở phương Đông-ND) và ngôi nhà của Đại tư tế; các công trình này được đặt gần cổng thành phía Tây. Vua cũng sai năm trăm canḍāla (người thuộc tầng lớp hạ tiện) làm công việc quét dọn (các con đường) trong thành, hai trăm người làm sạch cống rãnh, một trăm năm mươi người được thuê để khiêng

 

người chết và cũng ngần ấy người để trông nom nghĩa trang. Vua cho lập một ngôi làng phía Tây Bắc của nghĩa trang cho những người này và họ làm việc không ngừng nghỉ.

“Về phía Đông Bắc của ngôi làng caṇḍāla, nhà vua đã xây một nghĩa trang, gọi là Hạ nghĩa trang, dành cho người canḍāla. Ở phía Bắc của nghĩa trang này, giữa (nó và) núi Pāsāṇa, dãy lều cho những người thợ săn đã cũng được lập kể từ ấy. Từ đó về phía Bắc tới tận hồ Gamaṇī, một ẩn thất được xây dựng cho nhiều tu sĩ khổ hạnh; phía Đông của nghĩa trang, nhà vua đã cho dựng một nơi ở cho tu sĩ lõa thể tên Jotiya. Khu vực này còn có một tu sĩ lõa thể khác tên là Giri và nhiều ẩn sĩ khổ hạnh của các phái ngoại đạo khác cùng trú ngụ. Và tại đó, bậc cai trị cũng xây dựng một nhà nguyện cho tu sĩ lõa thể Kumbhaṇḍa, và nó được đặt theo tên của ngài. Về phía Tây và phía Đông của khu thợ săn có năm trăm gia đình theo tín ngưỡng ngoại đạo. Phía xa nơi ở của tu sĩ Jotiya và phía bên này hồ Gamaṇī, vua cũng cho xây một tu viện cho các khất sĩ, một nơi ở cho các ājīvaka (bàng môn phái) và nơi cư trú cho các Bà-la-môn, và đây đó vua đã cho lập một trú sở và giảng đường cho những người đã lành bệnh.”

Hồ Abhaya đã được cho là hồ Basavakkuḷam ngày nay; ở cuối hồ này nhà vua đã cho dạ xoa [14] Cittarāja trú ngụ. Những nơi khác vẫn chưa được xác định từ các nghiên cứu khảo cổ học hay tài liệu khác. Ở phía Đông của kinh thành, nhà vua dành cho dạ xoa Kāḷavela. (Sau này vua Mahāsena đã xây dựng một bảo tháp tại nơi này [15]). Ý thức được nhu cầu an ninh bền vững, nhà vua đã giao cho Abhaya, người lớn tuổi nhất trong số các người chú của mình, vào vị trí người hộ thành (nagara-guttika – thị trưởng). Quyền trông nom kinh thành ‘vào ban đêm’ được giao cho viên quan mới. Người ta nói rằng các thị trưởng đã xuất hiện ở kinh thành từ đó trở về sau.

A-nô-la-đà giờ đây bắt đầu phát triển dần theo thời gian và được mô tả là một thành phố nguy nga vào thời vua Muṭasiva, con trai và người kế vị của vua Paṇḍukābhaya. Vua Muṭasiva chính là người đã lập ra khu vườn Mahāmeghavana (Đại Vân Lâm), trong đó có cái-gọi-là  ‘Vessagiriya’ (tự viện) ở phía Nam.[16] Đại Tự Viện và  khu

 

phụ cận, Cây Bồ-đề và những địa điểm khác với các đoàn thể tôn giáo quan trọng nhất được đặt trong khu vườn, cách xa hoàng thành, chính trị thành, hay nội thành.

Từ các nguồn tài liệu khác nhau, chúng ta có được những phác thảo rõ ràng hơn, đặc biệt là từ thời vua Devānampiya Tissa (thế kỷ thứ ba B.C.), khi Phật giáo được chính thức tiếp nhận trên hòn đảo. Điều được các học giả thời xưa chú trọng là vị trí của các cơ sở tôn giáo chứ không phải những vấn đề trong đời sống thường nhật của dân chúng. Người ta muốn những mô tả chính xác và các nhầm lẫn thường xảy ra trong nỗ lực xác định các vị trí là không thể làm lơ. Nhưng một vài trong số đó có thể được truy được với độ chính xác nhất định. Xem bản đồ trang 756.

Kinh thành có một cửa ngõ mở ra một trong bốn hướng chính. Theo truyền thống, cửa cát tường là cửa phía Đông, như trình bày dưới đây, hiện đã được xác định. Có lẽ đó là nơi trưởng lão Mahinda đã đi vào trong lần đầu tiên đến thăm kinh thành. Đối diện với cổng phía Nam và về phía Đông là khu vườn Nandana, còn được gọi là vườn Joti, nơi trưởng lão Mahinda đã thuyết pháp cho dân chúng sau khi thọ trai trong cung điện. Sau đó, ngài nghỉ ngơi cho đến sáng hôm sau ở vườn Mahāmegha xa hơn về phía Nam. Vào thế kỷ thứ nhất B.C., một vị Tissa nào đó đã xây dựng một hồ tắm trong khu vườn này. Một bức tường thành cao bảy cubit (khoảng 11 ft. ~ 3.35m) được xây dựng bởi vua Kuṭakaṇṇa Tissa (thế kỷ thứ nhất B.C.), người cũng đã xây dựng một con hào. Vào thế kỷ thứ nhất A.C., vua Vasabha tiếp tục nâng các bức tường thêm mười một cubit và xây dựng pháo đài tại các cổng.

Một cách chính xác, thời điểm nội thành xuất hiện không được xác định cụ thể nhưng sự phân ranh giới này được chú ý (có lẽ là lần đầu tiên) bởi vua Iḷanāga (33-43 A.C.) khi Aggipīṭhaka-pāsāda được ghi chép là đã tồn tại trong đó.[17]

Nội thị với cung điện bên trong một lần nữa được xác định dưới triều đại của vua Siri Meghavaṇṇa (301-28 A.C.) Nhà vua đã mang ở đó tôn tượng của trưởng lão Mahinda tới sảnh đường gần cung điện, vốn được đặt tại Cây Bồ-đề một thời gian trước đó. Tu sĩ Pháp Hiển, người đã đến thăm A-nô-la-đà khoảng một trăm năm sau thời vị vua này, đã mô tả ngắn gọn về kinh thành như dưới đây.[18]

“Trong thành có nhiều người Vaiśya (Phệ-xá) cao tuổi và các thương nhân Sabaean, họ có những ngôi nhà uy nghi và tráng lệ. Các con đường và lối đi được giữ gìn gọn gàng. Ở đầu bốn con phố chính có các giảng đường được xây dựng; tại đó vào các ngày thứ tám, mười bốn và mười lăm hàng tháng, người ta trải thảm và đặt bục giảng, còn tu sĩ và người dân thường từ mọi con phố tụ họp nghe giảng Luật. Người ta nói rằng trong vương quốc có thể có tới tổng cộng sáu vạn tu sĩ, những người nhận thực phẩm từ các cửa hàng tạp hóa. Ngoài ra, ở những nơi khác trong thành, nhà vua còn chuẩn bị nguồn cung thực phẩm chung cho năm hoặc sáu nghìn người nữa. Khi muốn, họ mang những chiếc bát lớn của mình và đi (đến nơi phân phối), lấy bao nhiêu tùy ý, rồi trở về với những chiếc bát đầy”.

Kinh thành được vị hành hương người Trung Hoa mô tả có lẽ là nội thành. Trong một đoạn văn trước đó, ông đã ghi chú: “Tịnh xá chứa Răng Phật cũng được xây dựng trong thành”, và tịnh xá này, như được đề cập dưới đây, nằm gần cung điện. Mặt khác, việc các thương nhân và những người khác sống trong nội thành không phải là truyền thống. Có lẽ vì vậy mà tu sĩ Pháp Hiển đã không phân biệt rõ ràng giữa hai thành.

Cung điện: Không thể xác định chính xác nơi ở của vua và hoàng tộc. Có các dấu hiệu sớm nhất từ thời của vua Devānampiya Tissa nhưng khá mơ hồ. Trong triều đại của vị vua này dường như có một nơi ở của hoàng tộc trong khu vườn Mahāmegha trước khi khu vườn được cúng dường cho Tăng đoàn. (Liệu sau đó dinh thự có được chuyển tới một nơi khác hay không chưa xác định được; có thể là có.) Bản thân cung điện nằm phía cổng sau của Mahābodhighara (Đại Bồ Đề Tự) [19], nơi vốn nằm về phía Bắc của Cây Bồ-đề và đối diện với sông Goḍhagaṅgā.[20] Về phía Nam của khu vườn là

 

một cây picula (Tamarix Indica- Cây liễu bách); đây là khu vực sân tròn (mālaka) nơi diễn ra các công việc của Tăng đoàn. Phía Bắc khu vực là bể tắm Marutta, vào lúc thích hợp sẽ được chuyển thành một jantāghara (hồ tắm có khu tắm nước nóng), nằm ở phía Đông của tháp Kālapāsāda.[21] Gần cổng ra vào (có thể là phía Bắc) của khu vực, Cây Bồ-đề (vẫn còn sống tới ngày nay) đã được trồng bởi vua Devānampiya. Trong vùng phụ cận hoàng gia là hồ Kakudha,[22] phần phía trên của hồ sau này được chọn làm nơi xây dựng Đại Bảo Tháp.

Tuy nhiên, có những lý do cho việc xác định vị trí cung điện nằm ở nơi khác.[23] Hiện câu hỏi vẫn đang để ngỏ.

Có một điều rõ ràng là không có một vị trí truyền thống cố định nào về cung điện.[24] Mặt khác, các tham khảo trong kinh điển  (và bia ký thế kỷ 12 A.C.) lại cho rằng, vị trí được chọn chủ yếu là xu hướng cá nhân giới hạn quanh những điềm lành thông thường. Một nơi ở của vua là ngôi làng Sitthagāma; sau đó được chuyển thành một bảo tháp và có lẽ gần với thành A-nô-la-đà.[25]

Cung điện của hoàng tử Sāliya (thế kỷ thứ 2 B.C.) nằm ở khu phía Tây của kinh thành và có lẽ không xa cổng này.[26]

Trong kinh điển còn tới ngày nay không có mô tả cụ thể về bất kỳ cung điện nào. Một đặc điểm gây tò mò về một trong số đó từng được nhắc đến là lối đi ngầm từ cung điện, nơi vua Mahinda V đã dùng để ẩn náu khỏi quân địch đang càn quét từ các cổng điện đòi cống nạp.[27]

Trong khu vực nội thành trên bản đồ, vài năm trước, đã lộ ra một tòa nhà được xác định là cung điện gần đây nhất của vua Vijayabāhu I. Nhà khảo cổ học S. Paranavitana chịu trách nhiệm việc khai quật và việc định danh được miêu tả trong công bố chính thức.[28] Theo đó, có vẻ như sơ đồ của tòa nhà này tương tự với cung điện được biết đến vào thế kỷ 12 từ các cung ở thành Polonnaruva và Pañḍuvasnuvara (Parākramapura – cũng theo cách gọi của chính ông). Nói một cách khái quát, tòa nhà chính là một khối nhà lớn ở trung tâm có nhiều tầng với các sảnh và phòng ốc. Các cửa sổ kiểu Pháp. Bao xung quanh tòa nhà và cách một khoảng sân trời nhỏ là các dãy phòng. Nhìn từ bên ngoài, toàn thể kiến trúc trông như một pháo đài, nghĩa là, chỉ có một hoặc hai ô cửa lớn. Các bức tường của khối nhà chính cũng được trát bằng một lớp thạch cao dày được sử dụng cho sàn nhà. Tại một trong ba sảnh đường, người ta tìm thấy dấu vết của màu nhuộm đỏ, vàng và đen.

Các ao và vườn cây cũng được đề cập trong khuôn viên cung điện. Ao Sen (Liên Trì) (Paduma-pokkharaṇī, sau này là Padumaghara) được ghi chép thuộc số những ao này.

 

Những khu nhà ở khác trong thành: Trong nội thành không chỉ có hoàng thành. Nơi ở của các tỳ-kheo ni cũng nằm trong thành nội. Một ni viện như vậy được biết đến qua bia ký là Mihind Aram Meheṇavara. Tuy nhiên, ranh giới của ni viện Hatthāḷhaka, ban đầu ở gần kề sông Kadamba-nadī, nằm bên ngoài tường thành sau khi ni viện Mihind Aram Meheṇavara được hoàn thiện bởi vua Kuṭakaṇṇa Tissa và Vasabha.[29] Còn có hai y viện, một của vua Kassapa V (914-23 A.C.) và một của quan Sena. Bảo tháp Xá lợi Răng, được mang về vào thế kỷ thứ tư A.C., được đặt gần cung điện. Tàn tích của bảo tháp này được xác định bởi E. R. Ayrton, người đã ghi chép về chúng.[30] Cạnh bảo tháp là là sảnh khất thực Mahāpāli [31] (cũng đã được xác định), nơi vật thực được triều đình cung cấp.

 

Các khu nhà ở ngoại thành: Có một hoặc hai ghi chép về các tư thất bên ngoài thành nội. Tuy nhiên, không thể định vị được  các tư thất này. Vào thế kỷ thứ mười A.C., vua Paṇḍu, người đã đến đảo để tìm kiếm sự trợ giúp của vua Dappula IV, đã được cấp một nơi ở bên ngoài thành. Cũng trong triều đại này, tướng quân Rakkhaka Ilaṅga đã xây dựng một trú sở không xa tháp Thūpārāma. Nó có thể thuộc dãy các tòa nhà
mà phần còn lại đã được các nhà khảo cổ phát hiện gần đây, nằm ở phía Bắc hồ Basavakkuḷam. Quy hoạch của dinh cơ tướng Rakkhaka Ilaṅga được mô tả là có vẻ ngoài lộng lẫy và được cho là có từ trước thời của vua Vijayabāhu I, là nơi ở của một chức sắc cấp cao, không hẳn là của người kế vị ngai vàng thời đó.
[32]

 

Đường phố: Trong bốn con phố chính, theo mô tả của vị du sĩ Trung Hoa và những người khác, có lẽ quan trọng nhất là đường Thượng Nhai (Đại Lộ) trong nội thành. Trong một văn bia, nó được gọi là Mañgul Maha Veya.[33] Theo một số tài liệu, con phố chính chạy từ tháp Thūpārāma từ cổng vào chính của kinh thành. Trên Thượng Nhai là y viện dành cho các tỳ-kheo ni, cũng như nơi trú ẩn, có lẽ dành cho các lữ hành giả. Vì các ni viện nằm trong nội thành nên các y viện cũng được đặt bên trong đó. Có thể có một con phố chính, phần mở rộng của con phố trước, bắt nguồn từ nội thành, chạy qua Đại Bảo Tháp đến Cây Bồ-đề [34], mà những người sùng đạo coi là một con đường thánh (via sacra); thực ra ngày nay nó được gọi là Thánh Lộ.

Ba con phố khác được biết đến trong sách vở  Sin-ha-la là Mahavāli, Chandravaṅka và Siñguruvak.[35] Con phố chính hướng Đông tại điểm nào đó được nối bởi một con đường cùng hướng từ phía Bắc thành.

 

Ngoại ô, làng mạc: Các vùng ngoại ô theo ghi chép là đã tồn tại từ khá sớm. Một bia ký có niên đại từ năm 303 A. C. viết về một tập trấn có tên Kaḷahumana thuộc phía Bắc khu vực nằm trong thành.[36] Làng Kolambālaka (Kolambahālaka) cũng ở gần cổng này và được đề cập vào thế kỷ thứ nhất B.C. Phía Đông là làng Mahatubaka.[37] Khả năng là có những ngôi làng hoặc thị trấn đối xứng thuộc phía Nam và phía Tây, chúng được gọi là những dvāragāma (làng cửa ngõ) trong các biên niên sử. Ngôi làng có tên Sāli (Helloligama, Hellola, hay Helloliya) có lẽ nằm gần cổng Tây. Chính ngôi làng này là quê hương của nàng Asokamālā diễm lệ có xuất thân hạ tiện, vì vẻ đẹp này mà con trai của vua Duṭṭhagāmaṇī đã từ bỏ ngai vàng. Ngôi làng nằm trong tầm nhìn từ bờ hồ Tissa.[38] 

 

Làng Cetāvī nằm ở phía Nam thành. Vua Eḷāra đã bại trận trước vua Duṭṭhagāmaṇī tại phía Nam thành và phía Đông Eḷārapaṭimāghara. Ở phía Đông của nơi vua tử trận là một ngôi làng của thợ gốm.[39]

 

Hoa viên: Ngoài những khu vườn đã được nhắc đến ở trên, còn có những hoa viên trong và xung quanh thành, nơi không chỉ quân vương mà cả thường dân cũng có thể đến ‘hít thở không khí’ và vui chơi. Một số vườn còn có bể cá, nhà tắm nóng lạnh, cống dẫn nước, kênh đào ngầm và một số công trình khác. Vườn cảnh, ghép cây, v.v., những ý tưởng mà ngày nay thường coi là tân tiến, đã thịnh hành vào thời xa xưa. Một câu chuyện sống động về chúng, cũng như về các nghệ nhân cùng trách nhiệm của họ và các loại hoa, đồ trang trí, đã được nhà khảo cổ S. Paranavitana[40] mô tả lại.

 

Hồ chứa: Một trong những công trình quan trọng nhất được những vị cai trị Tích Lan cổ đại thực hiện là thủy lợi. Vì mục đích này, các đời vua đã cho xây dựng các bể chứa, thực ra là các hồ nhân tạo rộng lớn, một điểm thú vị và định kỳ của vùng khô hạn. Ở A-nô-la-đà còn tồn tại hai hồ lớn. Ngoài ra cũng một số hồ nhỏ hơn, vốn là phần còn lại của những hồ lớn, cũng như dấu vết của những chiếc đã bị bỏ hoang từ lâu. Một nhà văn uyên bác cho rằng những vùng nước này được bố trí như vậy để tạo một tuyến phòng thủ trong chiến lược quân sự.[41] Hồ Tissa có từ thời vua Devānampiya Tissa. Ngày nay, nước hồ bị hạn chế cho việc sử dụng làm nước uống trong thành. Trong lịch sử, hồ là nơi tổ chức các lễ hội té nước và các hoạt động vui chơi tương tự, đặc biệt là trong suốt các lễ khánh chúc mừng thắng lợi. Một số vị vua, chẳng hạn như Buddhadāsa (thế kỷ thứ tư A.C.), từng tắm ở hồ này. Hồ lớn nhất hiện nay là Nuvaravāva (hồ thành) được dùng để tắm rửa. Nó gần thành phố mới. Không có manh mối nào về việc đào hồ, nhưng cũng có thể như ghi chép của Nakaravāvi trong một bia ký [42] vào thế kỷ thứ hai A.C. Hồ Gāmaṇīvāpi (bởi Gajabāhuka- gamaṇī), một hồ chứa khác, hiện vẫn chưa xác định được vị trí, được xem chính là hồ Bulankuḷam và Perimiyankuḷam ngày nay.[43] Thật thú vị khi biết rằng tất cả các hồ nước trong

 

thành hiện nay lấy nước từ đại hồ Kālavāpi (Kalāvāva) được vua Dhātusena (thế kỷ thứ tư A.C.) xây dựng và cách A-nô-la-đà năm mươi tư dặm trong đất liền. Kênh đào cấp nước, gọi là Jaya-gañga (hồ chiến thắng), trong suốt mười bảy dặm đầu tiên có một độ dốc mà ngày nay không thể thực hiện được nếu không có các thiết bị đo độ thăng bằng chuẩn.

 

Các kiến trúc tôn giáo: Phía Bắc: Vì các bảo tháp và những công trình tương tự sẽ được nói đến theo tên riêng nên chúng sẽ chỉ được nhắc đến ở đây nếu vị trí của chúng có thể cung cấp thêm thông tin định vị. Ở phía Bắc, phía ngoài cổng Bắc có ngôi đền của đạo lõa thể (Kỳ-Na giáo) gọi là Titthārāma từ thời vua Paṇḍukābhaya. Vào thế kỷ thứ nhất B.C., vua Vaṭṭagāmaṇī đã phá hủy ngôi đền và xây Vô Uý Sơn Tự trên đó. Tháp Kappūra (Kapārārāma), được nhắc đến vào thế kỷ thứ bảy và thứ chín A.C., cũng đã được xác định từ một bia ký thế kỷ thứ mười. Được xây dựng trên mảnh đất mà phái Đại Tự Viện tuyên bố là của mình, nhưng nó là một cơ sở của Vô Úy Sơn, gần đó và cạnh Ao Đôi (Kuṭṭam Pokuṇa), tàn tích của nó đã được phát hiện.[44] Đâu đó phía Bắc, có lẽ không quá xa nơi này, là tự viện Vessagiri, nơi năm trăm người vessa (Phệ-xá) mà trưởng lão Mahinda thu nhận vào Tăng đoàn, đã sinh sống. Vị trí này được cho là nằm trên con đường mà vua Vaṭṭagāmaṇī, sau bị bại trận trước những kẻ xâm lăng gần Kolambahālaka, đã chạy trốn về phía Bắc và ẩn náu trong rừng Vessagiri, nơi vua được trưởng lão Mahātissa của tự viện Kupikkkala cho ăn uống. Do đó, buộc phải nghi ngờ tính xác thực của cái tên “Vessagiriya” như phổ biến hiện nay. Có thể Vessagiriya thực sự thuộc dãy Galgiriyāva ngày nay mười dặm về phía Nam của tháp Sāsseruva (C. W. Nicholas trong JCBRAS. New Series, Vol. V, Pt. 2, p. 150).

 

Phía Đông: Bảo tháp Paṭhama được xây dựng không xa cổng phía Đông để đánh dấu nơi trưởng lão Mahinda đã nghỉ ngơi, gần với kinh thành trong chuyến thăm đầu tiên của ngài. Gần nó và bên bờ sông là bảo tháp Nivatta, nơi ngài được thuyết phục hủy bỏ việc trở lại Mihintalē. Phần còn lại của cánh cổng đã được Viện Điều tra Khảo cổ học

 

Tích Lan kiểm tra, tuy nhiên hầu hết những gì được tìm thấy sau đó cho thấy cánh cổng cũ đã bị phá hủy hoàn toàn. Một sắc lệnh trụ đá vào khoảng năm 935 A.C. dường như được tìm thấy ở vị trí gần đó. Trên đó ghi rằng một khu đất phía ngoài cánh cổng này đã được trao cho một y viện ở Maṇḍalagiri; phát hiện này đã ấn định vị trí của cánh cổng phía Đông.[45] Vua Siri Meghavaṇṇa đã xây tháp Sotthiyākara gần cổng phía Đông. Tự viện Hatthikkhanda, Goṇṇagirika cùng một trong hai tự viện Nagaraṅga cũng thuộc khu vực này. Bảo tháp lớn nhất ở phía Đông và không xa cổng thành là tháp Kỳ Viên, được vua Mahāsena xây dựng vào thế kỷ thứ tư A.C. để đối chọi với Đại Tự Viện mà nó đã trở thành một đối thủ đáng gờm. Con trai của vua chịu trách nhiệm về tự viện Pācīna-tissa-pabbata cách một khoảng về hướng Đông, phía dưới đập Nuvaravāva và trên đường đến Mihintalē. Một bia ký ngắn đã giúp xác định điều này.[46]

 

Phía Nam: Cạnh hai khu vườn nổi tiếng và Cây Bồ-đề, nổi bật nhất trong số các bảo tháp phía Nam là tự viện cổ Dakkhiṇa, được dựng bởi tướng Uttiya của vua Vaṭtagāmaṇī. Công việc của Viện Điều tra Khảo cổ học Tích Lan tại di tích đã tìm ra một số phiến đá lát vỉa hè, với một bia ký ít nhiều liên tục về mặt cổ ngữ, niên đại có thể xác định từ thế kỷ thứ ba A.C. Bia ký cho thấy tên của bảo tháp là “Tisa-maha-ceta thuộc Dakiṇi vihara”. (Đại bảo tháp Tissa thuộc tự viện Dakkhiṇa). Điều này một lần nữa được củng cố bởi một dòng chữ khác khắc trên bề mặt của một phiến đá gần bảo tháp. Văn bia ghi lại một sự cúng dường cho “Digama-parivana ở Dakaṇa vihara” (Tự viện Dakkhiṇa) và có thể xác định niên đại vào năm 643 A.C.[47] Tự viện Mūlavokāsa nằm ở phía Đông và gần với bảo tháp, nhưng điều này chưa được khẳng định. Một hồ chứa có tên Mahāgāmeṇḍi đã được xây dựng cho tự viện Dakkhiṇa vào đầu thế kỷ thứ nhất A.C. và có thể không xa tự viện. Về phía Nam tự viện Dakkhiṇa và cách Cây Bồ-đề một dặm về phía Tây Nam là tự viện Issarasamaṇaka, nơi một trong tám cây con của Cây Bồ-đề được trồng ngay sau khi được đưa đến kinh thành. Tự viện này còn được biết đến với tên Kassapagiri. Mặc dù được đặt cái tên phổ biến là Vessagiriya

 

danh tính của nó được tiết lộ trong các bản khắc đá vào khoảng thế kỷ thứ nhất A.C. là ‘Isiramaṇa’, một cái tên có thể được hiểu là Niềm vui của các Ẩn sĩ và từ đó hình thức Issarasamaṇa trong được phục hồi các biên niên sử là khá thông thái nhưng không chính xác đối với tiếng Pali, trong khi Isurumuṇi hiện đại là sự phát triển tự nhiên.[48] Phía Nam của tháp, vua Goṭhābhaya (thế kỷ thứ ba A.C.) đã xây dựng một tự viện tại nơi thi thể của vua Sirisaṅghabodhi được hỏa táng. Còn có một tự viện teen Nagaraṅgana ở phía Nam.

 

Phía Tây: Một điều khá kỳ lạ là hầu như không có kiến trúc nào được nhắc đến ở khu vực này. Phía Tây là khu vực dành cho người chết và có lẽ không được biết đến nhiều. Phế tích duy nhất còn lại, và cũng rất nổi bật, là của những thiền đường mà ngày nay gọi là Tây Phương Thiền Viện.

Không có sự nhầm lẫn nào giữa các bảo tháp Thūpārama, Maricavaṭṭi (Mirisavāṭiya), Đại Bảo Tháp (Ruvanvāli) và Kỳ Viên, vốn là những biểu tượng của thời hiện đại cũng như chúng đã từng thuở hoàng kim. Đại Bảo Tháp nằm xuôi theo hướng Tây Nam của tháp Thupārāma; nền đất giữa bảo tháp được san phẳng bởi vua Lañjatissa (119 B.C. – 110 B.C.) và thậm chí đến ngày nay vẫn hơi không cân. Bảo tháp Thūpārāma nổi bật bởi những đầu cột trụ đá được điêu khắc tinh xảo bao quanh tháp. Tháp Maricavaṭṭi, với việc trùng tu dở dang dạo gần đây, có những vāhalkaḍa (mặt tiền) được điêu khắc sớm nhất. Đại Bảo Tháp sau lần phục dựng gần nhất trong suốt Thế chiến II nhìn ra toàn cảnh thành phố nhờ kích thước khổng lồ của nó, ngày nay là ngôi đền được tôn kính nhất bởi sự liên quan của nó với một anh hùng dân tộc và vì truyền thống lưu trữ bộ sưu tập xá lợi Phật lớn nhất. Tháp Kỳ Viên, được xây vào thế kỷ thứ tư bởi vua Mahāsena, là bảo tháp đã hoàn thành lớn nhất, có lẽ trong toàn thế giới Phật giáo. Với sự tráng lệ của mình, bảo tháp chắc chắn là một công trình gây sửng sốt lòng người. Gần đó là tượng thất sừng sững, chắc hẳn là một ngôi đền lộng lẫy. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là tu sĩ Pháp Hiển không đề cập gì đến căn thất này; có lẽ nó đã được bảo vệ kỹ lưỡng trong thời gian ông sống tại thành, chỉ khoảng một trăm năm sau khi bảo tháp được xây

 

dựng. Cũng không thể giải thích được lý do tại sao ông lại không ghi chép gì về Đại Bảo Tháp, Thūpārāma và cả Maricavaṭṭi.

Không có nơi nào trong xứ sở có thể bắt gặp những công trình của quá khứ mà theo các biên niên sử, những chi phí khổng lồ như vậy được sử dụng hoang phí như ở đây, tại thành A-nô-la-đà. Ngược lại với những công trình đã được xác định và gọi tên, còn có những công trình khác mà danh tính vẫn chưa thể xác định. Các tên riêng ngày nay được cho các tự viện như Asokārāma (Paṅkuliya), Kuṭṭam Pokuṇa, Laṅkārāma, Toluvila, Mayura Piriveṇa, Queen’s Pavilion (Hoàng hậu Các), Isurumuṇiya[49], Kiribat Vehera[50], và một loạt các tên riêng khác đã được áp một cách tự do cho các công trình trứ danh mà tên nguyên bản của chúng hiện còn mông lung. Khi cổ thành được giao hoàn toàn cho các nhà khảo cổ học, chúng ta có thể hy vọng một ngày chúng được định danh chính xác.

Từ các biên niên sử và văn bia, đôi khi chúng ta biết được về những chi phí khổng lồ sử dụng cho việc xây dựng các đại bảo tháp và những công trình tương tự. Tuy nhiên, hầu như không có thông tin gì hé lộ về quy mô của cổ thành. Cuốn Pūjāvaliya (thế kỷ 13 A.C.) viết rằng tường thành dài tổng cộng mười sáu do-tuần, cứ sau mỗi bốn do tuần[51] lại có một cổng ở mỗi hướng. Cuốn Rājāvaliya (không chắc chắn về niên đại) chép bán kính mỗi cạnh là một do-tuần.[52] Những tính toán này rõ ràng là phóng đại, vì chúng sẽ khiến thành phố có chu vi từ 35 đến 50 dặm cùng số dân khổng lồ không thể hình dung nổi. Nếu con số tu sĩ Pháp Hiển đưa ra là năm ngàn tỳ-kheo thuộc hai tự viện lớn nhất được thêm vào với số người thuộc các tự viện lớn khác về con số các cư sĩ, ta sẽ có được mật độ được đảm bảo bởi kích thước phóng đại nói trên. Liệu giả thuyết này có thể đứng vững hay không là điều rất đáng nghi ngờ, vì với giả thuyết đó thì cả nước có thể đưa đến một con số không tưởng. Khoảng cách lớn nhất theo hướng Bắc-Nam có thể khoảng năm dặm, nghĩa là từ Puliyaṅkuḷama (Pubbārāma cổ) đến ‘Vessagiri’ (Issarasamaṇaka cổ). Khoảng cách Đông-Tây thì khó xác định. Ngay cả khu vực được tính toán theo cách đó sẽ là Đại A-nô-la-đà, có thể nói vậy, vì nó tính cả các tự viện mà theo các nguyên tắc của Luật tạng, sẽ cách xa thành phố thế tục.

Trước đó, cũng có những nhận xét rằng các biên niên sử gia không quan tâm đến những vấn đề vị lợi như

 

chúng ta, những giá trị mà ngày nay chúng ta áp lên chính mình. Do đó, có thể hiểu được lý do một người đã đắm mình trong các truyền thống Pali, có thể đồng cảm với hiếm hoi học giả Phật giáo Âu Tây nào.

“Vì ở đó, nơi mảnh đất xinh đẹp, giàu hoa trái nhất xứ Ấn Độ hay ranh giới của nó trong những nỗ lực và tác phẩm văn học không ngừng và đầy thành tựu,  từ thời A-dục vương đến thời đại của chúng ta, chưa bao giờ thiếu các vị thầy và trò nghiêm túc, tận tâm trong việc duy trì và truyền lại cho người kế tục và cho chúng ta nền văn học vô giá, đã dạy chúng ta biết bao điều về lịch sử tôn giáo, không chỉ ở Tích Lan, mà còn ở chính Ấn Độ.

“Do đó, các Biên niên sử gia đã không quá sai lầm khi nhấn mạnh khía cạnh này trong lịch sử của A-nô-la-đà. Thành phố sở hữu những di tích tráng lệ và lâu đời nhất, vượt qua giá trị lịch sử chỉ riêng với những thành tựu trí tuệ của nó.”[53]

Những bồn tắm lớn, những rừng thạch trụ, những mái vòm của các bảo tháp bao phủ bởi rừng rậm, những phiến đá khắc, tàn tích của những tự viện hẻo lánh, chúng là một trong số những những tượng đài của một nền văn minh từng là A-nô-la-đà vĩ đại. Nhưng, rất có thể, hơn cả những tượng đài này, dù chúng có hấp dẫn đến đâu, là sự thật rằng: âm thanh của của những đoàn hành hương liên tục vang vọng trong những khoảng rừng thưa vắng vẻ hoặc cất cao trong các khu chợ đông đúc với sức mạnh và cống hiến là thứ đầu tiên vang lên trong tâm tưởng họ hai nghìn ba trăm năm trước.

D. T. D.


[1] D. T. Devendra, Hình ảnh Đức Phật và Tích Lan (K. V. G de Bilva & Sons, Colombo, 1957),

[2] Tên đặt trong khu vực cho các bể chứa  nước thời xưa.

[3] EZ. V (I), tr. 20, 21, 23.

[4] Fernao de Queyroz, Cuộc chinh phạt Thế tục và và Tâm Linh Tích Lan (Bản dịch tiếng Anh bởi Fr. S. G. Perera, Colombo, 1930), Dẫn nhập. p. 14 và đoạn văn trang 12 & 1155.

[5] Mối liên hệ sử học, etc., tái bản bởi James MacLehose Sons, Glasgow, 1911), trang  9 & 256.

[6]  Lịch sử Ceilao của P. E. Pierls, Rebeiro, (Colombo, 1909), p. 196.

[7] R. W. Ievers, Cẩm nang tỉnh Trung Bắc, Tích Lan, (Colombo, 1891).

[8] Wallsinha Harischandra, Thành phố linh thiêng A-nô-la-đà, (Colombo, 1908), p. 32.

[9] R. W. Ievers, op. cit. p. 50.

[10] Wallsinha Harischandra, op. cit. p. 26

[11] Tiểu sử có tiêu đề Năm mươi năm ở Tích Lan của Tướng Thomas Skinner (Luân Đôn, 1891), pp. 162, 166 & 188.

[12] Tích Lan II, p. 611.

[13] Mhv. vii, 43; ix, 9 và 11; x, 73-102. Tác phẩm Mahābodhivaṃsa-gātapada Siṃhala-bodhivaṃsaya Saddharmā- laṅkāraya tiếng Sin-ha-la cũng cung cấp về các chi tiết về địa hình. Sơ đồ các công trình quan trọng  hơn trong số các công trình tôn giáo trước đó được đưa ra trong các tác phẩm tiếng Sin-ha-la trung đại mô tả khá kỳ lạ về sơ đồ là đặt trên một con sư tử đang đứng với đầu quay về phía đuôi, cp. Saddharmālaṅkāraya, op. cit., p. 388. Tất nhiên, đây là cách diễn đạt mỹ miều hơn là cách dùng địa hình. Trong thời hiện đại, các nghiên cứu của học giả Henry W. Parker, (Tích Lan cổ), Edward R. Ayrton (ASCMem. I, với các bài viết được A. M. Hocart biên tập) và S. Paranavitana (chủ yếu trong cuốn ASCAR. cho năm 1948), đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề .

[14] Trong bối cảnh này ‘Yakkha’ có lẽ là tên của các nhà biên niên sử cho một bộ phận cư dân bản xứ.

[15] Mhv. xxxvii, 44. S. Paranavitana giữ quan điểm rằng điều này không nói rằng ngôi đền cổ hơn đã bị di dời bởi ngôi đền sau này (JCBRAS. xxxi, trang 306). Tuy nhiên, xu hướng của đoạn văn Mahāvaṃsa không ủng hộ quan điểm của ông.

[16] EZ. I, (Bia ký số 2).

[17] MhvA. 646, 2 ff.

[18] Bản dịch của Legge, pp. 104 ff.

[19] MhvA. 344, 30. Vị trí nơi ở của hoàng gia cũng được thể hiện rõ trong Mhv. xv, 27, 28, 32-35. Tập Siṃhalabodhivaṃsaya viết nơi ở của hoàng gia phía ngoài cổng phía Tây của Cây Bồ-đề (Baddegama Kīrtisrī Dharmaratna’s 1929, ấn bản, trang 170). Tuy nhiên, S. Paranavitana (ASCAR. năm 1948) đã gọi hoàng thất là ‘lầu các’. Từ Maṇḍapa, thường được dùng cho nghĩa lầu các trong toàn bộ biên niên sử, không được sử dụng cho hoàng thất trú sở trong bối cảnh đang thảo luận. Học giả S. Paranavitana chỉ ra rằng, tập Thūpv thế kỷ mười ba, đã ghi cây Bồ-đề được trồng cách cổng thành phía Nam năm trăm cung trường (~7,62km).

[20] MhvA. Dẫn nhập. civ. Con sông duy nhất được định vị là Kadambanadi. Sông Goḍhagaṅgā chưa được xác định.

[21] MhvA. 344, 31 ff.

[22] Tập Siṃhalabodhivaṃsaya gọi nó là Kubukan. Khu vực xung quanh sau đó đã bị san bằng bởi vua Lañjatissa, cháu trai của vua Duṭṭhagāmaṇī (MhvA. 611, 23).

[23] Mhv. xv, 176, 178, v.v.

[24] ibid. xxiv, 34; xxv, 97; xxxvi, 99, là các ví dụ.

[25] ibid. liv, 6, 35.

[26] Paranavitana ở JCBRAS. xxxvi, p. 200 (n.2.) và ff.

[27] Mhv. lv. 7.

[28] ASCAR. năm 1950, pp. 18 ff. và năm 1952, pp. 25. Một bản đồ đính kèm với các cuộc khai quật của ông trong khu thành (ASCMem. III) cho thấy hai cái ao tương ứng ở góc phía Đông và phía Tây của Nội thành.

[29] MhvA. 411, 9 ff. Điều thú vị là tác giả trích dẫn ở đây tập Dīpavaṃsa-aṭṭhakathā (Chú giải Đảo Sử), hiện không còn tồn tại. EZ. I, p. 50 và II, p. 25.

[30] ASCMem. I.

[31] Cp. cũng là chuyện của tu sĩ Pháp Hiển. Còn có một trai đường tên Mahāpāli trong khuôn viên Mahāgāma (Mhv. xlv, 42). Vì vậy, tên này thuộc loại giống như tòa Ratanapāsāda. Từ này thực sự có nghĩa là nhà ăn hoặc nhà bếp (EZ. III, p. 134).

[32] ASCAR. năm 1951, pp. 29 ff.

[33] EZ. I (Bia ký số 4) và II (số 5).

[34] DPPN. I, 85 (tham khảo UdA. 238 và DA. ii, 573); EZ. II, 21; Mhv. xxxvii, 148 (và bản dịch tiếng Anh. câu 194, số 4). Skinner, Tennent và một số người khác có lẽ đã nhắc đến con phố này.

[35] Saddharmālaṅkāraya (Ấn bản 1911 của Kalutara Sārānanda Sthavira), p. 390.

[36] EZ. III, 181. Một hội thương nhân được nhắc đến ở đây (p. 178).

[37] loc. cit.

[38] Xem số 26. Ngôi làng cũng được ghi chép là cũng từng thuộc Mahāgāma. (Rasavāhinī II, 125).

[39] MhvA. 384, 18; 483, 8 ff.

[40] Xem số. 26.

[41] John Still, The Jungle Tide (William Blackwood & Sons), p. 88.

[42] EZ. III, 114 ff; CJSc. II, 89. Diện tích bề mặt của hồ này là 3.200 mẫu Anh và sức chứa khoảng 1.500 triệu ft khối.

[43] Dpv. xxii, 20, của vua Bhātika Tissa (143-67 A.C.) cho việc xây dựng một hồ chứa cùng tên.

[44] ASCAR. năm 1954, pp. 11, 12, 30; Mhv. 1. 77; lxv, 29- lxvi, 21.

[45] ASCAR. năm 1950, p. 16.

[46] ibid. năm 1940-45, pp. 22 ff. Bản thân ngọn núi, mặt khác, lại là địa điểm chiến lược diễn ra các cuộc giao tranh (Mhv. xli, 14 and xliv, 14), học giả Wilhelm Geiger cho nó thuộc về phía Đông thành. Không có ngọn núi nào gần với tự viện được xác định là kết nối hai nơi về mặt gần gũi địa lý.

[47] ASCAR. năm 1948 và EZ. V (I) 65 ff. Tự viện sau giờ có lẽ không còn bị làm ngơ về việc: một số người chấp nhận (cái-gọi-là) Lăng của Elāra là bảo tháp của tự viện Dakkhiṇa (Bản dịch của Cf. Geiger. Cūḷavaṃsa I, xlii, 14, n. 3). Theo tập Saddharmālaṅkāraya, bảo tháp được xây ở Maha- pulila-maluva (op. cit. p. 385). Kiến trúc đã bị cướp phá vào thời vua Kassapa II.

[48] S. Paranavitana in CJSc. II, 182.

[49] Nhà khảo cổ học S. Paranavitana cho rằng đây là tự viện Meghagiri nhắc đến trong cuốn Dāṭhāvaṃsa (Artibus Asiae, XVI, p. 182), nhưng so sánh những đóng góp của tác giả với tự viện Meghagiri (JCBRAS. 1963, p. 381).

[50] Có lẽ là Meghagiri phía Bắc, Cp. ghi chú ở trên.

[51] Anh ngữ: Abstract, biên tập bởi B. Gunasekara (Colombo, 1895), p. 21.

[52] Bản dịch Anh ngữ của B. Gunasekara (Colombo, 1900), p. 47.

[53] T. W. Rhys Davids trong  ERE. I, p. 600.