ANUPĀTTA
ANUPĀTTA (Tạng ngữ, ma-zin-pa: Hán ngữ: vô chấp thọ 無執受), pháp vượt trên cảm thọ.
Tập Đại Tỳ Bà Sa Luận (大毘婆沙論, Taishō, No. 1545; Mahāvibhāṣā-śāstra) giải thích upātta (chấp thọ) và anupātta (vô chấp thọ) như sau: chấp thọ bao gồm bốn pháp, đó là pháp đã sanh và chưa diệt, pháp hữu tình (sattvākhyā), pháp hữu đối (sa-pratigha) và pháp không được nghe. Pháp ‘đã sanh’ không bao gồm các pháp vị lai, ‘chưa diệt’ không bao gồm các pháp quá khứ. ‘Pháp hữu tình’ không bao gồm các pháp ‘vô tình’. Pháp ‘hữu đối’ không gồm ý xứ (manāyatana) và pháp xứ (dharmāyatana). Pháp ‘không được nghe’ không bao gồm hữu thanh (śabdāyatana). Những pháp còn lại không thuộc các nhóm trên là anupātta (vô thọ pháp).
Như vậy, vô chấp thọ là các pháp bao gồm chúng sanh vô tình, chúng sanh quá khứ và vị lai, các pháp vô đối và hữu thanh.
Bộ Sa luận tiếp tục trình bày vô chấp thọ trong mười hai āyatana (xứ) (sáu căn và sáu trần): có bao nhiêu là chấp thọ và bao nhiêu là vô chấp thọ. Trong thế giới cảm giác, chấp thọ là một phần của chín xứ, vô chấp thọ gồm phần còn lại của chín xứ đó và ba xứ còn lại. Ba xứ thuộc vô chấp thọ bao gồm thanh (śabha), tâm (mana) và đối tượng của thức (dharma: Taishō, Vol. 27, p. 712).
Tâm và đối tượng của thức là các pháp vô đối và hữu thanh nên chúng là vô chấp thọ. Khoảng năm giác quan và bốn đặc tính gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, sắc, hương, vị, xúc trong đó những đặc tính thuộc hiện tại là chấp thọ, thuộc
quá khứ và vị lai là vô chấp thọ. Nói một các khái quát, các pháp nằm ngoài cảm thọ là vô chấp thọ pháp.
K. Tmr.