ANANTASVARAGHOṢA
ANANTASVARAGHOṢA, một vị Bồ-tát, được biết đến là Wu-pien-yin-shêng-fu-ting, Wu-liang-shêng-fu-ting, Wu-liang-shêng-chuan-lun-fu-ting, Wu-pien-shêng-fu-ting, Wu-pien-yin-shêng-fu-ting-lun-wang hay Shêng-wu-pien-ting-lun-wang-p’u-sa, trong tiếng Trung Quốc; Muhen-onjō-butcchō ở tiếng Nhật Bản; và Sgra-dbyaṅs mthaḥ-yas-pa trong tiếng Tạng. Ông đứng tại vị trí thứ năm bên tay phải cuả Đức Phật Thích-ca Mâu-ni (Hbg. Fasc. 2, Pl.xii B) trong đàn trang Thích-ca của Thai tạng giới Mạn-đà-la (Garbhadhātumaṇḍala). Theo như Ta-miao-ching-kang-ta-kan-lu-chūn-na-li-yen-man-chih-ch’êng-fu-ting-ching, Tsun-shêng-fu-ting-hsiu-yū-ch’ieh-fa-kuei-I (cuộn số 1), và I-tzu-fu-ting-lun-wang-ching (cuộn thứ 4), Ngài có nước da màu vàng nhạt. Tay phải của Ngài được đặt trước ngực bên phải, ngón tay trỏ và ngón giữa hơi nghiêng về phía ngón cái. Tay trái đặt trên vùng bụng và từ tay Ngài phóng ra bông hoa sen, trên đó là một chiếc ốc xà cừ (śaṅkha) (ibid. Pl. xii A 8). Danh hiệu mật của Ngài là Miao-hsiang-ching-kang, mà có thể được khôi phục trong tiếng Phạn là Svaraghoṣa-vaija. Bīja hay chủng tự mạt của Ngài là huṃ, và giới nguyện hay biểu tượng là ốc xà cừ trên một bông hoa sen. Mudrā (ấn) hay cử chỉ mật của Ngài được gọi là shang-ch’ū-yin (śaṅkha-mudrā), tức là, hai tay bắt lại thành biểu tượng của añjali-mudrā (cử chỉ ấn chào đón) với ngón trỏ và ngón giữa ấn nhẹ vào nhau ở đầu các ngón tay. Nói cách khác, hai tay được đặt theo các này là để mô tả vỏ ốc xà cừ (śaṅkha). Thần chú của Ngài là No-mo-san-nan-t’o-nan-yūn-jo-yū-wu-his-ni-li-sha-ho-ha. Người ta nói rằng, vì khẩu của Ngài là vô hạn và sự giảng dạy của Ngài vô lượng nên Ngài được đặt với danh hiệu Anantasvaraghoṣa (Moc. 486).
R. A. G.