ĀNANTARYA-MĀGRA

ĀNANTARYA-MĀGRA (Tiếng Pali, ānantarika-magga; tiếng Tạng: bar-chad-med-paḥi-lam), ‘con đường ngay lập tức’, theo như BHS là ‘một hậu quả nhanh và ngay tức thì’. Đây là giải đoạn thứ hai trong bốn giai đoạn trong tiến trình của việc đạt tới giác ngộ.

Giai đoạn đầu tiên của bốn tiến trình là Gia-hạnh-đạo (prayoga-mārga), hay Phương-tiện-đạo (upāya-mārga), tại đây hành giả mong muốn thoát khỏi sự mê muội của chính mình và thực hành sơ khởi để đạt tới Phật quả. Giai đoạn thứ hai là Vô-gián-đạo (ānantarya-mārga) tại đó hành giả cắt mọi sự mê muội của mình. Giai đoạn thứ ba là Giải-thoát-đạo (vimukti-mārga) và tại đây hành giả đạt được sự thấu suốt của chân lý và thành tựu trạng thái giác ngộ. Và giải đoạn cuối cùng là Thắng-tiến-đạo (viśeṣa-maāga) tại đây hành giả hoàn thành sự giác ngộ của mình hay quan sát tâm trạng thái giải thoát khỏi mọi sự vô minh.

Do đó, Vô-gián-đạo là tiến trình từ đó một người vượt qua từ Gia-hạnh-đao để đi tới Giải-thoát-đạo. Và trên con đường người đó sẽ cắt đứt mọi sự vô minh, mê muội và đạt được giải thoát khỏi mọi ràng buộc. A-p’i-ta-mo-ta-p’i-p’o-sha-lun (Taishō, Số 1545; Abhidharmamahāvibhāṣa-śāstra) nói rằng tại Vô-gián-đạo hành giả cắt đứt sự vô minh và ngăn chặn sự tồn tại của các mê lầm mắc phải. Và ở đây sự dập tắt mê lầm đã được chắc chắn, bởi vì sự đạt được giải thoát khỏi vô minh (vi-saṃyoga) đã được thực hiện một cách đúng đắn (Taishō, Tập 279, trang 465). A-p’i-ta-mo-chū-shê-lun (Taishō, Số 1558; Abhidharmakośa-śāstra) tuyên bố rằng Vô-gián-đạo là con đường mà hành giả cắt đứt mọi vô minh mà nên bị cắt (Taishō, Tập 29, trang 132).

Ý nghĩa của “vô gián” (ānantarya), tác phẩm này đề cập như sau: trong số mười sáu hành vi của tâm thức (tám) khả năng nhẫn (kṣānti) thuộc về giai đoạn Vô-gián-đạo, bởi vì không có gì gây gián đoạn tới việc cắt đứt sự tiếp nhận vô minh. Và (tám loại) trí tuệ (Jñāna) thuộc về Giải-thoát-đạo (vimukti-mārga), bởi vì trí tuệ song hành cùng việc đạt được giải thoát sau khi sự tiếp nhận vô minh được cắt đứt. Là một điều hợp lý về thứ tự của hai cách thức này được đề cập bên trên, để nói về điều này trong thuật ngữ thế gian thì có thể giống như là để cho tên trộm ra khỏi nhà và sau đó đóng cửa lại (ibid. trang 122).

Theo như Giáo lý này, vô gián có nghĩa là những chướng ngại có thể cản trở việc cắt đứt vô minh đã không còn nữa. Nhưng Saṅghabhadra phản đối niềm tin này trong Abhidharma-nyāyānusāra của ông như sau: Nếu niềm tin này là đúng, Giải-thoát-đạo (vimukti-mārga) cũng phải được phân loại là Vô-gián-đạo (ānantarya-maāga), bởi vì trong giai đoạn Giải-thoát-đạo hành giả đạt được tự do và không có gì có thể cản trở nó. Vì thế, ý nghĩa của Vô-gián-đạo phải như sau: Vô gián là ānantarya, và như ānantarya là con đường, nó được gọi là Vô-gián-đạo. Không có con đường tương tự nào có thể cản trở giai đoạn Vô-gián-đạo khỏi việc là một duyên vô gián (pratyaya) tới Giác-ngộ-đạo (ibid. trang 690).

 Mọi sự vô minh được cắt đứt trên con đường này. Vì thế, giữa mười lăm hành vi của tâm của Thông-đạt-đạo (darśana-mārga), tám khả năng nhẫn (kṣānti) thuộc về con đường này, và bảy loại trí tuệ khác (Jñāna) thuộc về Giải-thoát-đạo. Tất cả chín sự tồn tại có chín loại vô minh mà nên được cắt đứt trên Tu-tập-đạo (bhāvanā-mārga), vì vậy có chín cách thức của Vô-gián-đạo trong mọi sự tồn tại để cắt đứt những vô minh này. Và cách thức cuối cùng mà để cắt đứt giai đoạn vô minh thứ chín của Akaniṣtha, đặc biệt được gọi là kim-cương-dụ-định (vajropamā-samādhi).

Con đường bao gồm cả sự thanh tịnh và bất tịnh nhưng kim-cương-dụ-định chỉ là sự thanh tịnh.

K. TMR.