ĀNANTARIKA-KAMMA
ĀNANTARIKA-KAMMA, ác-nghiệp vô-gián trọng-tội, tức là; một tội ác khủng khiếp sẽ mang đến quả báo ngay sau khi chết. [1] Đôi lúc được đề cập đến là ānantariya-kamma hay anantariya-kamma [2] và trong tiếng Phạn Phật Giáo là ānantarīyāṇi hay anantariyāṇi.[3] Có năm tội ác (ngũ nghịch tội) nằm trong danh sách này, đó là., kẻ giết mẹ (tiếng Pali: mātughāta; tiếng Phạn: mātṛghāta); kẻ giết cha (tiếng Pali: pitughāta; tiếng Phạn: pitṛghāta); giết một vị A-la-hán (tiếng Pali: arahantaghāta; tiếng Phạn: arhcdghāta); làm một vị Phật chảy máu (tiếng Pali: lohituppāda; tiếng Phạn: rudhirotpāda); gây chia rẽ Tăng đoàn (saṅgha-bheda). Khi chúng đưa đến quả báo vào đời sau, chúng được gọi là upapajja-vedanīya-kamma. Một tên khác là yaggaruka[4] (chính là rất nặng nề). Một người phạm vào bất kỳ tội ác nào trong số những tội ác này sẽ bị đọa sinh vào địa ngục (āpāyika, nerayika) và được cho là lỗi lầm không thể cứu vãn (atekiccha)[5]. Do đó, những ác-nghiệp vô-gián trọng-tội cũng được cho là đảm bảo cho việc có một số phận bất hạnh (micchatta-niyāma)[6]. Và chúng cản trở sự tiến bộ tâm linh của người đó, chúng được gọi là kammāvaraṇa[7].
Để tội giết mẹ hay giết cha trở thành một ác-nghiệp vô-gián trọng-tội khi cả kẻ phạm tội và nạn nhân đều phải là con người và nạn nhân không phải là người thay đổi giới tính. Một kẻ sát hại bậc A-la-hán là con người thì sẽ phạm vào ác-nghiệp vô-gián trọng-tội nhưng nếu giết một vị A-la-hán phi nhân thì chỉ là một tội nghiêm trọng chứ không tính là ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Nếu vị A-la-hán chết vì vết thương bị gây ra dù là trước khi vị đó đạt được Quả A-la-hán, kẻ giết người vẫn phạm vào ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Làm một vị Phật chảy máu, nếu thực hiện với động cơ bất thiện của việc cố ý làm đau Ngài, là ác-nghiệp vô-gián trọng-tội, nhưng cũng hành động như vậy với động cơ thiện lành để chữa bệnh cho Ngài thì là một công đức lớn lao. Gây chia rẽ Tăng đoàn (q.v.) có thể nhận hậu quả theo năm cách nhưng chỉ bởi một vị tu sĩ thông thường, thuộc về cùng một cộng đồng và ở trong cùng một khu vực. Tuy nhiên nếu sự chia rẽ là không có chủ ý và thực hiện với một động cơ tốt của việc bảo tồn Giáo Pháp thì người thực hiện không bị phạm tội.[8]
Việc ngăn chặn hậu quả của ác-nghiệp vô-gián trọng-tội là không thể. “Người đó có thể lấp đầy toàn bộ vũ trụ bằng những Bảo Tháp bằng vàng với kích cỡ bằng Mahā-Cetiya (một thuật ngữ thường được dùng để nói về trụ bằng những Bảo Tháp bằng vàng với kích cỡ bằng Mahā-Cetiya (một thuật ngữ thường được dùng để nói về Bảo Tháp Vĩ đại ở Anurādhapura), anh ta có thể cúng dường số lượng các vị tu sĩ nhiều đến mức có thể lấp đầy toàn bộ vũ trụ, hay anh ta có thể đi theo Đức Phật, bám vào gấu áo Ngài, nhưng chắc chắn người đó sẽ vẫn bị tái sinh trong địa ngục vào thời điểm thân thể bị tan rã.”[9] Đối với anh ta, sẽ không có bất kỳ sự phát triển nào trong tâm thức với sự trợ giúp của kasiṇas hay bất kỳ kammaṭṭhāna nào khác (những đối tượng rèn luyện tâm). [10] Thậm chí dù cho anh ta có cơ hội được lắng nghe Chánh Pháp thì cũng là điều không thể để anh ta bước vào con đường chân chính.[11] Cũng như vậy, cũng sẽ là điều không thể để một người có chánh kiến bị phạm vào ác-nghiệp vô-gián trọng-tội.[12] Theo như Luật Tạng, sự truyền giới xuất gia (na upasampādetabba) không nên được ban cho một người đã phạm phải một trong ngũ nghịch tội và nếu người đó đã xuất gia thì nên bị trục xuất.[13] Ngoài ra, sẽ việc vi phạm tà hạnh (dukkaṭa) khi tụng đọc giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa (Pātimokkha) trong hội chúng có người phạm phải nếu có một người phạm ác-nghiệp vô-gián trọng-tội[14] hay xuất gia cho một người có một trong số chúng như vị Thầy của anh ta.[15] Một Tăng-pháp (formal act) (saṅgha-kamma) được thực hiện bởi một hội chúng mà bao gồm một trong số họ là không hợp lệ.[16] Khi anh ta bị trục xuất khỏi Tăng đoàn, người đã phạm ác-nghiệp vô-gián trọng-tội sẽ không thể khôi phục lại vị trí trước kia.[17]
Trong những ngũ nghịch tội này, chia rẽ Tăng đoàn đứng đầu tiên theo thứ tự về mức độ phạm tội. Trong Câu-xá luận (Abhidharmakośa) ví nó như việc làm tổn thương Pháp thân Phật.[18] Một người gây chia rẽ Tăng đoàn sẽ được định sẵn cho việc phải trải qua sự khổ đau trong địa ngục trong một kiếp[19] – một āyukappa (một đời) theo như nhà luận giải[20] – trong khi hình phạt cho bốn tội còn lại thì thấp hơn.[21] Thứ tự tiếp theo về mức độ phạm tội là làm chảy máu thân Phật (lohituppāda) và giết một vị A-la-hán (arahantaghāta). Nếu cả cha và mẹ của một người đều có đức hạnh như nhau hay đều theo đức hạnh như nhau thì tội giết mẹ sẽ được cho là tội ác nặng hơn. Nhưng nếu người cha giàu đức hạnh hơn thì tội giết cha sẽ trở thành tội nặng hơn. Trong trường hợp một người phạm nhiều hơn một ác-nghiệp vô-gián trọng-tội thì tội nặng nhất sẽ nhận quả báo ngay sau khi qua đời và phần còn lại trở thành nghiệp vô hiệu lực (ahosi).[22]
Bộ Ngữ Tông (Kathāvatthu) thảo luận một vài điểm tranh cãi liên quan đến chủ đề này. Câu hỏi là liệu những hành động không chủ ý của bất kỳ tội nào trong ngũ nghịch tội có khiến một người phạm tội không, được đưa ra và bác bỏ.[23] Nhà luận giải cho rằng quan điểm bác bỏ là của Uttarāpathakas.[24]
Thật kỳ lạ, Mãn-túc-hy-cầu-luận (Manorathapūraṇī) cũng có cùng quan điểm với việc giết mẹ, giết cha và giết các vị A-la-hán.[25] Luận giải Luật Tạng cũng đồng thuận với bộ Ngữ-tông nhưng đưa ra một ngoại lệ liên quan tới việc giết cha.[26] Theo đó, nếu một người con trai của một cô gái điếm, người không biết đến cha của mình, giết cha mình mà không có động cơ của việc giết cha, thì anh ta vẫn phạm vào ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Một câu hỏi khác được đưa ra là liệu một người tiếp tay cho ác-nghiệp vô-gián trọng-tội có thể bước vào con đường chánh pháp không. Quan điểm của Nguyên Thuỷ là một người phải nhận một lệnh bắt vĩnh viễn hoặc lâu dài (niyatā-āṇatti) thì sẽ không thể bước vào con đường chánh pháp trong khi người nhận lệnh không thường xuyên (aniyatā-āṇatti) có thể làm như vậy. Nhưng Uttarāpathakas giữ quan điểm rằng cả hai nhóm đều không có khả năng bước vào con đường chánh pháp.[27] Một quan điểm khác được cho là của cùng trường phái rằng một người sẽ được định sẵn sự khổ đau trong luân hồi trong một kiếp, với tội chia rẽ Tăng đoàn, không thể đạt được nhận thức đức hạnh. Theo như truyền thống Nguyên Thuỷ, người đó có đạt được nhận thức đức hạnh liên quan đến cõi dục giới, nhưng không phải là nhận thức đức hạnh siêu phàm (mahaggata) hay siêu việt (lokuttara) mà nhờ đó sự định đoạt số phận của người đó có thể được ngăn chặn.[28] Câu-xá-luận (Abhidharmakośa) giữ quan điểm rằng một người sẽ phá huỷ toàn bộ kuśala-mūlas (những gốc rễ thiện lành) của anh ta nếu bị vướng vào ác-nghiệp vô-gián trọng-tội và anh ta sẽ không thể đạt được bất kỳ công đức nào trong đời này. Nhưng người đó có thể tích lũy công đức vào kiếp sau.[29] Bộ Ngữ-Tông bác bỏ quan điểm của Vương-sơn-trú bộ (Rājagirika) rằng một người chia rẽ Tăng đoàn sẽ phải chịu khổ đau trong toàn bộ vòng luân hồi hay trong các kiếp và nó có thể sẽ khiến người đó phải chịu khổ đau nhiều hơn một kiếp. Theo truyền thống Nguyên Thuỷ, sự khổ đau bị hạn chế chỉ trong một đời (āyu-kappa) dù nó được kéo dài trong toàn bộ vòng luân hồi hay ít hơn.[30]
Trong khi đồng thuận với toàn bộ các tác phẩm tiếng Pali, Câu-xá-luận đưa ra một vài sự khác biệt trong sự lý giải của nó về năm ác-nghiệp vô-gián trọng-tội. Theo đó, ác-nghiệp vô-gián trọng-tội là việc giết cha hoặc mẹ dù họ có thay đổi giới tính hay không.[31] Một hoạn quan hay những người giống như vậy không có khả năng để thực hiện hành động của ác-nghiệp vô-gián trọng-tội bằng việc giết mẹ hoặc giết cha.[32] Cái chết của một vị A-la-hán từ việc bị thương tích trước khi chứng quả A-la-hán sẽ không khiến kẻ giết người bị phạm vào ác-nghiệp vô-gián trọng-tội.[33] Câu-xá-luận không lấy đức hạnh làm tiêu chí quyết định mức độ nghiêm trọng tương đối của tội giết mẹ hay giết cha. Trong mọi trường hợp, tội giết mẹ được cho là tội ác nặng hơn. Ác-nghiệp vô-gián trọng-tội được cho là chỉ có thể thực hiện được ở ba lục địa (mahā-dvīpa), Uttarakuru bị loại trừ.[34] Tác phẩm đưa ra một danh sách nhiều hơn ngũ nghịch tội được miêu tả là upānantaryāni (ác-nghiệp vô-gián trọng-tội thứ cấp) hoặc ānantarya-sabhā-gāni (ngang bằng với ác-nghiệp vô-gián trọng-tội), đó là, xâm hại mẹ của một vị nữ A-la-hán; giết hạt một vị Bồ-tát cam kết giác ngộ; giết hại một vị tu sĩ đang rèn luyện trên con đường trở thành bậc A-la-hán; tước đoạt nguồn tịnh tài của Tăng đoàn và phá huỷ Bảo Tháo. Những tội này được xem là nghiêm trọng tương tự với ngũ nghịch tội.[35] Quan điểm chính thống là năm điều này cũng là ác-nghiệp vô-gián trọng-tội trong khi một vài vị Thầy cho rằng chúng sẽ đem đến kết quả của việc khổ đau trong địa ngục nhưng không bị vô gián ngay lập tức sau khi chết.[36] Trong Mãn-túc-hy-cầu-luận (Mano-rathapūraṇī), cũng có một vài điểm như, phá huỷ Bảo Tháp và giết hại người thiết lập trong một trong số những quả thấp- Thánh quả Dự lưu-Tu đà hoàn (sotāpanna), -được cho là những tội ác nghiêm trọng (bhāriya, ānantariya-sadisa) nhưng không được tính là ác-nghiệp vô-gián trọng-tội.[37]
Tập Bồ-tát học luận (Śikṣāsamuccaya) miêu tả ngũ nghịch ác-nghiệp vô-gián trọng-tội là một trong năm tội lỗi gốc (mūlāpattu) của một vị hoàng từ được xức dầu[38] và cũng là của một vị Bồ-tát[39]. Trong một vài tác phẩm Đại thừa khác, như Kim-quang-minh Kinh (Suvarṇapra-bhāsa), được tìm thấy một nhóm năm ác-nghiệp vô-gián trọng-tội được gọi là năm ác-nghiệp vô-gián trọng-tội chính yếu (mūla-pañcānantaryāṇi karmāṇi), đó là, phá huỷ một Bảo Tháp hay Tu viện; đốt Kinh sách, tôn tượng và ăn cắp tài sản của Tăng đoàn; lăng mạ Giáo lý của các đệ tử, vì các vị Độc-giác Phật, và của những bậc Đại Thừa và che giấu Giáo lý cốt yếu của các vị; bỏ tủ một vị ẩn sĩ, đánh đập vị hoặc bắt vị quay trở lại cuộc sống thế gian; phạm vào một trong ngũ nghịch;và không có niềm tin vào luật nhân quả và đi đến cực điểm để tận hưởng khoái lạc của dục lạc giác quan. Đây là tội ác khủng khiếp khi gây ra, phạm vào hoặc vui mừng trong bất kỳ những hành động nào như vậy. Ch’uei-chi, nhà luận giải Trung Quốc của Du-già sư địa luận (Yogācārabhūmi), nói rằng hai nhóm đầu của ác-nghiệp vô-gián trọng-tội là chung với cả truyền thống Đại Thừa và Tiểu Thừa, trong khi nhóm thứ ba chỉ được thấy trong nhóm trước.[40]
Kinh Laṅkāvatāra[41] đưa ra một sự diễn giải tâm linh cho mỗi một tội ngũ nghịch, nó được gọi là những vô gián bên ngoài (bāhyāni ānantaryāṇi). Theo đó, tội giết mẹ là sự tiêu diệt tất cả các tham ái sản sinh cùng hỷ và dục; tội giết mẹ là sự phá huỷ vô minh; và giết một vị A-la-hán là việc tiêu diệt mọi đam mê như sân hận; chia rẽ Tăng đoàn là phá vỡ hoàn toàn sự kết hợp của các uẩn và làm một vị Phật chảy máu là tiêu diệt tám lần thân nhận thức. Đây là năm sự vô gián tâm linh. Bằng việc nhận ra chúng một người sẽ trải nghiệm ác-nghiệp vô-gián trọng-tội của sự chứng ngộ đối với Giáo Pháp.
C.W.
[1] KvuA. 141.
[2] A. III, 439.
[3] BHS. s. v. Ānantarya
[4] AA. II, 211 f.; Vism. 515 f.
[5] A. III, 146.
[6] KvuA. 143.
[7] Vism. 143.
[8] AA. II, 5-9; Vin. II, 204.
[9] AA. II, 5.
[10] Vism. 144.
[11] A. III, 436.
[12] Ibid. 439.
[13] Vin. IV, 88 f.
[14] Ibid. 136.
[15] Ibid. 90.
[16] Ibid. 320.
[17] Ibid. 322.
[18] AbhK. 122.
[19] Vin. II, 198; A. V, 75 f; AbhK. 120.
[20] AA. V, 35.
[21] Ibid. II, 8.
[22] Loc. cit.
[23] Kvu. 593.
[24] KvuA. 183.
[25] AA. II, 5.
[26] VinA. V, 1023.
[27] Kvu. II, 478 f; KvuA. 141 f.
[28] Kvu. 477 f; KvuA. 141.
[29] AbhK. 113.
[30] Kvu. 476; KvuA. 140.
[31] AbhK. 122.
[32] Ibid. 119.
[33] Moc. 1124.
[34] AbhK. 119.
[35] Ibid. 123; Moc. 1125
[36] Taishō, tập 41, trang 280b
[37] Ibid. 67.
[38] Sikṣ. 60.
[39] Ibid. 67.
[40] Moc. 1126.
[41] Lank. 138 f.