ANANTAMUKHA-NIRHĀRA-NĀMA-DHĀRAṆĪ (Ārya-å)

ANANTAMUKHA-NIRHĀRA-NĀMA-DHĀRAṆĪ (Ārya-å), tên của Kinh Đại Thừa (Mahāyāna Sūtra), một đoạn của phiên bản tiếng Phạn mà đã được chỉnh sửa và chuyển dịch lại bởi F.W. Thomas (TurkRem. Trang 86). Đoạn này đề cập đến một kỳ tích về năng lực siêu nhiên được thi triển bởi Ngài Xá-lợi-phất, từ đó mà tất cả các tu sĩ cư trú trong vùng lân cận đều tụ hợp lại trong sảnh của Mahāvana.

Một đoạn thơ được cho là từ Anantamukha-nirhā-ra-dhāraṇī xuất hiện trong Śikṣāsamuccaya (trang 18), tathānanta-mukha-nirhāradhāraṇyām apyukteṃ:

Ye ke cit satvāna bhavanti vigrahāḥ

Parigrahas tatra nidānamūlaṃ

Tasmāt tyajeyyātra bhavel tṛṣṇā

Utsṛṣṭa-tṛṣṇasya-hi dhāraṇī bhavel

Bendall đã chuyển dịch như sau: Vì vậy, người ta nói rằng trong Anantamukha-nirhāra-dhāraṇī: bất cứ nơi nào xung đột xảy ra giữa những sinh vật sống thì cảm giác của sự sở hữu là nguyên nhân của nó. Vì lý do này, hãy để một người rời khỏi bất cứ nơi nào mà ham muốn có thể nảy sinh. Thế gian ở dưới chân người mà có thể đoạn trừ dục vọng.

Phiên bản tiếng Tạng của Anantamukha-nirhāra-nāma-dhāraṇī, được cho là được chuyển dịch từ bản tiếng Phạn bởi Prajñāvarma và Ye-śes sde, xuất hiện trong phần Rgyud (Mật điển) của Luật Tạng dưới tiêu đề Ḥphags-pa sgo-mthaḥ-yas-pas bsgrub-pa shes-bya-baḥo gzuṅs (Peking Ed. Tiếng Tạng. Trip., ed. D.T.Suzuki, tập II, Số 539, pp. 161-5. Cp. ŌM. 539). Theo phiên bản này bắt đầu bằng sự tôn thờ Đức Phật và tất cả Chư Bồ-tát, địa điểm thuyết giảng bản Kinh ở Kūṭāgāraśālā tại Mahāvana ở Viśālā. Đức Phật đã nhắc đến Ngài Mục-kiền-liên (Maudgalyāyana) và chỉ dạy, “Hãy để tất cả những vị tu sĩ sống trong hàng nghìn thế giới mà ông đã thăm tụ hội ở hội trường Kūṭāgāra”. Ngay lập tức, Ngài Mục-kiền-liên xuất hiện trên đỉnh của ngọn núi Sumeru và nói trong một âm thanh mà có thể được nghe và hiểu trong hàng ngàn thế giới, “Hãy nghe đây, tất cả các chúng sinh trên thế gian này! Một bài Pháp sẽ được thuyết giảng tại đây. Nguyện những ai mong muốn được lắng nghe hãy đến.”

Nghe thấy điều này, bốn vạn tu sĩ đã tập hợp tại đó. Sau đó Ngài Xá-lợi-phất đã thi triển năng lực siêu nhiên và tập hợp tất cả các tu sĩ là đệ tử của truyền thống Thanh Văn Thừa (Śrāvakayāna), Độc Giác Thừa (Pratyekabuddhayāns) và Đại thừa (Mahāyāna). Đức Phật sau đó đã đề cập đến các vị Bồ-tát thuộc nhiều cấp khác nhau, một vài vị đã được đề cập đến tên và mong rằng các vị sẽ tập hợp lại. Các vị đã tập hợp lại trong các nhóm hàng triệu vị. Ngài Xá-lợi-phất đã thấy sự thành tựu đáng ngưỡng mộ của các vị Bồ-tát và thỉnh cầu Đức Phật làm cách nào mà các vị đạt được thành tựu đó. Đức Phật đã chỉ dạy rằng đó là nhờ có sức mạnh của năng lực chân ngôn (dhāraṇī) mà Ngài trích dẫn.

 

 

Những phần của chân ngôn được trích dẫn tại đây như sau:

A-ne a-ne a-ne mukhe mukhe samantamukhe jyotisame satyārame… anantagate anantagate… dharmadha nihare vinale visodhane… samantaprabhe vipulaprabhe vipularaśmi sambhave samantamukhe sarvatrānugate… svāhā. Một bài tán thán về những hiệu quả tốt lành của chân ngôn và lợi lạc của việc biết đến nó. Bài tán thán chủ yếu dưới dạng văn xuôi được xen kẽ bởi một vài khổ thơ. Bản Kinh kết thúc với lời tuyên bố rằng hội chúng tán thán bài Pháp của Đức Phật.

Bản Kinh xuất hiện ở đâu đó trong Luật Tạng dưới tiêu đề Ārya-anantamukha-sādhaka-nāma-dhāraṇī (Peking Ed. Tiếng Tạng. Trip., ed. D.T.Suzuki, XXXII, Số 808. Cp. TM. Nos. 140, 525, 914).

Có chín phiên bản tiếng Trung Quốc của tác phẩm này như sau:

(1) Shê-li-fu-t’o-lo-ni-ching (Nanjio, Số 353; Taishō, Số 1016) hoặc Śariputra-dhāraṇī-sūtra, được chuyển dịch bởi Sêng-ch’ieh-p’o-lo (Saṅghapāla) của triều đại nhà Lương (Liang dynasty) vào 506-20 sau Công Nguyên. Ông là một sa-môn (śramaṇa) từ Fu-nan; (2) Ch’u-shêng-wu-pien-mén-t’o-lo-ni-ching (Nanjio, Số 956; Taishō, Số 1009) hay Buddha-bhāṣita-jātānantamukha- dhāraṇī-sūtra, mà là một bản chuyển dịch sau này của bản trước đó. Dịch giả không được biết đến và việc soạn thảo nó không được ghi nhận một giai đoạn cụ thể nào; (3) Wu-liang-mén-wei-mi-ch’ih-ching (Nanjio, Số 355; Taishō, Số 1011) hay là Buddhabāṣita-amitamukha- guhyadhara- sūtra, được chuyển dịch bởi Chih-ch’ien (Nanjio, phụ lục II, 18) của triều đại Đông Ngô (Wu dynasty) vào 223-53 sau Công Nguyên. Dịch giả được tôn vinh với tên gọi văn học “Kung-min” (đáng kính trọng và trí tuệ); (4) Ch’u-shêng-wu-liang-mén-ch’ih-ching (Nanjio, Số 356; Taishō, Số 1012) hay Buddhabhāṣta- jātānantamukhadhara- sūtra, được chuyển dịch bởi Phật-đà-bạt-đà-la – Buddhabhadra của triều đại Đông Tsin (Eastern Tsin dynasty) vào năm 398-421 sau Công Nguyên. Ông là một sa-môn người Ấn Độ; (5) A-nan-t’o-mu-ch’ū-ni- ho-li-t’o-ching (Nanjio, Số 358; Taishō, Số 1013) hay Anantamukha-nirhāra-dhāraṇī-sūtra, được chuyển dịch bởi Ch’iu-na-po-t’o-lo (Cầu-na-bạt-đà-la Guṇabhadra), của triều đại nhà Tống vào năm 435-43 sau Công Nguyên. Ông là một sa-môn từ trung Ấn; (6) Wu-liang-mén-p’o-mo-t’o-lo-ni-ching (Nanjio, Số 354; Taishō, Số 1014) hay Buddhabhāṣita-amitamukha- mārạid-dhāraṇī-sūtra, được chuyển dịch bởi Kung-té-chih (Guṇaśīla), của đầu triều đại nhà Tống vào năm 462 sau Công Nguyên. Ông là một sa-môn của tây giáo (Nanjio, phụ lục II, 85); (7) A-nan-t’o-mu-ch’u-ni-ho-li-t’o-lin-ni-ching (Nanjio, Số 357; Taishō, Số 1015) hay Ananta-mukha- nirhāra-dhāraṇī-sūtra, được chuyển dịch Taishō, Số 1015)

 

hay Ananta-mukha-nirhāra-dhāraṇī-sūtra, được chuyển dịch bởi Fu-t’o-shan-to (Phật- đà-phiến-đa – Buddhaśānta) của các triều đại Bắc Nguỵ và Đông Nguỵ năm 524-38 hay 539 sau Công Nguyên. Vị dịch giả này cũng là một sa-môn người Ấn Độ; (8) I-hsiang-ch’u-shêng-p’u-sa-ching (Nanjio, Số 359; Taishō, Số 1017) hay Buddhabhāṣita-ekamukhajāta- bodhisattva-sūtra, được chuyển dịch bởi Tu-na chüah-to (Jñānagupta) của triều đại nhà Tùy (Sui dynasty) vào năm 585 sau Công Nguyên; và (9) Ch’u-shêng-wu- pien-mén-t’o-lo-ni-ching (Nanjio, Số 360; Taishō, Số 1018) hay Jātamukha-dhāraṇī-sūtra, được chuyển dịch bởi Shih Chih-yen của triều đại nhà Đường năm 721 sau Công Nguyên.

R. H. & R. A. G.