ĀNANDA SUTTA

ĀNANDA SUTTA. Cả trong Tương-ưng-bộ và trong Tăng Chi Bộ đều được tìm thấy một vài bản Kinh dưới tên này mà Ānanda, đệ tử và là thị giả riêng của Đức Phật, được thể hiện dưới rất nhiều cách thức khác nhau. Đôi lúc Ānanda là người ban truyền những bài giảng hoặc Ngài là người thọ nhận những lời chỉ dạy của Đức Phật. Vào những thời điểm khác, Ānanda giải thích một điểm nào đó dưới yêu cầu của Đức Phật và thọ nhận sự xác nhận của Ngài, hoặc chính Đức Phật sẽ là người trả lời những câu hỏi của Ānanda. Những phần quan trọng hơn được nếu chi tiết ở đây:

 

(1)                Một bài Kinh (S. I, 188), tại đó Ānanda khuyên dạy Vaṅgīsa tránh những đối tượng bị cuốn hút, hãy coi chúng như những đối tượng ốm yếu và không có linh hồn, để từ đó rèn luyện tâm thức. Ngài chỉ dạy rằng bằng cách hành động như vậy, ngọn lửa đam mê có thể được dập tắt.

(2)                Một bài Kinh (S. I, 199), tại đó một vị Bổn Tôn đã mong muốn thúc đẩy Ānanda, thỉnh cầu Ngài phát triển tâm thức và sự cẩn trọng.

(3)                Một bài Kinh (S. III, 24), tại đó, Đức Phật nói Ānanda hãy đi tới sự tồn tại của năm uẩn (khandha) được gọi là “sự chấm dứt” (nirodha).

(4)                Một bài Kinh (S. III, 37), tại đó Ānanda trả lời cho một câu hỏi của Đức Phật, Ngài nói rằng duyên khởi, sự chấm dứt, sự thay đổi là những minh chứng cho sự tồn tại của năm uẩn (khandha).

(5)                Một bài Kinh (S. III, 38-40), tại đó Ānanda trả lời cho một câu hỏi của Đức Phật, Ngài nói rằng duyên khởi, sự
chấm dứt và sự thay đổi là minh chứng cho sự tồn tại của năm uẩn (khandha) của quá khứ, hiện tại và tương lai.

(6)                Một bài Kinh (S. III, 105), tại đó Ngài Ānanda thuật lại lời nói của Puṇṇa Mantāniputta rằng ý niệm “Tôi hiện hữu” sinh khởi từ sự ghi nhận sự tồn tại của năm uẩn (khandha) mà chúng vô thường.

(7)                Một bài Kinh (S. IV, 400), tại đó Đức Phật giải thích cho Ānanda tại sao Ngài nên dừng trả lời các câu hỏi của Vacchagotta. Nếu Ngài đáp lại: “Sẽ có cái tôi”, nó sẽ trở thành thiên về sự trường tồn (sassatavādo); và, nếu Ngài đáp lại “cái tôi không tồn tại”, nó sẽ thiên về sự đoạn diệt (ucchedavādi). Bài Kinh cũng được gọi là Kinh Atthatta.

(8)                Một bài Kinh (S.V, 285), tại đây Đức Phật trả lời câu hỏi cho Ānanda, Ngài giải thích về hiện năng lực tâm linh (iddhi), những nền tảng của năng lực tâm linh (iddhipāda), sự vun bồi nền tảng năng lực tâm linh (iddhipāda-bhāvanā) và con đường (paṭipadā) để vun bồi. Năng lực tâm linh là khả năng trở thành nhiều từ một, trở thành một từ nhiều và sở hữu năng lực mở rộng đến tận cõi Phạm Thiên. Sự thực hành dẫn đến năng lực tâm linh được gọi là sự căn bản của nó. Sự phát triển tinh thần, năng lượng, tư duy và sự suy xét là những nền tảng vun bồi cho năng lực tâm linh. Con đường Bát Chánh Đạo là con đường để vun bồi cho năng lực tâm linh này.

(9)                Một bài Kinh (S.V, 286), tại đó Kinh Ānanda (8) được nhắc lại.

(10)             Một bài Kinh (S.V, 328-33), tại đó Đức Phật trả lời cho câu hỏi của Ānanda, Ngài chỉ dạy rằng tập trung chánh niệm vào hơi thở ra và vào sẽ tạo ra sự áp dụng Tứ niệm xứ (satipaṭṭhāna), mà từ đó sẽ tạo ra bảy yếu tố của sự giác ngộ dẫn đến việc giải thoát và phát triển tuệ giác (vimuttiñāṇadassana).

(11)             Một bài Kinh (S.V, 333-4), tại đó Kinh Ānanda (10) được nhắc lại.

(12)             Một bài Kinh (S.V, 382-4), tại đó Ngài Xá-lợi-phất giải thích cho Ngài Ānanda về bốn điều, tức là, niềm tin chắc chắn vào Đức Phật, Pháp và Tăng và sự sở hữu của bốn giới hạnh cao quý, sự vun bồi mà sẽ dẫn đến giải thoát; và bốn điều, như: không có niềm tin nơi Phật, Pháp và Tăng, và thiếu giới hạnh, từ bỏ cánh cửa bước vào con đường giải thoát (solāpatti).

(13)             Một bài Kinh (A. I, 132), tại đó, Đức Phật trả lời cho câu hỏi của Ānanda, Đức Phật chỉ dạy Ngài cách một vị tu sĩ có thể đạt được sự định tâm như vậy mà vị ấy có thể an trú trong sự chứng đắc tâm giải thoát, và giải thoát qua tuệ giác.


(14)             Một bài Kinh (A. II, 162) tại đó, Mahākoṭṭhita trả lời cho các câu hỏi của Ngài Ānanda, Ngài nói rằng sau khi chấm dứt đam mê, không còn gì sót lại của, của lục xứ của sự tiếp xúc, vẫn còn tồn tại một điều gì đó hoặc không còn gì tồn tại, hoặc có cả một số thứ tồn tại và không còn gì tồn tại, hoặc sẽ không có gì tồn tại hay không tồn tại, trong sự bám giữ bất kỳ một quan điểm nào như vậy, một người sẽ tạo ra sự chướng ngại (papañca) nơi mà không có gì.

Bài Kinh được bao gồm trong Kinh Koṭṭhita trước nó và cả hai đều được coi là một bài Kinh trong ấn bản P.T.S (A. II, 161), mà trong trường hợp đó bài Kinh, tên là Ānanda, không xuất hiện trong bộ này; nhưng uddāna gāthā đề cập đến Kinh Ānanda là bài thứ tư trong bộ. Cả luận giải và bản văn tiếng Sinhale đều coi nó là bản Kinh độc lập, trong trường hợp này có bảy bài Kinh trong bộ này.

(15)             Một bài Kinh (A. III, 132-4), tại đây, Đức Phật trả lời cho câu hỏi của Ānanda, Ngài giải thích năm cách thức để Tăng đoàn tu sĩ sống an lạc: khi một vị tu sĩ thành tựu đức hành, khi vị đó định tâm được, không động tâm vì không có danh, có thể đạt được theo ý muốn bất kỳ trạng thái hấp thụ tinh thần nào và có thể an trú trong sự giải thoát tinh thần thông qua tuệ giác.

(16)             Một bài Kinh (A. III, 361), tại đây Ānanda giải thích cho Ngài Xá-lợi-phất rằng một vị tu sĩ, đã thông thạo Giáo Pháp sẽ truyền dạy nó cho người khác, khiến người khác có thể thốt ra được, nhắc lại được và suy ngẫm về nó. Đây chính là cách một vị tu sĩ học những Giáo lý mới, những Giáo lý đã học sẽ không bị nhầm lẫn, những Giáo lý cũ mà vị đó đã hoà hợp về tinh thần vẫn được sử dụng, và vị đó bắt đầu biết những điều mà trước đây chưa biết.

(17)             Một bài Kinh (A. IV, 426-8), tại đây Ānanda nói với một vài vị tu sĩ rằng một người không nhận thức được các đối tượng của giác quan mặc dù người đó sở hữu các cơ quan giác quan. Khi được Udāyī hỏi, ‘liệu ý thức hay vô thức thì một người không nhận thức được chúng’, Ngài đã đáp lại rằng: ‘dù thậm chí cả trong sự ý thức một người cũng không nhận thức được chúng’. Để làm rõ hơn điểm này, Ngài chỉ dạy: ‘trong khi ý thức về sự vô tận của không gian (ākāsānañcāyatana), về sự vô tận của nhận thức (viññāṇañcāyatana) và về hư vô (ākiñcaññāyatana), một người không nhận thức được đối tượng của các giác quan’.

(18)             Một bài Kinh (A. V, 6), tại đây, Ānanda thể hiện rằng đức hạnh, sự tự do khỏi sự ăn năn, hoan hỷ, phấn khích, an tĩnh, hạnh phúc, chánh định, thấu hiểu mọi vật như chúng thực sự là, sợ hãi và buông bỏ, giải thoát cuối cùng và tuệ giác sẽ theo nhau. Bài Kinh này lặp lại bản Kinh Giới Luật (Sila Sutta) (A. V, 4) trước bài Kinh này.

(19)             Một bài Kinh (A.V, 152, 154), tại đó, Đức Phật chỉ dạy Ānanda rằng sẽ không có khả năng cho việc một tu sĩ sẽ đạt được sự tiến bộ, phát triển và sự trưởng
thành trong giai đoạn này, nếu vị đó không có niềm tin, không có giới hạnh, ít học, nói những lời ngu ngốc, kết giao với bạn bè xấu, lười biếng, đầu óc rối loạn, không thoả mãn với những mong muốn xấu xa và những quan điểm đồi truỵ. Nhưng sẽ luôn có khả năng cho một vị tu sĩ đạt được sự tiến bộ, phát triển và trưởng thành trong giai đoạn này nếu anh ta sở hữu mười phẩm tính đối lập.

U. K.