ĀNANDA METTEYYA
ĀNANDA METTEYYA. Charles Henry Allan Bennett sinh ra ở London vào ngày mồng tám tháng mười hai, 1872, là con trai của một kỹ sư điện và ông được giáo dục như một đứa trẻ ở Bath. Được đào tạo là một nhà phân tích hoá học, ông là một nhà khoa học tự nhiên, và ngay từ khi còn nhỏ, ông đã chối bỏ những lời dạy của người mẹ Công giáo của mình và tuyên bố mình theo phong tục của những “người không có niềm tin”, một người theo thuyết bất khả tri. Năm 1890, ở tuổi mười tám ấn tượng, ông đọc sách Ánh sáng Châu Á của Ngài Edwin Arnold và thấy rằng một thế giới mới của những cuộc phiêu lưu tâm linh đã mở ra trước mắt ông. Sau đó, ông đã nghiên cứu tất cả các bản dịch Kinh điển Phật Giáo hiện có và vào năm 1898, “việc sức khỏe yếu đi đã kéo tôi từ Anh sang phương Đông”, ông đến Tích Lan với tư cách là một Phật tử cải đạo. Ở đó, ông nghiên cứu Giáo Pháp chuyên sâu dưới sự hướng dẫn của một vị trưởng lão nổi tiếng, và kết bạn với những Phật tử hàng đầu của Tích Lan. Ở đó, vào năm 1901, ông thực hiện buổi giảng đầu tiên về Phật Giáo, “Tứ Diệu Đế”, sau đó được xuất bản dưới dạng cuốn sách nhỏ.
Vào khoảng thời gian này, ông quyết định thực hiện sứ mệnh mang Phật giáo đến Anh quốc, và ông hình thành quan điểm rằng sứ mệnh này sẽ chỉ thành công nếu được dẫn dắt bởi một đại diện trong Tăng đoàn Phật giáo. Do đó, ông quyết định xin gia nhập Tăng đoàn và với những hạn chế áp đặt với Tăng đoàn ở Tích Lan, nơi mà việc xuất gia với những giáo phái chính sẽ có xu hướng không cho phép ông được tự do kết giao với những người thuộc các giáo phái khác, ông đã quyết định xin gia nhập Tăng đoàn Miến Điện, nơi mà những hạn chế như vậy không bị áp dụng. Do đó, ông đi thuyền tới Miến Điện, đầu tiên là tới Akyab ở Arakan, để được xuất gia, và sau đó là tới Rangoon, nơi ông biết có một trung tâm có thể thuận lợi cho những kế hoạch của ông. Ông đã không lãng phí thời gian để làm cho chúng được biết đến.
Như ông đã nói, trong một bài diễn văn dài đọc tại lễ xuất gia của mình, “đây là công việc trước mắt tôi, mục đích mà tôi đã cống hiến và dâng hiến cuộc đời mình: là mang những định luật của tình yêu và niềm tin được khẳng định bởi bậc Đạo sư của chúng ta, tới những vùng đất của phương Tây, để thiết lập Tăng đoàn Tu sĩ ở những đất nước này.” Ngay cả ở giai đoạn đầu này, Ngài đã nhấn mạnh vào sự cần thiết của việc thiết lập một nhánh của Tăng đoàn mẹ tại Anh, một niềm tin được chia sẻ sau hai mươi ba năm bởi Anagārika Dhamrmapāla khi ông từ Tích Lan đến Anh Quốc trong một sứ mệnh.
Vào tháng mười hai, 1901, ông chính thức tuyên bố trở thành một Sa-di, bước đầu tiên để gia nhập vào Tăng đoàn, và vào ngày rằm tháng năm (ngày 21 tháng năm) 1902, ông thọ nhận lễ tấn phong trở thành một Tỳ-kheo. Ông được ban cho pháp danh Ānanda Maitriya, nhưng sau đó đổi tên thứ hai sang chữ Pali thành Matteyya. Và vào thời điểm đó, những kế hoạch của ông cho tương lai đã trở nên chín muồi. Ông đã sẵn sàng đặt mối liên hệ với “những Phật tử lỗi lạc ở Anh, Mỹ và Đức”, và tuyên bố về dự định của mình trong việc “thành lập một Hiệp Hội Phật Giáo Quốc Tế, được biết đến là Buddhasāsana Samāgama – đầu tiên ở những nước của Phương Đông và sau đó mở rộng dần sang Phương Tây.” Buổi họp đầu tiên của một cộng đồng mới được tổ chức vào ngày 15 tháng ba, 1903 khi hiến Pháp và các quy định đã được thống nhất và những người thực hành hoạt động hành chính được bầu cử. Bản thân Ānanda Mettayya xuất hiện trong bản cáo bạch được in dưới vai trò Tổng thư ký, cùng với Dr. E.R.Rost, người mà sau này được biết đến nhiều hơn, là Thư ký Hon. Ngài Edwin Arnold đứng đầu danh sách của các thành viên danh dự, theo sau là Giáo sư và bà Rhys Davids, và nhiều những học giả Phật Giáo khác cũng nhưng vị Tỳ-kheo lỗi lạc của Tích Lan và Miến Điện. Hiệp hội trong một lần đã thu hút sự chú ý đáng kể, ba trăm người tham dự một “Buổi Hội thảo” được tổ chức một vài tháng sau đó ở Rangoon, trong khi những lời chào đón nồng nhiệt được gửi đến từ khắp nơi trên thế giới.
Như được công bố vào thời điểm đó, hoạt động chính của Hiệp Hội Phật Giáo Quốc Tế là việc đánh giá minh hoạ hàng quý, ấn phẩm Phật Giáo, mà được gửi cho tất cả các thành viên, và để có thể chào bán ra cộng đồng. Về kích cỡ, sự sản xuất và chất lượng của nội dung, đây vẫn là ấn phẩm Phật giáo đáng chú ý nhất từng xuất hiện. Số đầu tiên được xuất bản vào tháng chín năm 1903, bao gồm hai trăm trang, bắt đầu với một bài thơ đặc biệt được sáng tác bởi Ngài Edwin Arnold, và nó thực sự đáng giá. Chỉ có sáu ấn bản được ban hành nhưng chúng đã cúng có một vị trí vinh dự trong lịch sử văn học Phật giáo.
Để có thể hỗ trợ cho sứ mệnh khi mang nó đến nước Anh, một Hiệp hội Phật Giáo của Anh và Ireland đã được thành lập, và buổi gặp mặt đầu tiên được tổ chức vào ngày 26 tháng mười một năm 1907, Giáo sư Rhys Davids làm chủ toạ. Hiệp hội này hoạt động cho tới năm 1923, và vào năm 1924 được thay thế bởi Hiệp hội Phật giáo hiện nay, đã thực hiện nhiều hoạt động thu hút sự quan tâm đến sứ mệnh sắp tới và khiến nó trở nên được biết đến rộng rãi.
Vào tháng 12 năm 1907, trong buổi họp thường niên của Hiệp hội Phật giáo Quốc tế, Ānanda Metteyya đã tuyên bố về việc thành lập chi hội Anh quốc, và đưa ra quyết định về việc chuyển giao những hoạt động của Hiệp hội sang Anh trong suốt thời kỳ hoạt động sứ mệnh và chỉ được giới hạn từ tháng năm tới tháng mười năm 1908. Một chi phí đáng kể cho hành trình kép và việc ở lại Anh đã được một người phụ nữ xuất chúng, bà M.M.Hla Oung, hào phóng chi trả. Người thủ quỹ của Hiệp hội, bà cùng với con trai của mình là ông Ba Hla Oung đã quyết định sẽ đồng hành cùng với sứ mệnh sang Anh.
Những kế hoạch này được gửi đi trước và Giáo sư Rost, là đại diện London của Hiệp hội Rangoon, đã lấy hai ngôi nhà nhỏ ở Barnes gần London để làm văn phòng cho công việc. Tất cả mọi thứ đã sẵn sàng, một đại diện của các thành viên của Hiệp hội London, đã đồng hành cùng một nhà xuất bản quan tâm, đi xuống Quảng trường Trung tâm London, tại đó vào ngày 23 tháng tư, 1908, họ đã nhận sứ mệnh Phật giáo đầu tiên tới Anh quốc mà lịch sử đã ghi nhận lại.
Hội Truyền giáo bao gồm Ānanda Metteyya, là Tổng thư ký của Hiệp hội Phật giáo Quốc tế của Rangoon, Bà Hla Oung, Hon, Thủ quỹ, con trai và vợ của anh ta. Tuy nhiên, ngay sau khi họ đáp xuống, những khó khăn của một thành viên trong Tăng đoàn trong việc giữ giới nguyện xuất gia trong một thành phố phương Tây đã trở nên rõ ràng. Vị không được phép ngủ trong một ngôi nhà mà có phụ nữ ngủ
tại đó; do đó, phải có hai ngôi nhà là điều cần thiết ở Barnes. Vị đó chỉ được dùng bữa vào những giờ cụ thể mà không muộn hơn buổi trưa. Vị đó phải ngủ trên giường trên sàn nhà, để tránh phạm giới “giường cao và êm”, và bằng mọi cách cố gắng để gìn giữ sự khổ hạnh trong đời sống của mình. Tuy nhiên, tình huống khó xử nhất không phát sinh trong nhà mà là ở bên ngoài. Vị đó không được phép sử dụng tiền vì thế không bao giờ được đi đâu một mình. Trong mọi lúc vị đó mặc y vàng nhạt của Tăng đoàn và bộ y phục như vậy đã khiến đám đông kinh ngạc và mang đến những lời bình luận thô tục từ những cậu bé. Do đó, người ta phải sắp xếp vị nên được đưa đến hay rời đi khỏi các cuộc họp trên một chiếc taxi. Nhưng những giới luật trong Luật Tạng, được quy định trong thời điểm khi việc cưỡi trên một con ngựa được cho là một sự khoa trương lớn và trong hoàn cảnh cấm một cách thức di chuyển như vậy, và trong thời điểm những phương tiện ô tô động cơ chưa tràn ngập khắpđường phố, nên sẽ là điều khó khăn để biết những người người ủng hộ giáo dân bị phiền nhiễu sẽ sửa đổi điều gì.
Ānanda Metteyya.
Những người nhìn chằm chằm vào Ānanda vào thời điểm đó có những lý do chính đáng để nhìn. Lúc đó, ông ba mươi sáu tuổi, cao, gầy, nho nhã và trang nghiêm. Đôi mắt sâu thẳm và nét mặt có phần khắc khổ, thể hiện qua đầu đã cạo trọc, tạo một ấn tượng mạnh với tất cả những người đã gặp ông, và tất cả những ai nhớ đến ông đều nói về giọng nói dễ chịu và cách phát âm tuyệt vời. Dường như mọi cuộc trò chuyện của ông đều rất thú vị; trong những thời điểm nhẹ nhàng hơn, ông đã thể hiện khiếu hài hước thú vị, trong khi vẫn thể hiện sự sâu sắc về Giáo Pháp, vốn là những hiểu biết tương đồng với khoa học đương đại, năng lực và phạm vi tư duy, được kết hợp lại để hình thành nên một nhân cách đặc biệt nhất. Một nhà văn đã miêu tả ông là “sở hữu một bộ óc toán học hoàn hảo, một nhà khoa học giỏi nhất mà tôi từng gặp.” Nhưng rất tiếc, ông lại không được khoẻ. Ông mắc bệnh hen suyễn mãn tính khi ở tuổi mười tám. Sự đau ốm này đeo bán suốt cuộc đời ông, những tác động của nó thì rất khủng khiếp. Khi còn nhỏ, ông đã phải dùng heroin để giảm bớt cường độ của cơn co thắt, và loại thuốc này đã định sẵn cuộc đời ông.
Được đưa một loại thuốc để giảm cơn đau khiến người bệnh muốn tiếp tục sử dụng trong lần tới khi cơn đau dường như quay lại. Từ đây chỉ còn một bước ngắn nữa là đến những mong muốn thông thường trong nỗ lực ngăn chặn các cơn đau xảy đến, nhưng không một ai chứng kiến cơn đau cấp tính của loại hen suyễn này sẽ đổ lỗi cho người đang sử dụng mọi cách có sẵn để duy trì miễn dịch. Ngày nay, khoa học đã đưa ra các biện pháp khắc phục khác nhưng Ananda Metteyya phải được đánh giá bởi những người không đủ tử tế, bởi kiến thức y học của thời đó.
Khi bệnh hen suyễn không gây ảnh hưởng tới ông, hiệu suất làm việc của ông là vô cùng to lớn. Một phần từ sự suy xét nghiêm túc và một phần từ những cuộc gặp mặt phỏng vấn liên tục, ông đã thu hút được một nhóm các học giả quan tâm đến sứ mệnh, là những người nhiệt tình ủng hộ cho các hoạt động của nó. Đúng như lời hứa nguyện ông thực hiện trước khi rời Rangoon, ông chính thức chấp thuận tất cả những ai có mong muốn được gia nhập vào hàng Phật Giáo, và Francis Payne, sau này là nhân vật hàng đầu của Phật Giáo Anh quốc, cùng với vợ và các con ông, được cho là những người đầu tiên được kết nạp như vậy. Có vô số những tường thuật về các bài giảng của ông. Bác sĩ Rost nhớ lại một bài giảng trong Hội trường giáo đoàn ở Clapham, đã có rất đông người lao động tham dự, tại đó ông đã có bài giảng rất thu hút sự chú ý của mọi người. Tiến sĩ Edward Greenly, người đã tham gia phong trào vào những ngày cuối cùng của sử mệnh, đưa ra một kết xuất khác. Ông đã tham dự một cuộc họp tại nhà hàng Holborn và mặc dù đã chuẩn bị sẵn sàng sau hai năm nghiên cứu Giáo Pháp, nhưng đã không để lại ấn tượng gì. Sau này ông ta viết, “Thiên nhiên, khi ban tặng cho ông với rất nhiều món quà, con người của khoa học, nhà tư tưởng, nhà văn, chưa kể đến sự sáng tạo, táo bạo và khả năng lãnh đạo có thể hình thành nên một tài năng như vậy, nhưng đã bỏ qua một khả năng thiết yếu của tài hùng biện.” Ông nói thêm rằng, tuy nhiên, ông thiếu khả năng đánh giá thính giả của mình, và lại chọn một chủ đề khó hiểu cho những nhóm người mới bắt đầu, trong khi phong cách của ông lại quá phức tạp. “Tệ nhất là, ông ấy đọc những phần nội dung của mình. Chúng tôi gần như ngồi ở hàng đầu tiên, gần với ông và chúng tôi không thể nhớ được rằng có lúc nào ông ấy có thể rời mắt khỏi giấy tờ của mình.” Để phản bác lại điều này, người ta nói rằng vị Tỳ-kheo sẽ trả lời cho những câu hỏi vào cuối buổi giảng, một cách rõ ràng và trơn tru. Do đó, là một điều đáng tiếc hơn nữa khi ông chưa bao giờ học cách nói về những trải nghiệm trong thực tế của mình.
Thời gian dành cho việc biệt phái đến cho nhiệm vụ đến Anh nhanh chóng kết thúc, và Ānanda Metteyya lên đường từ Liverpool về Rangoon cùng bác sĩ Rost vào ngày 02 tháng mười năm 1908. Tại một cuộc phỏng vấn dành cho một tờ báo ở Rangoon khi ông trở về vào tháng tiếp theo, “vị Tỳ-kheo đã bày tỏ rằng ông rất hài lòng với công việc đã được thực hiện.” Có lẽ là hài lòng, với nhiều điều đã được thực hiện –thỏa mãn, chưa. Sức khỏe của ông đã tồi tệ, không tiến triển, tiền bạc đã cạn kiệt, và Giáo lý chưa được chấp thuận với những người nhiệt thành như ông hy vọng. Nhưng ông vẫn chưa bị đánh bại. Trong “một bức thư mở gửi tới Phật giáo Anh quốc”, được viết vào tháng mười hai, ông kêu gọi tất cả những người quan tâm ủng hộ cho hoạt động của Hiệp hội, và ông mô tả rất hùng hồn về vinh quang của thông điệp mà phương Tây đang cảm thấy cấp bách. Ý chí quay trở lại vẫn liên tục, mặc dù những nỗ lực cần thiết để tiếp tục công việc thường ngày là rất khó khăn. Ông cố gắng để có tiền cho các kế hoạch truyền giáo của mình bằng cách quảng bá những năng lực phát minh của mình. Ngay cả trước khi tham gia nhiệm vụ ở Anh, ông đã có thử nghiệm trên một cỗ máy ghi lại sức mạnh của suy nghĩ. Ông đã thành công trong việc khiến một điểm sáng di chuyển trên màn hình khi ông tập trung toàn bộ năng lực của mình vào thiết bị, thứ mà trước đó ông ấy đã liên kết với một điện kế. Nhưng ông trông chờ những thí nghiệm thuyết phục hơn dưới sự chứng kiến của các nhân chứng, và để có thể có thêm những thiết bị mới, ông đã chú ý đến một phương pháp mới có thể chiết xuất oxy từ không khí. Tuy nhiên, không có gì mới thu được từ khám phá vô giá tiềm năng này và số tiền hàng ngàn bảng Anh hàng mơ ước vẫn chưa có được. Vào tháng mười hai năm 1913, bác sĩ Rost đã phải thực hiện cho ông một ca phẫu thuật lớn để lấy sỏi mật, và mặc dù tin tức từ Rangoon trong một vài tháng sau giúp yên tâm, nhưng sức khỏe của ông hầu như không cải thiện chút nào.
Vào tháng năm, 1914, một trong những giai đoạn buồn nhất của cuộc đời năm mươi năm của ông đã xảy ra. Cuộc phẫu thuật được thực hiện đã không có kết quả và sức khỏe của ông giờ rất tệ. Hi vọng duy nhất dường như là một kỳ nghỉ dài ngày ở một nơi khí hậu tốt hơn ở Rangoon, và vì ông có một người em gái ở California nên ông đã được sắp xếp để ông có thể tới thăm em gái mình ngay lập tức. Vì cô ấy cũng sắp đến Anh một thời gian ngắn nên họ đã thu xếp để có thể gặp nhau ở Liverpool, sau đó họ có thể cùng nhau đi tới California. Chi phí đi lại của vị Tỳ-kheo được quyên góp giữa những người bạn ở Miến Điện, nhưng vì ông sẽ phải đi lại một mình và do đó phải cần sử dụng đến tiền, ông đã rời khỏi Tăng đoàn mà ông đã gia nhập trong mười hai năm trước và lên đường sang Anh trong bộ quần áo của người Tây phương. Vào tháng năm, ông đến Liverpool, ông ở tại đó với các thành viên khác nhau thuộc chi nhánh địa phương của Hiệp hội. Ông đã thay đổi đến mức không thể tin được. Như một người bạn đã viết sau này, “thay vì là một vị tu sĩ cao, thẳng, tóc hớt sát, y áo dài đầy ấn tượng của năm 1908, giờ đây là một người cong queo, lảo đảo, với mái tóc bù xù, trong chiếc áo khoác và chiếc quần dài cắt sơ sài và không phù hợp. Tuy nhiên, ông mới chỉ 41 tuổi.” Mặc dù ông rất ốm, và cố gắng hành xử như một vị khách kiên nhẫn, nhưng tất cả những người tiếp đón ông đều nói giống nhau về cách cư xử rộng lượng, tử tế và chu đáo của ông.
Vào ngày 12 tháng chín bi kịch đã xảy đến. Anh trai và em gái đã gặp nhau trên tàu, bạn bè đã đi cùng để tiễn ông. Tại đường băng, ông đã gặp thử thách vì là một người ốm yếu rõ ràng nên ông được thông báo rằng ông sẽ không bao giờ được phép tới New York trong tình trạng sức khoẻ như vậy. Em gái của ông đã được đưa khỏi buồng cabin của cô và họ gặp nhau lần đầu tiên sau nhiều năm. Con tàu đã rời bến và trong vòng năm phút người phụ nữ đáng thương được đưa trở lại tàu và ra khơi một mình. Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra một vài tháng sau đó, và làm hoàn cảnh càng trở nên khó khăn. Không thể rời khỏi đất nước, vị Tỳ-kheo trước đây đã trải qua thời gian trong những chỗ ở được tìm thấy cho ông ở Battersea. Nhưng khu phố thì rất buồn, và mặc dù trong suốt thời gian đau khổ và không thoải mái ông vẫn giữ những quan điểm lạc quan, bệnh tình của ông ngày càng trở nên nặng hơn. Ông đã cố gắng giúp đỡ phong trào Phật giáo, bản thân nó cũng đang trong sự khó khăn. Ông thường xuyên viết bài cho Tạp chí Phật giáo, cơ quan của Hội đồng, và có thời gian ông là đồng biên tập viên. Nhưng Hội đồng đang suy yếu dần và đến năm 1923 nó đã ngưng hoạt động.
Vào tháng một, 1923, xuất hiện cuốn Trí tuệ của Aryas. Cuốn sách nhỏ này, được xuất bản bởi Kegan Paul, là một tuyển tập của bài báo được sáng tác và cung cấp bởi Ānanda Metteyya trong suốt mùa đông của những năm 1917-1918 cho một hội chúng trong căn phòng của Clifford Bax, nhà văn, là người cuốn sách này dành tặng. Trong số những tác phẩm khác của ông có thể kể đến là Một phác thảo về Phật giáo hay Tôn giáo của Miến Điện, được xuất bản lần đầu trong Ấn tượng thế kỷ hai mươi của Miến Điện (1910) được tái bản trong Nhà Thông thiên học của tháng tư-năm 1911 và sau này được xuất bản bởi Hiệp hội Phật giáo Quốc tế.
Cuộc đời của ông đang suy yếu nhanh chóng, và vào đầu tháng ba trận ốm cuối cùng, kèm theo sự trải qua đau đớn khi chứng kiến, đã đem đến điều không thể tránh khỏi của nó. Cô Balls, em gái của người sáng lập Hon. Thư ký của Hiệp hội Phật giáo ban đầu, đã viết những lời tỏ lòng tôn kính xúc động về những ngày cuối đời của ông. “Mặc dù phải chịu đựng cơn đau khủng khiếp, ông vẫn từ bi nhận thức sâu sắc về một người ăn xin đang hát trên đường phố, và đã nhờ bà chủ nhà cúng dường tiền trong vòng vài giờ khi ông qua đời.” Ông qua đời vào ngày 9 tháng ba, 1923 ở tuổi năm mươi. Trong số những người hiện diện khi ông qua đời có Francis Payne và ông được giao nhiệm vụ chuẩn bị một tang lễ Phật giáo. “Chúng tôi chọn một đoạn văn thân thương miêu tả về những ngày cuối cùng của Đức Phật, những lời chỉ dạy cuối của bậc Đạo sư, và sau đó chúng tôi bổ sung thêm vào đoạn văn tuyệt vời của ông về bản chất của Niết Bàn, và những người hiện diện bên ngôi mộ đã vô cùng ấn tượng.” Bác sĩ C.A.Hewavitarane quá cố đã chuyển tiền để mua một ngôi mộ, và một mảnh đất rộng mười lăm thước vuông đã được đưa vào Nghĩa Trang Hiện Đại. Hoa và hương được các thành viên của một nhóm đông những người đến tham dự đặt lên trên mộ, và thế là từ đó một người đàn ông đã qua đời, người mà các Phật tử chưa được sinh ra sẽ một lúc nào đó vinh danh ông vì đã mang một niềm tin sống động thông điệp của Đấng Toàn Giác tới nước Anh.
T. C. H.