ANAKṢARAKARAṆḌAKA-VAIROCANA-GARBHA- NĀMA-MAHĀYĀNA-SŪTRA (Ārya-an)
ANAKṢARAKARAṆḌAKA-VAIROCANA-GARBHA- NĀMA-MAHĀYĀNA-SŪTRA (Ārya-an), một bài kinh tiếng Phạn, hiện còn bản tiếng Tạng được lưu giữ trong tạng Kinh của Đại Tạng Kinh Tây Tạng (Tengyur) với tựa đề Ḥphags-pa yi-ge-med-paḥi za-ma-tog rnam-par-snaṅ- mdsad-kyi sñiṅ-po shes-bya ba theg-pa chen-poḥi mdo (Peking Ed. Tib; Trip, ed. D. T. Suzuki, Vol. 36, No. 925, pp. 245-7). Tiêu đề tiếng Phạn được đưa ra ở phần đầu của văn bản là Āryānākṣara (Đối với cách đọc tương tự trong ấn bản Sde-dge, xem TM. No. 259). Phần mở đầu là những lời tán thán đức Phật và tất cả chư bồ tát và nói rằng núi Linh Thứu (Gṛdhrakūta) gần thành Vương Xá (Rājagṛha) là nơi bộ kinh này được thuyết. Đức Phật cùng với các vị thánh đệ tử như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Ma ha Ca Diếp và những vị khác, có vô số bồ tát, một số vị được nêu tên, trời Tứ Thiên Vương và thiên chúng, v.v. Trong pháp hội này có một vị bồ tát tên là Khyad-par-sems, đã đảnh lễ và đưa ra thỉnh cầu được đặt hai câu hỏi. Đức Phật chấp thuận. Sau đó vị bồ tát hỏi rằng những pháp (dharma) nào nên phải trừ diệt và những pháp nào nên phải tu tập nếu một người muốn thành Phật. Đức Phật liệt kê những thói xấu cần phải trừ diệ: tham dục (Tib. ḥdod-chags, Skt. rāga), sân hận (Tib. zhe-sdaṇ, Skt. dveṣa), vô minh (Tib. gti-mug, Skt. moha), ngã mạn (Tib. le-lo, Skt. ālasya), hôn trầm (Tib. rmugs-pa, Skt. kusīda), tham ái (Tib. sred-pa, Skt. tṛṣṇā), bất thiện (Tib. mi-dge-ba, Skt. akuśala). Còn những phẩm hạnh đem lại lợi ích mà một vị bồ tát nên trau dồi là: không làm cho người khác những gì mình không muốn làm cho chính mình – điều này bao gồm việc kiềm chế sát sinh, trộm cắp, tà dâm và những điều tương tự; tránh hai cực đoan khổ hạnh và tham dục, và suy tư về lý nhân quả. Kinh kết thúc với sự mô tả về những lợi ích mà hội chúng có mặt đạt được trong lần đầu tiên thuyết pháp và những quả lành sẽ được hưởng sau đó. Ấn bản Bắc Kinh của Đại Tạng Kinh Tây Tạng không nói tên tác giả hay dịch giả. Theo như ấn bản Sde-dge thì Jinamitra, Dānaśīla, Munivarma
và Ye-śes chính là người dịch (TM. No. 259). Ba bản dịch tiếng Hán hiện còn là: (i) Wu-tzu-pao-ch’ieh-ching (Taishō, No. 828; Nanjio, No. 221) dịch bởi Bồ Đề Lưu Chi (Bodhiruci) triều Bắc Nguyej, 386-535 CN; (ii) Ta-cheng-li-wen-tzu-p’u-kuang-ming-tsang-ching, (Taishō, No. 829; Nanjio, No. 222) dịch bởi Địa Bà Ha La (Divākara) triều nhà Đường; (iii) Ta-cheng-pien-chao-kuang-ming- tsang-wu-tzu-fa-men-ching, dịch bởi Divākara triều nhà Đường (618-907 CN, Nanjio đã lấy Anakṣarakaraṇḍaka-Vairocanagarbha-Nāma-Mahāyāna- Sūtra làm tựa đề bài kinh, và nói rằng ba bản dịch tiếng Hán đều đồng nhất với bảng tiếng Tạng
R. H.