ANĀGATA-BHAYĀNI

ANĀGATA-BHAYĀNI, nghĩa là những nguy hại trong tương lai, là mối nguy hại thứ ba trong bảy điều được dạy bởi giáo lý Phật giáo, được đề cập trong bia ký ‘Calcutta-Bairāṭ’ được khắc lên trụ đá của vua A Dục, được cho là của tác giả Hultzsch (CII. Vol. I. p. xxiv ff. và 173). Có sự bất đồng giữa các học giả bởi vì phần nào của giáo lý đã được ngụ ý bởi nó. Hai cái có thể được coi là sự đồng nhất dễ chấp nhận nhất là những điều đó được chỉ ra bởi Winternitz (History of Indian Literature, II, p. 607) và Beni Madhab Barua (Asoka and His Incriptions, II, pp. 34, 39). Cái trước giữ nó để biểu thị những nỗi sợ hãi được liệt kê trong Tăng Chi Bộ Kinh (III, 100). Cái sau  được xem là một bài giảng liên hệ đến Abhidhamma-kathā (Luận Tạng) và Mahā và Cūla-vedalla sutta (Đại kinh và Tiểu kinh Phương Quảng) của Trung Bộ Kinh. Ngoài ra ông còn cho rằng Luận Tạng chỉ giải thích những bài kinh đặc biệt cũng như “Luận A Tỳ Đàm chính là kinh điển của phái Nhất thiết hữu bộ”.

                                                               D. T. D.