ANĀGĀMIN

ANĀGĀMIN (trong Đại Thừa). Sự phát triển của khái niệm A Na Hàm (anāgāmin) trong Phật giáo Đại Thừa dựa trên những quan điểm đã có trước của phái Sarvāstivāda (Nhất Thiết Hữu Bộ), khi trình bày về A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận (Abhidharmalośa-śāstra) đã đề cập đến hai con đường có thể đưa đến giác ngộ giải thoát, cụ  thể là, kiến đế đạo (satyadarśana-mārga) và tu tập đạo (bhāvanā-mārga).

Trên con đường kiến đế là phải nhận thấy phá vỡ mọi tà kiến để nhận thấy chân lý bằng cách thấu hiểu Tứ Diệu Đế. Sau đó, hành giả phải thực hiện quá trình tu tập để đập tan mọi vô minh trói buộc. Trong bốn giai đoạn, thì giai đoạn thứ ba là anāgāmin, thuộc về con đường tu tập. Mỗi một giai đoạn đều được giải thích ở hai mức là nhân và quả (tức là thánh đạo và quả). Hai mức đó là Bất Lai Thánh Đạo (Anāgāmin- pratipannaka) và Bất Lai Thánh Quả (Anāgāmin-phala).

Trong số chín cõi của dục giới (kāmadhātu), cõi thứ bảy và tám đã loại ra, một trong số đó là Anāgāmin-pratipannaka. Và bằng việc đoạn diệt chín loại  si ái của dục giới, vị ấy đạt được thánh quả A na hàm, từ đây không bao giờ còn tái sinh vào dục giới nữa.

Có bảy loại anāgāmin được phân loại dựa theo cách họ chứng đắc Niết bàn. Trong số đó có năm loại A na hàm sẽ chứng được thánh quả A la hán ở cõi sắc giới. Chúng là antarā-parinibhāyi, upapādya-parinibbāyī, sābhisaṅkhāra- parinibbāyī, anabhisaṅkhāra-parinibbāyī, ūrdhvarsrota- parinibbāyī. Vị antarā-parinibhāyi chứng đắc niết bàn khi đang ở trạng thái trung ấm (antarā-bhava) giữa cõi dục giới và sắc giới. Vị upapādya-parinibbāyī chứng đắc niết bàn sau khi sinh về cõi sắc giới và tu tập giới hạnh một khoảng thời gian ngắn. Vị sābhisaṅkhāra-parinibbāyī  cần một khoảng thời gian lâu dài hơn mới chứng nhập niết bàn ở cõi trời sắc giới. Nhưng vị anabhisaṅkhāra-parinibhāyi chứng đắc niết bàn sau khi sống ở cõi trời sắc giới một thời gian lâu dài nhưng không cần nỗ lực tu tập.  Vị ūrdhvarsrota-parinibbāyī không thể chứng đắc niết bàn tại cõi trời sắc giới mà phải tiến đến các cõi cao hơn mới chứng được niết bàn. Loại thứ sáu là một vị từ cõi dục giới tiến thẳng lên cõi vô sắc giới, bởi vì vị ấy đã hoàn toàn cắt bỏ mọi tham muốn của cõi dục giới. Thứ bảy là một vị dṛṭadharma-parinirvāyin là người sẽ chứng đắc niết bàn ngay tại dục giới (Taishō, Vol. 29, p. 124).

Theo như Tông Thiên Thai, có tám loại A na hàm. Bảy loại đã đề cập như trên, và loại thứ tám là một vị A na hàm bất định. Nơi nhập niết bàn của bảy loại trên thì cố định, còn nơi của vị thứ tám là không cố định.

Ch’êng-shih-lun (Thành Thật Luận, Taishō, No. 1646; Nanjio, No, 1274: Satyasiddhi-śāstra) nói đến bảy loại A na hàm. Abhidharmakośa-śāstra (A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận) nói rằng nếu mô tả chi tiết thì có đến 12960 loại A na hàm.

Ta-ch’êng-yi-chang (Taishō, No. 1851) viết, “Trong Phật giáo Tiểu thừa, thuật ngữ này có nghĩa là một người không còn trở lại cõi dục giới, hay người không quay lại cõi nơi vị ấy đã qua đời. Trong  Phật giáo Đại thừa thì có hai cách giải thích về anāgāmin. Một là, người sẽ không bao giờ còn liên hệ một chút gì đến dục bởi vì vị ấy đã chiến thắng được vô minh. Hai là, người sẽ không bao giờ còn hiện hữu trong các cõi của dục giới. Do đây, một bản kinh nói rằng vị ấy sẽ không còn tái sanh làm người, làm thú lớn, làm côn trùng hay những chúng sanh ở cõi thấp hơn, được gọi là một vị anāgāmin. Nếu một vị anāgāmin tái sinh trở lại vào dục giới, đó chỉ là hóa thân của vị ấy” (Taishō, Vol. 44, p. 677). Theo như Phật giáo Đại thừa, một vị anāgāmin sẽ không bao giờ quay lại dục giới nữa, nhưng nếu muốn quay trở lại để cứu giúp người khác chứng đắc giác ngộ, vị ấy có thể dùng hóa thân.

                                                                K. TMR.