ANĀBHOGA
ANĀBHOGA (‘vô dụng công). She-ta-ch’eng-lun-shih (Taishō, No. 1595; Nanjio, No. 1171-2) được dịch bởi Chân Đế (Paramārtha) nói rằng tác ý (manaskāra) nghĩa là ‘nỗ lực’ (ābhoga) và nó xuất phát từ sự thừa nhận ba thời, cụ thể là tôi đã làm, tôi đang làm, và tôi sẽ làm. Trạng thái không có cố gắng dụng công là an-ābhoga. Khi sự thực hành và bổn nguyện thành Phật chín muồi hoàn toàn, con đường thực hành sẽ tự nhiên hoàn thành, không mệt mỏi và dễ dàng (Taishō, Vol. 31, p. 262). Trạng thái không có nỗ lực này được gọi là anābhoga.
Kinh thập địa (Daśabhūmika Sūtra (67, 10 ff.) giải thích rằng hạnh không cố gắng dụng công của vị bồ tát được ví như một cái thuyền: Trước khi qua được bờ bên kia, cái thuyền cần sự nỗ lực của con người, nhưng khi nó sang bờ kia rồi thì nó có thể đi bằng sức gió mà không cần sức người chèo chống nữa. Và rồi sức gió trong một ngày có thể vượt xa sự nỗ lực của con người suốt cả trăm năm. Khi một vị bồ tát hay đại bồ tát dùng con thuyền Đại Thừa, vì nhờ vào kho công đức to lớn, để đi trong bể trí (bodhi), do vậy, nhờ vào vô dụng trí này vị ấy có thể đi vào trạng thái giác ngộ mà không cần phải trải qua vô lượng kiếp để chứng đắc Phật quả.
Fu-hsing-lun (Phật Tánh Luận Taishō, No. 1610; Nanjio, No. 1220) nói rằng thực hành ba địa cuối của một vị bồ tát chính là vô dụng công (anābhoga) hay còn gọi là quá trình tự nhiên, không nỗ lực. Dù vị bồ tát phải thực hành gian khổ ở bảy địa đầu để chứng được Phật quả, nhưng sau khi vượt khỏi địa thứ bảy, vị ấy dần đi qua ba địa còn lại và đạt được giác ngộ mà không cần bất kỳ nỗ lực nào (Taishō, Vol. 31, p, 807).
Những hành động của đức Phật cũng là anābhoga, cũng như nhạc trời sẽ tự trỗi mà không cần người chơi, hoặc châu ngọc sẽ tự sáng mà không cần mài giũa (Sūtrālaṅkāra, Kinh Lăng Già, ix, 18-19).
- Tmr.