ANAṄGANA SUTTA (KINH ANAṄGANA)
ANAṄGANA SUTTA (KINH ANAṄGANA), được thuyết giảng bởi Ngài Xá-lợi-phất cho giáo đoàn các tu sĩ trong Tu viện được xây dựng bởi Anāthapiṇḍika, trong khi Đức Phật đang ở thành Kỳ-viên gần thành Xá-vệ (M. I, 24 ff).
Nó làm việc với bốn nhóm người, như, (1) người có sự ô nhiễm (aṅgama) trong mình nhưng không nhận thức được nó, (2) người có ô nhiễm và nhận thức được nó, (3) người không có sự ô nhiễm (anaṅgana) trong mình nhưng không nhận thức được nó, và (4) người không có ô nhiễm và nhận thức được nó.
Sử dụng phép so sánh thích hợp, Ngài Xá-lợi-phất chỉ ra rằng nhóm người thứ hai là tốt hơn nhóm người thứ nhất bởi vì người đó nhận biết rằng anh ta có khuyết điểm và sẽ cố gắng để loại bỏ nó, trong khi những người khác sẽ không làm như vậy vì anh ta sẽ qua đời trong khi anh ta trong sự dính mắc (lobha), sân hận (dosa) và mê muội (moha), đó là những tác động kéo chúng ta trong vòng luân hồi. Mặt khác, nhóm thứ ba được cho là kém hơn nhóm thứ tư bởi vì, mặc dù người đó đã tự do khỏi mọi ô nhiễm nhưng thực tế là anh ta không nhận thức được điều đó khiến khả năng cho sự tập trung của anh ta đến khía cạnh bình đẳng của vạn vật (subhanimitta) trong đó sự dính mắc sẽ là tâm thức của anh ta sa đoạ. Do đó, nhóm thứ tư là tốt nhất.
Sau đó, Ngài Mục-kiền-liên hỏi Ngài Xá-lợi-phất về bản chất của các ô nhiễm. Là điều thú vị khi nhớ rằng sự mô tả về những ô nhiễm được chỉ dạy bởi Ngài Xá-lợi-phất gắn liền với đời sống người xuất gia. Chúng là sự sân hận (kopa) và sự bất toại nguyện (appaccaya) kết quả từ việc bị khiển trách bởi những người khác, trong sự vi phạm một số thực hành tu viện. Hành vi này được cho là có hại cho đời sống người xuất gia.
Ngài Xá-lợi-phất kết luận bằng việc chỉ dạy rằng một người bị bủa vây bởi những mong muốn xấu xa và không có kỹ năng này (pāpakā akusalā icchāvacarā), mặc dù vị đó là một người sống trong rừng, người đi khất thực từ nhà này sang nhà khác hay một người mặc áo cà-sa, vị đó sẽ không được tôn vinh hay được kính trọng bởi những đồng môn trong đời sống phạm hạnh. Mặt khác, vị mà đã phá huỷ được những mong muốn ô nhiễm đó, dù vị đó có không sống trong một đời sống cao quý, cũng sẽ luôn được tôn vinh và kính trọng.
Sau đó, Ngài Mục-kiền-liên đã tùy hỷ công đức của Ngài Xá-lợi-phất về bài Pháp.
D. J. K.