AN-ABHILĀPYA
AN-ABHILĀPYA, nghĩa là ‘bất khả thuyết’. Theo như prajñāpāramitā Sūtra, Subhūti đã nói với đức Phật, “Bạch đức Thế Tôn, dù pháp tánh rất khó hiển bày nhưng Ngài vẫn dùng phương tiện thiện xảo để thuyết giảng và cảm hóa mọi người (upāya-kauślaya). Theo như trí tuệ của con về lời dạy của Ngài, tất cả Pháp đều là bất khả thuyết”.
Còn trong Ta-fang-teng-ta-chi-ching (Taishō, No. 397; Nanjio, No. 61) thì nói rằng, “Cái gì là Pháp khả thuyết? Đó là chân lý tối thượng”.
Như đã nói ở trên, chân lý tối thượng là bất khả thuyết. Nhưng nếu không có cách nào hiển bày thì không ai có thể chứng đắc giác ngộ. Luận Trung Quán (Madhyamaka-śastra) nói rằng, chân lý tối thượng bao gồm cả tục đế và chân đế, bởi vì chân lý phải dùng ngôn ngữ thế gian làm phương tiện để hiển bày, và việc thấu hiểu được chân lý đà điều kiện bắt buộc để chứng được giác ngộ. Đây là lý do tại sao chân lý được chia thành hai loại chân đế và tục đế.
Chi-tsang giải thích trong quyển Ta-ch’eng-hsūan-lun (Taishō, No. 1853) của mình như sau, “Một trường phái khác nói rằng tục đế thì có thể thuyết còn chân đế là bất khả thuyết. Tục đế có ba khái niệm do đó nó có thể giải thích được. Nhưng chân đế là thuộc loại ẩn nghĩa thứ tư, do vậy không thể hiển bày được.
Rất nhiều đại sư của các trường phái cũng có đồng quan điểm này. Nhưng trong sự liên hệ này, vấn đề được đưa ra là: Nếu tục đế là có thể thuyết còn chân đế là bất khả thuyết, vậy bản chất của chúng có phải là thường hằng không? Vấn đề này, câu trả lời có thể đưa ra là: Tục đế có thể được hiển bày. Nhưng bởi vì sự hiển bày nhưng bản chất của sự hiển bày phải là chân đế, nên nó là bất khả thuyết. Và chân đế là bất khả thuyết nhưng tục đế thì có thể thuyết, nên bản chất của chúng là không cố hữu.
Vậy thì: Nếu cho rằng tục đế là bất khả thuyết vì sự giải thích của nó phải là chân đế, vậy rốt cuộc cái nào mới là bất khả thuyết, là chân đế hay tục đế? Nếu cho rằng chân đế là bất khả thuyết, vậy tại sao nó không phải là thường hằng? Điều này phải nên được hiểu rằng trong rất nhiều bản kinh và luận, chung quy có bốn loại quan điểm.
(1) Tục đế có thể được biểu đạt, nhưng chân đế thì không thể. (2) Chân đế có thể biểu đạt nhưng tục đế thì không thể. (3) Cả hai đế đều có thể biểu đạt. (4) Cả hai đế đều không thể biểu đạt.
Ba khaí niệm, cụ thể là pháp, cảm thọ và danh, đều được tìm thấy trong tucjd đế, do vậy nên tục đế là có thể biểu đạt được. Còn bốn hình thức như tồn tại, không tồn tại, có cả sự tồn lại lẫn sự không tồn tại, không có cả sự tồn tại lẫn sự không tồn tại. Bởi vì chân đế là nằm bên trong những sự biểu hiện này, nên nó không thể diễn đạt được.
Nếu một người vẫn không đồng thuận, có nghĩa là pháp tánh của hai đế này là cố hữu. Nhưng khi Phật giáo đưa ra quan điểm về tánh không – là không cố hữu – thì quan điểm này sẽ bị phá bỏ.
Theo như Du Già Sư Địa Luận (Yogācārya-śāsstra), có bốn nguyên nhân đưa đến sự bất khả thuyết.
- Bất khả thuyết vì tánh không của nó: người ta không thể nào lý giải được liệu sự tồn tại của một người và những thứ cấu thành nên người đó là giống hay khác.
- Bất khả thuyết vì sự khôn lường của nó: Pháp tánh là bất khả thuyết vì Pháp thân của đức Phật là bất khả tư nghì và sự tồn tại hay không tồn tại về trạng thái Niết bàn của đức Phật – tất cả đều không thể suy tư được.
- Bất khả thuyết vì giáo Pháp này không có nghĩa trong đạo Phật: Nếu một lời dạy không giúp ích trong việc khiến các đệ tử để khiến họ nhận ra Giáo Pháp, thì Đức Phật sẽ không giảng dạy nó, ngay cả khi Ngài biết rõ sự tồn tại của nó.
- Bất khả thuyết vì nó được hình thành từ những khía cạnh và đặc tính của Pháp: Không thể suy lường vì không thể biết được chân lý và hiện tượng là giống hay khác.
Samayabhedoparacanacakra và Mahāprajñā-śāstra có nói rằng phái Vātsīputrīya phân loại Pháp thành hai nhóm, nhóm thứ năm sẽ bao gồm thức và ngã, tàng thức vốn là bất khả thuyết (anabhilāpyaloṣa) và ngã thì vốn không thường hằng mà cũng chẳng phải tách biệt với những thành phần cấu tạo nên một chúng sanh.
Fa-tsang (643-712 CN) nói trong tác phẩm của mình là Hua-yen-chiao-chang (Taishō, No. 1866) rằng mặc dù nhân đưa đến Phật quả là có thể hiển bày, nhưng chính nơi quả vị Phật thì không thể hiển bày bởi vì nó chính là chính nó là đối tượng tự giác Phật quả.
K. Tmr.