AN được sử dụng trong cả tiếng Trung lẫn tiếng Nhật tương tự với nghĩa của một nhà tu khổ hạnh. Không rõ từ an có nguồn gốc từ Phật giáo hay Đạo giáo. Nhưng trong Phật giáo định nghĩa nó như một cái am, hoặc cái thất cho một tu sĩ ẩn tu. Nó cũng được tìm thấy có nhiều hình thức khác nhau: ts’ao-an (tiếng Nhật là ‘soan’), p’êng-an (hōan), an-shih (ajichi), v.v. Trong Bách Khoa Phật Giáo (Shih-shih-yao-lan, Taishō, LIV, 263) bởi Tao-ch’êng của triều Tống (960-1279 CN) nói rằng đó là một nơi trú ẩn nhỏ có mái tròn và được lợp bằng cỏ, đó gọi là an. Từ an, cụ thể là am, được cho là bắt nguồn từ từ an, nghĩa là chỗ trú ẩn. Những người Ấn Độ thế tục hay ẩn sĩ đều sống trong những nơi như vậy. Ở Trung Quốc cũng có rất nhiều tài liệu nói về những nơi trú ẩn như vậy.
Tác phẩm Chin-shu (Lịch sử triều nhà Tần) có ghi rằng có một nhà thơ nổi danh tên là T’ao-yen-ming đã từ chối ăn các loại thức ăn làm từ ngũ cốc và đã sống trong một cái am từ khi 15 tuổi. Ngoài ra tác phẩm I-shih-chuan (Ẩn Sĩ Truyện) cũng viết rằng T’ao-ch’ien đã sống trong một cái am (p’êng an). Những ghi chép tương tự có thể tìm thấy trong Shen-hsien-chuan (Thần Thoại Truyện), trong đó có một câu chuyện nói rằng Chiao-kuang đã sống trong một cái ts’ao-an (Taishō, loc. cit.)
Tập đầu tiên của Wu-fen-lü (Ngũ Phần Luật) nói rằng có một vị Tỳ kheo tên là Dārnika (Ta-ni-chia) đã leo lên núi Īśila và dựng một cái thất nhỏ tại đó.
Có một thay đổi thú vị trong ý nghĩa của từ này khi được dịch sang tiếng Nhật. Hiện tại, từ an được sử dụng phổ biến với nghĩa là tiệm mỳ. Nó được đưa vào Nhật từ thời trung cổ bởi một vị thiền sư người đã sống trong một cái am nhỏ (an) và cũng là người đầu tiên làm ra món mỳ và khiến nó trở nên phổ biến, do đây mà từ an đã trở nên phổ biến với nghĩa này.
S.K.