AMOGHAVAJRA

AMOGHAVAJRA (1), một vị bồ tát được cho là có mặt trong Susiddhi của Garbhadhātu-maṇḍala (Thai Tạng Giới Mạn Đà La). Nguồn gốc của vị bồ tát này không rất mơ hồ. Dù ngài có một vị trí trong Garbhadhātu-maṇḍala hay mạn đà la được nói đến trong Kinh Đại Nhật (Mahāvairocana Sūtra), nhưng tên của ngài không hề được nhắc đến trong bản kinh này và cả bản chú giải của kinh. Một số luận sư Trung Quốc chuyên về Phật giáo Mật Tông đã đồng nhất ngài với

bồ tát Vajrarāja (Bồ Tát kim Cang Vương) (hay Amoghavajra, Bồ Tát Bất Không Kim Cang) của Kim Cang Giới Mạn Đà La (Vajradhātu-maṇḍala) và cho rằng ngài là một trong bốn vị đệ tử của đức A Súc Bệ Như Lai (Akṣobhya Tathāgata). Ở Nhật Bản cũng vậy, họ hoàn toàn đồng thuận với cách giải thích này và còn thêm dẫn chứng để tăng sức thuyết phục; ví dụ, thần chú của ngài đồng với thần chú của bồ tát Vajrarāja: Oṃ Vajrarājaya và thủ ấn của ngài là ākarṣaṇa mudrā (ấn triệu thỉnh), cũng đồng với bồ tát Vajrarāja (xem Taizōkai-shichishū, Thai Tạng Giới Thất Tập). Nhưng theo như bức Hiện đồ Thai Tạng Giới mạn đà la hiện tại thì hình dáng của ngài được thể hiện với hai bàn tay đan vào nhau, bắt chéo ngón út và ngón áp út của cả hai bàn tay, duỗi thẳng ngón giữa và ngón trỏ, đồng thời hơi cong ngón cái, đặt cả hai tay lên ngực, đồng thời kéo chúng xuống. Ngài ngồi trên một hoa sen lớn màu đỏ.

Đức hạnh của Ngài được cho là tiêu diệt mọi phiền não và thành kiến của chúng sinh bằng trí tuệ và Vô chấp (śūnyaprajñā) của Ngài; và điều này được thực hiện luôn luôn, không sai sót, từ đó ngài mới có tên là Amogha (bất không).

Mật danh của ngài (guhyanāma) là Karmavajra (hay Pien-shih chin-kang),  và chủng âm của ngài là hūm, hay ja hoặc jaḥ.

Như đã đề cập ở trên, nguồn gốc của vị bồ tát này tại Ấn Độ không rõ ràng, nhưng cuốn sách đầu tiên mô tả chi tiết về ngài ở Trung Quốc là Huyền Pháp Tự Nghi Quỹ hay còn gọi là chú giải kinh Đại Nhật được trước tác ở chùa Huyền Pháp, vào khoảng thế kỷ thứ 8 CN).

  1. K.

 AMOGHAVAJRA (2), tên một vị học giả lỗi lạc. Ngoài ‘pháp danh’, ngài còn được mọi người gọi là Trí Tạng hay Amoghajñāna, hay gọi tắt là Amogha. Theo như các điển tích Trung Quốc ngài sinh ra ở  Siṃhaala (Tích Lan), vào năm đầu tiên của triều đại Shên-lung, đời nhà Đường (705 CN) và xuất gia từ khi còn nhỏ. Vào năm 14 tuổi, ngài gặp đại sư Kim Cang Trí (Vajrabodhi) ở nước Yavadvīpa (đảo Java) và đi cùng ngài đến Trung Quốc. Năm 720, họ đến Lạc Dương[1]. Năm 724, khi Amogha được 20 tuổi, ngài xuất gia tu học theo phái Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvātivāda) ở chùa Quang Phổ tại Lạc Dương. Trong suốt 18 năm sau, ngài

học giới luật, kinh điển và luận điển bằng cả hai ngôn ngữ tiếng Phạn và tiếng Hán; đồng thời ngài cũng làm phiên dịch để giúp đại sư Vajrabodhi dịch những tác phẩm của mình. Ví dụ như những bản dịch của Vajrabodhi về Mañjuśrī-pañcākṣara-hṛdaya-dhāraṇī-varga (Taishō, No. 1173) và Avalokiteśvara-cintāmaṇi-bodhisattva-yogadharma- mahārtha (ibid. 1087), hoàn thành vào năm 730, được giới thiệu với phần trợ giúp của của  Amogha.

Năm 741, hoàng đế Hsüan-tsung ban một sắc lệnh cho phép đại sư Vajrabodhi và những đệ tử của ngài được trở về Ấn Độ. Tuy nhiên trên đường từ kinh thành Trường An về Lạc Dương, ngài Vajrabodhi đã bị ốm và viên tịch vào ngày 30 tháng 8 của năm đó. Amogha, theo như ý nguyện của thầy mình, vẫn hy vọng được quay về Ấn Độ, khi một sắc lệnh đến từ cung điện, giao cho ngài một thông điệp được gửi từ nước Siṃhala (Tích Lan). Sau đó, ngài đến Canton và trong 12 tháng, ngài lên thuyền Kurun, mang theo thông điệp của hoàng gia. Ngài được tháp tùng bởi 37 đệ tử bao gồm cả nhà sư và cư sĩ như Han-kuang, Hui-pien và những người khác. Ngài mất chưa đầy một năm để đến Siṃhala qua đất nước Ho-ling (phần giữa của đảo Java ngày nay). Vua Siṃhala là Silāmegha (Aggabodhi VI, 733-73 CN)[2] đã tiếp đón ngài với vinh dự đặc biệt với tư cách là sứ giả từ Đại đế quốc nhà Đường, và đưa ngài vào chùa Xá lợi Răng Phật. Ở đó, Amogha đã tìm kiếm sự giúp đỡ và hướng dẫn của thầy a xà lê Samantabhadra và xin được thực hiện lại nghi thức ‘quán đảnh’ (abhiṣeka). Ngài và các đệ tử của mình, Han-kuang và Hui-pien được đưa vào điện thờ cùng một lúc và dành hơn ba năm để học các loại đà ra ni mật truyền, ba loại mật tông, các phương pháp hộ thân, năm loại thủ ấn, kiếp của các maṇḍala, 37 vị thiên thần trong Kim Cang Giới Mạn Đà La (Vājradhātu-maṇḍala), yoga-homa và các vấn đề khác. Hơn nữa, ngài đã tìm kiếm rộng rãi các văn bản bí truyền và nhiều kinh điển cùng các bản luận (śastras) khác nhau, thu được 80 bài kinh về các giáo lý dhāraṇī (ví dụ: Vajra-śekhara-yoga-sūtra, v.v.) và 20 cuốn kinh và luận của học thuyết Đại thừa lẫn Tiểu thừa, tổng cộng 1200 quyển[3].

Sau này, trên đường quay trở về Trung Quốc, Amogha được đức vua Silāmegha thỉnh cầu xin gửi tặng một số sản phẩm địa phương làm quà, cùng với lời thăm hỏi đến hoàng đế Đại Đường. Được phó tướng tên là Mitra tháp tùng, Amogha bắt

đầu khởi hành về Trung Quốc, mang theo quà của đức vua cùng với nhiều bản kinh tiếng Phạn. Năm 746 ngài đến Trường An. Đầu tiên ngài xin chiếu dụ của vua để được phép biên dịch kinh điển và thiết lập một địa điểm để thực hiện nghi thức quán đảnh ở chùa Ching-ying. Năm 750 ngài lại xin chiếu dụ của vua để trở về quê hương, nhưng bệnh tật đã trì hoãn chuyến đi khi ngài trên đường đến Shao-chou. Ba năm sau, theo lời thỉnh cầu của tướng quân Ko-shu Han, hoàng thân His-p’ing, hoàng đế Hsüan-tsung, một lần nữa thỉnh cầu ngài quay trở lại. Hài đã nghỉ ngơi khoảng một tháng ở chùa Pao-chou tại Trường An, khi ngài lại được thỉnh đến vùng Ho-his, ở đây ngài trú tại chùa Khai Nguyên của huyện  Wu-wei, tiến hành biên dịch kinh điển và làm lễ xuất gia. Năm 753, một đại sư khác, tên Lợi Ngôn, là đệ tử của ngài Dharmacandra (Pháp Nguyệt), người đã biên soạn cuốn Phạn Ngữ Tạp Danh, được mời đến để giúp ngài trong việc dịch kinh sách.

Năm 756, ngài Amogha được hoàng đế Su-tsung (Đường Túc Tông) thỉnh về hoàng cung và sau đó ngài đã thiết lập một nơi để thực hiện nghi lễ quán đảnh tại chùa Hsing-shan. Khi thành Trường An rơi vào tay phiến quân An Lộc Sơn, ngài Amogha vẫn bí mật giữ liên lạc với hoàng đế. Khi hoàng đế lấy lại được kinh thành đã giành cho ngài nhiều đãi ngộ đặc biệt. Năm 758, ngài Amogha thỉnh cầu với hoàng đế xin được nghiên cứu những văn bản tiếng Phạn để trùng tu, dịch thuật và truyền bá Phật giáo. Với chỉ dụ của hoàng đế, tất cả các văn bản tiếng Phạn được mang về bởi những đại sư thời trước như “Đấng Toàn Giác” (Huyền Trang), I-tsing (Nghĩa Tịnh), Śubhakarasiṃha (Thiện Vô Úy), Bodhiruci (Bồ Đề Lưu Chi), Ratna Jaya và những người khác, tất cả các bản văn gốc đều bị phân tán và bảo quản trong chùa T’su-en, chùa Chien-fu, v.v., thuộc kinh thành Trường An, chùa Shêng-shan, chùa Ch’ang-shou, v.v., ở đông thành Lạc Dương, và ở nhiều tu viện và nhiều ngôi làng thuộc những huyện khác nhau trên khắp đất nước đều được mang đến và giao phó cho ngài Amogha để tiến hành dịch thuật. Trong chùa Hsing-shan có một bộ sưu tập tập những văn bản tiếng Phạn với số lượng đồ sộ thuộc triều nhà Đường. Một số lượng lớn trong bộ sưu tập đồ sộ này đã bị mất khi chùa bị phá hủy trong giai đoạn đàn áp Phật giáo năm 845 (thế kỷ thứ 5 thuộc triều Hui-chang của hoàng đế Đường Vũ Tông (Wu-tsung)).

Sau 17 năm trùng tu dưới thời hoàng đế Su-tsung (Túc Tông), ngài Amogha đã nhận được vinh dự cao quý và được cả triều đình lẫn dân thường kính trọng. Ngài đã phiên dịch rộng rãi cả các tác phẩm công và bí truyền, thực hiện nghi lễ quán đảnh (abhiṣeka) và ban chỉ dẫn, đưa Phật giáo đến một đỉnh cao cho đến nay vẫn chưa có ai đạt được. Năm 766 CN. Khi đã cao tuổi, ngài gửi đệ tử của mình là Han-kuang đến Wu-t’ai Shan (Ngũ Đài Sơn) để xây dựng ngôi chùa Chin-ko (Kim Các) thờ Bồ-tát Văn Thù và sau đó xây dựng ngôi chùa Yü-hua. Theo yêu cầu của ngài, một nhóm gồm 21 vị tăng đã được thành lập ở mỗi trong số năm ngôi chùa (bao gồm cả hai ngôi chùa đã trở thành trung tâm của Phật giáo Mật truyền ở Trung Quốc). Vào ngày 15 tháng 6 năm thứ 9 triều Đại Lý (774) , Amogha nhập Niết bàn trong tư thế đại thủ ấn, ở tuổi 70. Hoàng đế Đại Tông đã truy tặng cho ngài chức Tư Không cùng với tước hiệu là Đại Biện Chánh. Sau khi hỏa táng, hàng trăm xá lợi đã được thu thập, 80 viên trong số đó đã được dâng lên hoàng cung. Năm 781, với sự cho phép của hoàng đế Đường Đức Tông (Tê-tsung), đệ tử của ngài là Huệ Lãng đã dựng một bia tưởng niệm cho ông ở chùa Hsing-shan. Trên bia đã được thêm vào một bài thơ tán tụng do Yen-ying, một trong những đệ tử của ngài sáng tác, còn nét nét bút được thực hiện bởi nhà thư pháp Hsü Hao, thống đốc của tỉnh K’uai-chi.

Đệ tử của ngài Amogha nhiều vô số. Han-kuang, Hui-pien, và nhiều vị đã xuất gia trước khi ngài trở về Tích Lan. Đặc biệt là trong suốt 29 năm sau khi ngài trở về Trung Quốc cho đến khi viên tịch, đệ tử dưới sự chỉ dạy của ngài nhiều vô số kể. Trong số đó, trừ hai vị đã viên tịch trước đó, chỉ còn lại sáu vị (sau này họ được gọi là Lục Triết Gia), họ được ngài xem là những người đã làm chủ được pháp của năm loại chân ngôn. Họ bao gồm  đại sư Han-kuang của chùa Chin-ko, đại sư Hui-ch’ao của nước Silla (Tân La), Hui-kuo của chùa Ch’ing –lung, hui-lang của chùa Ch’ung-fu và hai đại sư Yuan-chiao và Chüeh-ch’ao của chùa Pao-shou. Trong số này, đại sư Hui-lang  là người có hạ lạp cao nhất, do vậy sau khi ngài Amogha viên tịch, đại sư đã kế thừa vị trí của thầy mình để đào tạo lớp tăng trẻ. Một loạt các đệ tử của ngài  như T’an-chên, Hui-hsü và những vị khác đã lưu lại tên tuổi trong nhiều tác phẩm khác nhau. Một trong số họ là Hui-lin, người Tân Cương (Kashgar), đã biên soạn một cuốn từ điển Phật giáo: Thiết Giải Âm Nghĩa, gồm 100 quyển. Ngoài ra còn có

nhiều bản luận được trước tác bởi các đại sư uyên thâm như Liang-fên, Ch’ien-chên, Fa-ch’ung và những vị khác, những người đã tham gia vào việc dịch thuật của ngài Amogha, do vậy cũng được đề tên trong phần dẫn nhập. Một số hoàng đế của nhà Đường như  Đường Tuyên Tông, Đường Túc tông, Đường Đại Tông và Đường Đức Tông (sau này là hoàng tử), đều được nhận quán đảnh từ ngài hoặc thậm chí được trực tiếp cống hiến vào nhiệm vụ biên dịch kinh điển của ngài. Các vương tôn quý tộc và giai cấp quyền quý như tướng quân Ko-shu Han, Hoàng Tử His-ping Satrapy, Tu Mien,  Quận công Chêng, Li-pao-yu, phó tổng tư lệnh và phó vương, Yen Ying, Trưởng Hình Bộ, và Phu Nhân Chang, phu nhân của nước Tên, tất cả đều là những đại thí chủ tích cực và nhiệt huyết với việc biên dịch và truyền bá giáo lý của ngài Amogha. Chao-ch’ien, một thành viên của Viện Hàn Lâm Hoàng Gia, đã viết Ký Yếu Luận Tam Tạng Kinh Điển của Amogha; Li-Yüan-ts’ung, tướng quân Lung Wu, người đã quy y với ngài được hơn 30 năm, đảm nhận chỉ dụ của hoàng đế về việc thực hiện tang sự cho ngài; còn  một vị công công tên Li-Hsien-Ch’eng, người đã nhận được báo rằng Amogha là hóa thân của bồ tát Đại Thế Chí và ông được chỉ định làm ‘hộ pháp vĩnh viễn’ cho ngài. Tập luận mà Chao Ch’ien viết nói rằng đại sư Amogha đã làm chủ trì các nghi lễ quán đảnh trong hơn 40 năm, đệ tử được ngài chỉ dạy nhiều vô kể, trong đó có 2000 vị là đệ tử xuất gia. Do đây, ngài có thể được xem là một vị đại sư lỗi lạc của phái Nhất Thiết Hữu Bộ vào thời điểm đó.

Khi nghiên cứu về tư tưởng triết học và giáo lý của đại sư Amogha Một yếu tố cần lưu ý là ngài đến Trung Quốc khi còn rất trẻ và do đó có thể tiếp xúc với ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, một lợi thế mà các dịch giả cổ đại nước ngoài khác không có. Sự cạnh tranh bè phái giữa các Phật tử vào thời điểm đó và sự phổ biến ngày càng tăng của các học thuyết bí truyền đã làm nảy sinh nhu cầu chung về sự phân biệt và thống nhất. Hoàn cảnh này Amogha vô cùng cảm kích trong suốt thời gian dài ở Trung Quốc. Từ các bản dịch của ngài, có thể nhận thấy rằng ngài đã dành cả đời mình để cố gắng mang lại sự thống nhất này và đã đạt được nhiều thành tựu nhờ nỗ lực của mình. Mặc dù trong con mắt của vị kế thừa, ngài là một giáo chủ của trường phái bí truyền, tuy nhiên, trong các bản dịch của mình, ngài hoàn toàn không thể hiện một khuynh hướng thiên vị nào đối với các giáo pháp bí

truyền mà bỏ qua các giáo pháp công truyền, ngài chỉ cho rằng pháp mật tông là một phương tiện hiệu quả hơn các pháp công truyền trong thực hành và thành tựu.

Các bản dịch của Amogha có thể được phân loại theo một số loại: (1) tác phẩm liên quan đến giáo pháp công truyền, (2) tác phẩm liên quan đến bí truyền hỗn hợp, (3) tác phẩm liên quan đến Vajradhātu (Kim Cang Giới), (4) tác phẩm liên quan đến giáo lý Đại hỷ (Mahā-sukha) và (5) các tác phẩm thuộc thể loại khác. Sau đây là bản mô tả ngắn gọn cho mỗi thể loại này:

  1. Các tác phẩm công truyền. Trước thời đại của Amogha, các bản dịch của ba bộ kinh lớn bao gồm các giáo lý chính của Phật giáo Đại thừa (ví dụ như Kinh Bát Nhã, Kinh Hoa Nghiêm Kinh Đại Tập) về cơ bản đã được hoàn thành. Với mục đích giải thích những nội dung chưa được nghiên cứu hết của Bát Nhã Ba La Mật Đa, ngài Amogha đã cho ra bản dịch sửa đổi Raṣṭrapāla-prajñāpāramitā-sūtra (Taishō, 246) vào năm 765 CN. Một lần nữa, để liên kết các lý thuyết của Buddhāvataṃsaka-sūtra (Kinh Hoa Nghiêm), Druma- kinnara-rāja-paripṛcchā-sūtra (Phật Thuyết Thuần Chân Đà La Sở Vấn Như Lai Kinh, phẩm Śriīmālādevī-siṃhanāda- sūtra (Kinh Thắng Man), v.v.; ngài cũng dịch lại Ghana-vyūha-sūtra (Khế Kinh) (Taishō, 682) vào năm 765: và để phân biệt các giáo lý của kinh Đại Tập (Mahāsannipāta) ngài đã dịch lại Kinh Ganana-gañja-paripṛcchā-sūtra (Taishō, 404) vào năm 766. Kinh Mañjuśī-buddha-kṣetraguṇa-vyūhalaṅkāra-sūtra (Taishō, 319) được ngài dịch lại vào nă 771, để củng cố niềm tin  hiện tại như đã được thể hiện cả trong các tác phẩm công truyền và bí truyền cũng như trong truyền thống Trung Quốc và Ấn Độ, rằng Trung Quốc là vùng đất dưới sự bảo trợ của Bồ tát Văn Thù. Ngoài những bản dịch này, những bản dịch sau đây cũng có thể được đưa vào loại công truyền này: (1) Maitreya-bodhisattva-bhāṣita-mahāyāna-nidāna-śālistambha-upamāna-sūtra (Taishō, 710); (2) Mahāyāna-nidāna-śastra by Ullaṅgha (Taishō, 1653); (3) Rājadharma-nyāya-sūtra, do đức Phật thuyết cho vua Udayana (Taishō, 524); (4) Mahāvaipulya-tathāgata-garbha-sūtra (Taishō, 667); (5) Mahārya-mañjuśrī-bodhisattva-buddha-dharmakāya-praśaṃsāpūjā (Taisshō, 1195); (6) Śatasahasragāthā- mahāsannipāta-sūtra-kṣitigarbha-bodhisattva-paripṛcchā-dharmakāya-stotra (Taishō, 413). Bản dịch và bản chú giải của những bộ kinh này đã cung cấp những cơ sở và định nghĩa cổ điển cho một số phạm trù lý thuyết quan trọng trong thủ tục dịch thuật hiện hành vào thời của ông, như là nidāna (duyên), rājadharma-nyāya (các điều luật cho vua trong việc trị quốc), tathāgata-garbha (như lai tạng), dharmakāya (pháp thân), v.v.
  1. Bí truyền hỗn hợp. Cái được gọi là bí truyền hỗn hợp chính là những tác phẩm bao hàm chung cả kinh điển lẫn nghi thức thực hành nhưng không có những văn bản nói về hai loại hiện đồ mạn đà la là Kim Cang Giới (Vajradhātu) và Thai Tạng Giới (Garbhadhātu). Tuy nhiên, đây là một thuật ngữ được hình thành giai đoạn sau này, khi hai hiện đồ mạn đà la chính (Vajradhātu và Garbhadhātu) được đặc biệt tôn kính. Sự phân loại này chưa hoàn toàn nhất thống vào thời điểm của ngài Amogha, người coi trọng cái gọi là những tác phẩm bí truyền hỗn hợp này nhưng thực ra đã nỗ lực rất nhiều để nâng cao vị trí của mật tông với các giáo pháp hiện tại. Khi ngài lần đầu tiên trở về Trung Quốc từ Tích Lan (754 CN), ngài đã chọn những tác phẩm thuộc hệ thống Vajra-mahā-maṇḍala-sūtra, ví dụ những bộ kinh mô tả Ekākṣara-buddhōṣṇīṣa-kalpa, để dịch. Trong đó, thực hành quán satya-devata khi xuất hiện từ đĩa mặt trời, pháp quán này được cho là cao hơn pháp quán được đề cập trong Garbhadhātu (Thai Tạng Giới Mạn Đà La), trong đó người thực hành phải quán đĩa mặt trăng. Trên thực tế, quán mặt trời là một phương pháp đã có từ lâu đời trong cả kinh điển công truyền lẫn bí truyền, còn pháp quán mặt trăng chỉ trở nên phổ biến sau khi hai mạn đà la VajradhātuGarbhadhātu chiếm vị trí quan trọng trong Mật tông. Việc Amogha duy trì 37 āryas xuất hiện từ bản chất Phổ Hiền Kim Cương của Thích-ca-mâu-ni (xem Luận về Sự xuất hiện của 37 āryas) và việc ngài coi Uṣṇīsacakra-dharma là đấng tối cao duy nhất sẽ thể hiện sự tôn kính của ngài đối với hệ thống pháp hành này. Bên cạnh đó, ngài cũng cho ra các bản dịch phổ biến về các phương pháp khác nhau của thần chú Văn Thù, ví dụ: Yamāntaka, Garuḍa, Māricī, v.v., tất cả những tác phẩm này có thể được xếp vào loại tác phẩm bí truyền hỗn hợp. Tên của các kinh điển và nghi thức của hệ thống này vốn rất nhiều không cần phải trình bày đầy đủ ở đây (xem Danh mục Chên-yuan, quyển thứ 14).
  2. Những tác phẩm nói về Vajradhātu. Hiện đồ Kim Cương Giới là những nghiên cứu ban đầu của Amogha khi còn học với đại sư Kim Cang Trí. Nó cũng tạo cơ sở để ngài phát triển việc học của mình trong những năm sau này. Theo Đại cương của Mười tám Hội trong Vajraśekhara-yoga-sūtra (tác phẩm được dịch bởi Amogha, Taishō, 869), hiện đồ của Kim Cương Giới chỉ là một phần nội dung của Hội đầu tiên.

Các đoạn trích của Hội này đã được chính Amogha dịch sang tiếng Trung Hoa dưới nhan đề Chin-kang-ting-i-ch’ieh-ju-lai-chen-shih-she-ta-cheng-hsien-cheng-ta-chian- wang-ching, Vajraśekhara sarvatathāgata- tattva-saṅgraha-mahāyāna-pratyut-pannābhisambuddha-mahātantrarāja-sūtra, Taishō, 865), còn bản dịch đã hoàn thành có tới 4000 câu kệ thì được hoàn thành vào đời Hậu Tống bởi Shih-hu (Dānapāla ?). Một số tác phẩm khác của ngài Amogha, ví dụ như 37 Āryas  (San-shih-ch’i-tsun- ch’u-sheng-i), Bí Pháp của Kinh Kim Cang Đỉnh (Chin-kang-ting-ching-i-chūeh) có lẽ cũng bao gồm trong danh mục này. Nhìn từ quá trình phát triển của Phật giáo Mật tông ở Ấn Độ, pháp quán của hiện đồ Kim Cang Giới là nền tảng của rất nhiều pháp hành yoga bí truyền sau này. Nhưng nội dung của hiện đồ này phải chịu hàng loạt sự cải đổi trong suốt hàng trăm năm sau khi đại sư Kim Cang Trí (Vajrabodhi) lĩnh hội được pháp môn này vào năm 701 CN. Vì vậy, các bản dịch của ngài Amogha đã cho thấy sự khác biệt đáng kể từ những bản được truyền thọ bởi đại sư Vajrabodhi. Ngoài ra, bản kinh Sarvatathāgata-viṣayāva- tara-tattva-saṅgraha (Taishō, 868) được dịch bởi Prajñā của Kapiśā, người đã được ngài Dharmakīrti (Pháp Xứng) truyền cho pháp Du Già từ một buổi lễ quán đảnh tại chùa hoàng gia của Udra vào năm 774 CN, là một trong nhiều điểm khác biệt với truyền thống được truyền trao bởi ngài Amogha.

  1. Sự đa dạng của Đại Lạc (Mahāsukha). Trong số những bản dịch của Amogha, các nghi thức của các loại Đại Lạc vốn có nguồn gốc từ kinh Prajñāpāramitā-naya cũng rất đáng được quan tâm. Những bản kinh, chú giải và những văn bản mô tả về các nghi thức thực hành đã được ngài Amogha dịch rất nhiều. Sự tôn kính cao tột dành cho Pháp này có thể được minh họa bằng sự kiện là chính hoàng đế Tai-tsung đã đến gặp Amogha để được chỉ dẫn về mặt này (xem chỉ dụ của Tai-tsung cho Hui-sheng). Mặc dù bản dịch Bát Nhã Ba La Mật Đa được chính thức dịch bởi ngài Huyền Trang (năm 663 CN), những câu thần chú ở phần cuối đã được Prabhamitra (người đã đến Trung Hoa năm 627 CN) truyền vào một thời điểm trước đó cho Hsan-mo. Xem chương về ma thuật của khu rừng ngọc trai của Pháp Viên (Fa-yuan-chu-lin). Những thần chú này ở phần cuối của Bát Nhã Ba La Mật Đa đã được biên soạn thành Dhāraṇī-saṅgraha-sūtra (Taishō, 901) một phiên bản chọn lọc của Vajra-mahā-maṇḍala Sūtra, do Atikūṭa biên soạn. Vì phần cuối bản kinh đề cập đến 100.000

câu kệ đã ra đời trước năm 535 CN (xem ATIKŪṬA), nên có thể giả định rằng truyền thuyết của những câu thần chú này trong Naya Sūtra phải có nguồn gốc từ rất sớm. Những lý thuyết chứa đựng trong Naya Sūtra trên thực tế tương đương với bản tóm tắt của phần về Chân Đế trong Đại Kinh Bát Nhã (Mahā-Prajñāpāramitā Sūtra); do đó, Bodhiruci (Bồ Đề Lưu Chi) gọi bản dịch lại của ông là Prajñāpāramitā- ardhaśtika-sūtra (Taishō, 240). Chân đế Bát Nhã chỉ ra những điều tương tự như Pháp giới. Hệ thống này lấy Đối tượng tôn thờ (satya-devatā) là Phổ Hiền Kim Cương Tát Đỏa, hiện thân của Pháp giới (Dharmadhātu), hiện diện khắp nơi trong mọi cõi giới, cả hữu tình và vô tình. Đây là một lý thuyết thậm chí còn đi sâu hơn học thuyết cho rằng ‘Báo thân để cứu độ chúng sanh’ (được tượng trưng bởi Vairocana (Tỳ Lô Giá Na) hoặc Vajradhara (Kim Cang Trì) là satya-devatā, hay lý thuyết cho rằng ‘Báo thân để giác ngộ chính mình’ là satya-devatā (như được biểu tượng bởi Vairocana bốn mặt hay Cakravarti Buddhoṣṇīṣa). Về lý thuyết cũng như trong thực hành, hệ thống Đại Lạc có mối quan hệ nội tại với học thuyết Mahāsandhi (Đại Cứu Cánh) do Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) và Tì Ma La Mật Đa (Vimalamitra) đưa vào Tây Tạng vào thế kỷ thứ 8, và với học thuyết về Đại thủ ấn có nguồn gốc từ thời kỳ sau đó của Vikramaśila ở Ấn Độ. Như vậy cả Mahāsandhi và Mahāmudrā đều được gọi là Chân Đế Bát nhã. Tương tự, việc tu tập Mahāsukhavajrasattva cũng được gọi là thực hành Mahāmudrā. Điều này chỉ ra thực tế là tất cả mọi hiện kiếp này đã được bao hàm từ một nguồn gốc chung trong lý thuyết của chúng.

  1. Những tác phẩm tổng hợp. Trong số những bản dịch đồ sộ về kinh và nghi thức của ngài Amogha ở cả hai mảng bí truyền và công truyền với tổng số lượng là 110 tác phẩm với số lượng 143 quyển (theo như Danh Mục Chên-yūan), có một tác phẩm rất thú vị, Mañjuśrībodhisattva-sarvaṛṣi- nirdeśa-puṇyā-puṇyakala-divasa-nakṣatra-tārā-sūtra (‘Một bản kinh nói về thiện và ác liên hệ đến Nakṣatras hay còn gọi là cung hoàng đạo, và những ngày tốt ngày xấu, thời điểm cát và hung, được nói bởi Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi và nhiều Ṛṣis khác’, Taishō, 1299), một văn bản được dịch được ngài hợp tác với Yang Ching-fêng, một chiêm tinh gia vào thời điểm đó. Bản kinh này đã được các hành giả mật tông sử dụng rộng rãi, từ thời điểm đó cho đến giờ, trong đó chúng ta có thể thấy được những thành tựu về chiêm tinh học và nghiên về lịch

của  người Ấn Độ khi ấy. Một tác phẩm khác, (gồm nhiều tác phẩm rời rạc) là Bí Pháp của kinh Kim Cang Đảnh, đã được xem như là một tác phẩm được viết bởi ngài Amogha trước khi ngài quay về Tích Lan, đã trở thành một cuốn sách đọc tụng phổ biến của trường phái Mật tông sau này. Tập luận đó của ngài được Yuan-chao thu thập thành Pu-k’ung-piao-chih- chi gồm 6 quyển (bao gồm cả một số bài viết của đệ tử ngài). Từ tập luận này chúng ta có thể nhận thấy sự tinh thông uyên bác của ngài Amogha trong các tác phẩm tiếng Hán. Kiến thức sâu và rộng của ngài ở cả lĩnh vực tôn giáo lẫn ngoài tôn giáo rất đáng được ca tụng như lời của Yūan-chao triều Đường  đã nói ‘một người xuất chúng của mọi thời đại, là một vị sa môn lỗi lạc’.

  1. Yu.

THAM KHẢO: Chao-Chien, Tập Ký của Amogha về Luận Tam Tạng Kinh Điển (Taishō, 2056). Yuan-chao, Hợp Tuyển Kinh Sách Phật Giáo triều đại Chên-yūan (Taishō, 2157), quyển 15-16. Yuan-chao, Tập Ký của Amogha, Luận Tam Tạng Kinh Điển của bậc Đại hùng Đại Trí, Tập Hợp Ghi Nhận Hoàng Đế Sắc Lệnh (Taishō, 2120). Những văn bản được dịch bởi Amogha: Tattva-saṅgraha-sūtra; Prajñāpāramitā-naya-sūtra; Bodhimaṇḍa-bhāṣita- ekākṣaroṇīṣacakra-rājā-sūtra; Đại Cương về 18 Hội trong Kinh Kim Cang Đảnh Du Già; Principles of the Emergence of the 37 Āryas; Pañcaghya-sūtra; Ghana-vyūha-sūtra; Mahākṣiti-garbha-bodhisattva-paripṛcchā-sūtra, v.v.

[1]  Điều này dựa trên Danh mục Sách Phật giáo được Thu thập vào Thời kỳ Lương Nguyên, quyển thứ 15. Theo Bản Hồi Ký của Amogha, The Tripitaka-bhadanta do Chao Ch’len viết, Amogha Là người gốc ở Phương Tây, và đến Trung Quốc cùng với chú của mình, du hành qua Wuwei và Tai-yuan vào năm thứ mười và gặp đại sư Vajrabodhi khi ông mười ba tuổi.

[2]   Dựa theo Sung-kao-seng-chuan của Yüan Chao  (Univ. of Ceylon History of Ceylon, I, pp. 64, 319, 326). – G. P. M.

[3] Theo bản hồi ký mà Amogha đệ trình lên cho đức vua vào năm 774, bộ sưu tập bao gồm 100.000 câu kệ (ślokas) của Kinh Vajraśekhara-yoga và hơn 500.000 câu kệ của các thần chú, kinh điển và các bộ luận của nhiều trường phái khác nhau.