AMOGHAPĀŚA

AMOGHAPĀŚA (tiếng Trung: Bất Không Quyến Tác; tiếng Nhật: Fukū-kenjaku), một trong 6 hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteśvara) được đề cập trong Amogharāja-kalparāja (Taishō. No. 1092, Nanjio, 317, ch. 1). Avalokiteśvara nhận được thọ ký (vyākaraṇa) được gọi là Amogapāśa-hṛdayarājanī dhāraṇī-mantra trong kiếp cuối cùng sau khi ngài đã trải qua 91 kiếp. Nếu một người tụng thần chú này cầu nguyện trước tượng bồ tát này vào ngày thứ 8 của mỗi tháng sẽ có được 25 lợi ích trong đời này và 8 lợi ích khác vào lúc chết. Bài chú được đưa vào trong kinh có tên Sahaśrabāhu sahāśrākṣa Avalokiteśvara Sūtra (Nanjio, 1383).

Chōen trong cuốn Shijujo-kuketsu (ch.7) của mình nói rằng niệm danh hiệu ngài khi phát nguyện thì chắc chắn sẽ thành tựu (amogha) vì ngài sẽ dùng móc câu (pāśa) từ bi của bồ tát để kéo lấy họ. Do đây mà ngài có tên là Amogha pāśa (bất không câu). Theo như Hisho-kuketsu (q. 15) của Kyoshun, ngài không bao giờ thất bại trong việc bắt lấy chúng sanh bằng móc câu từ bi của mình. Nhưng Jitsu-un trong cuốn Shoson-yōshō (q. 8) của mình rằng bồ tát Avalokiteśvara có thể là bồ tát Amoghapāśa khi ngài tụng thần chú Amogha-pāśa-mantra, bởi vì sau đó ngài cũng hiện tướng này.

Amoghapāśa được mô tả theo một số cách. Theo như Amoghapāśa-dhāraṇī (Nanjio, 314, chs. 1 và 2) ngài có một đầu và bốn tay. Nhưng có khi ngài lại được cho là có ba đầu và bốn tay (Amogharāja-kalparāja: Nanjio, 317) hoặc có ba đầu và sáu tay (ibid. ch. 83). Tuy nhiên, hình tượng phổ biến nhất ở Nhật là có một đầu, ba mắt và tám tay (tác phẩm ZuzōshōShoson-yōshō của Ejū, quyển 8).

Trong hiện đồ thai tạng giới mạn đà la (garbhadhātu- maṇḍala) Amoghapāśa ngài tọa ở góc vuông ngoài cùng  (phần của Bồ Tát Avalokiteśvara). Chủng âm của ngài là mo (nghĩa là ‘khó đạt được’) và mật danh là Pāśavajra. Biểu tượng của ngài là dây thòng lọng được cầm ở tay trái bên dưới và hoa sen được cầm ở tay trái phía trên. Ở tay phải phía trên ngài cầm một chuỗi tràng hạt, còn tay phải phía dưới cầm một bình chiếc lọ hoặc chùy kim cang (karmavajra). Ở tôn tượng sáu tay, hay tay chính chắp trước ngực và bắt ấn namaskāra mudrā (ấn cung kính).

Có khi người ta cho rằng Amoghapāśa là hóa thân của bồ tát Maitreya (Bồ Tát Di Lặc) hoặc Kṣitigarbha (Địa Tạng vương Bồ tát, đây là những vị hóa thân của Phật Tỳ Lô Giá Na (Vairocana Buddha) (Shinkaku Jajusho). Xem Moc. 4387 b. – 4389 b.

Alice Getty (The Gods of Northern Buddhism, p. 63) nhận thấy rằng Amoghapāśa là một trong những hóa thân của Bồ Tát Avalokiteśvara. Ngài có một đầu và sáu hoặc tám tay và những biểu tượng như dây thòng lọng – biểu tượng đặc biệt của ngài, – đinh ba, tràng hạt, v.v. Ngài có thể có màu da cọp và đôi khi đi cùng với Green Tārā, Sudhana, Kumāra, Hyagrīva và Bhṛkutī, một dáng vẻ phẫn nộ của Yellow Tārā (ibid, 110). Còn có một dáng vẻ khác với một đầu và 20 tay. Bà còn nói thêm rằng Fukū-Kenjaku (tức Amoghapāśa) được đưa vào Nhật Bản muộn hơn nhiều so với những hóa thân khác của Bồ Tát Quán Thế Âm và ngài đã thành một vị bồ tát được thờ kính rộng rãi của tông Thiên Thai, nhưng không được Mật tông Nhật Bản (Shingon) chấp nhận (ibid. pp. 80, 82). Tuy nhiên, hiện tại, Phật tử của cả hai tông thờ kính không có gì khác biệt. Amoghapāśa, theo như tác phẩm này (p. 82), có lẽ ngồi hoặc đứng, với tám (hoặc sáu) tay, và đeo một vương miện trên đảnh. Hai tay chính được chắp lại với nhau như ấn cung kính (namaskāramudrā). Hai tay phía trên cầm tích trượng (Jizo hay shakujo) và một hoa sen. Hai tay bên dưới cầm một chuỗi hạt và một thòng lọng còn hai tay còn lại bắt ấn cứu thế (vara-mudrā). Ngài Fukū-Kenjaku (Amoghapāśa) trong một hình dáng khác sẽ đeo vương miện Ju-ichi-men (11 khuôn mặt), nhưng thường ngài đội một chiếc vương miện được trang trí cầu kỳ không có khuôn mặt và có thể không có bạch hào (ūrṇā).

  1. W.