AMOGHADARŚIN

AMOGHADARŚIN (1), một đức Phật nằm trong nhóm 35 vị Phật mà một vị bồ tát phạm trọng tội đều phải lạy sám hối trước các Ngài (āpattayo bodhisattvena pañca-trimśatāṃ Buddhānāṃ bhagavatāmantike rātriṃ divaṃ ekākinā gurvyo deśāyitavyāh: Śikṣ, p. 169).

Bởi vì giới luật được xem là điểm trọng yếu của một vị bồ tát, sự phát triển tâm bồ đề (bodhi-citta) (xem thêm) là bắt buộc với vị ấy. Tâm bồ đề, điều mà Phật giáo nguyên thủy ban đầu không quan tâm, nó là khái niệm cơ bản và là động lực thúc đẩy đời sống tôn giáo Đại thừa, là nhân tố kết hợp sự giác ngộ về tinh thần với lòng nhiệt thành cống hiến để làm việc vì lợi ích của người khác. Mặc dù nó được coi là một quá trình thực tế, sâu rộng, dựa trên một hệ thống thiền định có chủ đích, nhưng sau đó đã chuyển thành một nghi lễ và những cá nhân (bồ tát) phải thực hiện bằng một hệ thống nghi lễ, cụ thể là vandanā (lễ bái), pūjā (cúng dường), śaraṇāgamana (quy y Tam Bảo), pāpadeśanā (sám hối), puṇyānumodanā (hoan hỷ với công đức của người khác), buddhā-dhyeṣanā (thỉnh Phật trụ thế); và bodhi-pariṇāmanā (hồi hướng phước đức đến tất cả chúng sanh, vì sự giác ngộ của họ: Śikṣ, p. 290).

Trong số những điều này, pāpadeśanā được xem là nghi lễ quan trọng nhất; sám hối là sự thú nhận tội lỗi và những hành động sai quấy đã tạo tác bằng thân, khẩu hoặc ý ở quá khứ cũng như trong hiện tại, người ta tin rằng nếu một người không gột rửa tội lỗi của mình, họ sẽ bị đọa vào địa ngục (ibid. pp. XLIV, XLV: kārikās 17-19). Một người phải quy y Tam Bảo, quy y các bồ tát, quy y đức Samantabhadra (Phổ Hiền), đức Mañjughiṣa (Văn Thù), đức Avalokita (Quán Thế Âm, đức Ākāśagarbha (Hư Không Tạng), đức Kṣitigarbha (Địa Tạng vương Bồ tát) và đức Vajrapāṇi (Kim Cương Thủ) (Bc. 66 f.), trước khi thực hiện nghi thức lạy sám hối 35 vị Phật, sẽ được nói đến ngay sau đây (ibid. 169). Cuối cùng, một người phải hồi hướng công đức sám hối của mình (ibid. 170) cho hết thảy chúng sanh.

Bởi vì cầu nguyện và nghi thức là phần tối quan trọng trọng mục nghi lễ của Phật giáo Tây Tạng, pāpadeśanā (dig-pa tham chad śag-par ter-chos) được xem là điều căn bản trong đời sống của Phật tử Tây Tạng (Waddell, The Buddhism of Tibet, p. 353). Một nghi thức khác cũng gắn với 35 đức Phật rất phổ biến ở Tây Tạng là  Ganges-current, Luận Tán thán để thực hiện nghi thức sám hối 35 đức Như Lai (Bde-bar gśegs pa sum-cu rtsalia-la bstod-sab tu byed-pa gaṅgāḥi chu-rgyun: Śikṣ, 169 ft. nt. 3).

  1. A. G.

AMOGHADARŚIN (2), ‘minh kiến’, một vị bồ tát được nói đến trong Mahāvyutpatti (Danh Nghĩa Đại Tập, BB. XIII), trong chương được gọi là Nānābodhisattvanāmāṃ (ibid, ch. 23, p. 11). Tên của ngài cũng xuất hiện trong Niṣpannayogāvalī (GOS. No. CIX), trong danh sách thứ ba chứa 16 vị bồ tát trong hiện đồ mạn đà la Durgatipariśodhana (ibid. p. 66).

Trong bản luận ngài được đề cập hai lần (ibid. pp. 46 và 66). Theo như sự mô tả thứ nhất, (garbhakūṭāgāradvahiḥ paṭṭikāyāḥ pūrvasyāṃ padmeṣu maitreyāmoghadarśi- sarvapāyañjaha sarva śokatamonirghāta-matyo akṣobhya- sadyaśāḥ p. 46) ngài giống hệt với thầy của mình là đức Phật Akṣobhya (Phật A Súc Bệ) với ấn địa xúc (bhūmisparśa-mūdrā); và theo như sự mô tả thứ hai (Amoghadarśī pītaḥ sanetrambho-jabhṛddakṣiṇakaraḥ kaṭisthavāma-muṣṭiḥ, p. 66) ngài được cho là có màu da hơi vàng ngà, và tay phải cầm hoa sen, tay trái thì cong lên ngang hông.

Ba bức tượng bằng đồng xuất hiện ở cung điện Lạt Ma (W. E. Clark, Two Lamaistic Pantheons, II, pp. 20, 143, 247). Bức tượng bồ tát Amoghadarśīn đầu tiên, tay phải ngài bắt Ấn Vô Úy (abhaya-mūdrā), tay trái đặt trên đùi; ở bức tượng thứ hai ngài được cho là đồng nhất với đức A Súc Bệ Phật (Akṣobhya) (GOS. No. CIX, 46), tay phải bắt Ấn Địa Xúc (bhūmisparśa-mudrā), tay trái đặt trên đùi; và ở bức tượng thứ ba, ngài được mô tả là tay phải bắt Ấn Vô Uý (abhaya-mudrā), còn tay trái thì lòng bàn tay mở ra và đưa lên bên trên đùi.

  1. A. G.

AMOGHADARŚIN (3), một trong ‘16 vị đầy đủ giới đức’ đã đến nghe đức Phật thuyết pháp tại núi Linh Thứu (Gṛdhrakūṭa) ở thành Vương Xá (Rājagṛha) (Sdm p.2)