AMITĀYUS SŪTRA

AMITĀYUS SŪTRA (A Di Đà Kinh), còn được gọi là Sukhāvatīvyūha (Kinh Vô Lượng Thọ), do ngài Kumārajīva (Cưu Ma La Thập) đời Hậu Tần hay Diêu Tần dịch, là một bộ kinh mô tả công đức và sự tráng lệ ở cõi Cực Lạc của Phật Di Đà, và khuyên mọi người nên niệm danh hiệu Ngài nếu muốn được sinh về cõi ấy. Đây là một trong ba bộ kinh chính của Tịnh Độ Tông do chính đức Phật tự thuyết mà không có ai cầu thỉnh.

Đây là bộ kinh rất phổ biến ở Trung Quốc, và có ba bản dịch bằng tiếng Hán. Bản dịch đầu tiên gọi là Amitāyus Sūtra (Kinh Vô Lượng Thọ, Taishō, No. 366), do ngài Kumārajīva hoàn thành ở vườn Tiêu Dao (Hsiao Yao Yuan) của thành Trường An (Changan) vào ngày thứ 8, tháng thứ 2, năm Hoằng Thi thứ 4 của đời Hậu Tần (402 CN). Bản thứ hai được gọi là Tiểu Kinh Vô Lượng Thọ, được dịch bởi ngài Guṇabhadra (Cầu Na Bạt Ðà La) tại chùa Hsin thuộc quận Thanh Châu trong thời Hsiao Chien (454-6 CN) triều đại Tiền Tống, nhưng bản dịch này đã bị mất. Bản thứ ba có tên là Kinh Tán Thán Cõi Cực Lạc Và Sự Tiếp Dẫn Của Phật Di Đà (Taishō, No. 367), do ngài Huyền Trang hoàn thành ở chùa Từ Ân tại kinh thành Trường An vào ngày đầu tiên của tháng thứ nhất năm Ying Hui thứ nhất (650 CN) của triều nhà Đường. Bản tiếng Tạng của bộ kinh này có tên là Bds-ba-can-gyi bkod-pa, được hoàn thành nhờ sự cộng tác của Dānaśila và Ye-śes sde (cũng có người cho rằng bản kinh là do các  ngài Praijñā, Surendra và Ye-śes sde dịch).

Bản kinh tiếng Phạn của được xuất bản vào năm 1881 bởi Max Müller và Bunyin Nanjio ở Luân Đôn. Vào năm 1894
nó được dịch sang tiếng Anh với tựa đề là Smaller Sukhāvatī-vyūha (Tiểu Kinh Vô Lượng Thọ) (SBE. XLIX). Còn có vài bản tiếng Nhật được dịch từ tiếng Phạn, tiếng Hán và tiếng Tạng bởi B. Nanjio, U. Wogihara, B. Shiio và E. Kawaguchi.

Theo như Đại Đường Nội Điển Lục được biên soạn vào năm đầu tiên của triều Lin Te (664 CN) nhà Đường. Ba bản dịch của kinh này được bao gồm trong Tam Tạng Kinh Điển Trung Quốc. Quyển thứ VI của danh mục này nói rằng bản dịch  của ngài Kumārajīva (Cưu Ma La Thập) được được viết trên năm trang giấy, bản dịch thứ hai là của ngài Guṇabhadra, gồm bốn trang, và bản thứ ba của ngài Huyền Trang, gồm 10 trang. Ngoài ra trong Danh Mục Tam Tạng Kinh Điển của Danh Mục Khai Nguyên, được tổng hợp vào năm thứ 18 của triều Khai Nguyên (730 CN) đời Đường, số lượng bản dịch của ngài La Thập và ngài Huyền Trang  là giống nhau như đã được đề cập ở trên, nhưng bản dịch của ngài Guṇabhadra thì không có trong danh mục Tam Tạng Kinh Điển. Bởi vì vào thời điểm đó bản dịch thứ hai, cụ thể là bản Tiểu Kinh Vô Lượng Thọ, xuất hiện và dần bị lãng quên. Nhưng những phiên bản khác của Tam Tạng Kinh Điển được xuất bản từ triều Nguyên (1280-1368 CN), có loại “thần chú (Ṛddhi-mantra) giúp diệt trừ tận gốc tất cả nghiệp chướng (karrmāvaraṇa) để được sinh về Cực Lạc” (Taishō, No. 368), bao gồm 15 cụm từ với 59 ký tự và theo sau là 47 ký tự mở rộng, với điểm đáng lưu ý rằng nó được chuyển thể từ Tiểu Kinh Vô Lượng Thọ do ngài Guṇabhadra dịch. Đây là tất cả những gì còn sót lại của bản dịch đã mất. Sự khác biệt giữa hai bản dịch của ngài La Thập và Huyền Trang là  trong bản dịch của ngài La Thập thì chư Phật ở sáu phương xác chứng cho lời nói của đức Phật Thích Ca, còn trong bản dịch của ngài Huyền Trang là chư Phật ở mười phương. Sau khi so sánh với bản dịch tiếng Tạng và bản tiếng Phạn hiện có thì chúng tôi nhận thấy bản dịch của ngài La Thập trùng khớp với họ. Còn có một số điểm khác biệt giữa bản dịch này và một bản dịch khác của ngài La Thập, cụ thể là Kinh Vô Lượng Thọ (Amitāyus Sūtra) được khắc lên những tấm bia và lưu giữ ở chùa Lung Hsing tại Hsiang-yang. Ví dụ, trong tập luận Tây Phương Tịnh Độ Văn của Vương Nhật Hưu: quyển I có ghi rằng, “Kinh Amitāyus Sūtra được khắc lên những tấm bia ở Hsiang-yang được viết bởi Chên Jên-lêng của nhà Tùy (518-618 CN) được nhiều người tán dương vì nét chữ rất tao nhã; trong đó có viết như sau ‘khi tâm của một người được an định’, ‘họ nên liên tục xưng niệm danh hiệu phật Di Đà một cách chuyên nhất; khi xưng niệm danh hiệu Ngài, tội lỗi của người đó sẽ được tiêu trừ, và nhờ vào nguyên nhân này mà thiện căn (kuśala-mūla) và công đức (puṇya) của họ sẽ được tăng trưởng’, nhưng trong bản dịch tiếng Hán hiện tại thì 25 chữ này đã bị thiếu mất”. Bản văn bia này được nhìn thấy bởi ngài Yüan-chao của triều Nam Tống  (1127-1279 CN). Trong quyển A Di Đà Kinh Nghĩa Sớ của mình, ngài giải thích sự nghi ngờ của mình rằng “bản kinh hiện tại có lẽ chưa hoàn chỉnh”. Và ngài Chieh-tu, trong A Di Đà Kinh Nghĩa Sớ Văn Trì Ký, cũng bày tỏ quan điểm như vậy. Nhưng câu kinh bị thiếu này không thể tìm thấy trong cả bản tiếng Phạn , tiếng Tạng hay bản dịch của ngài Huyền Trang. Trong tập luận A Di Đà Kinh Sớ Sao, quyển iii, ngài Chu-hung thuộc triều nhà Minh (1368-1644 CN) nhận xét rằng 21 chữ này (có lẽ là những chữ đã bị thiếu) đã được các luận sư trước kia thêm vào để giải thích nghĩa kinh. Điều này có vẻ đáng tin.

Bởi bản dịch của ngài La Thập khó rõ ràng, trôi chảy và được nhiều học giải Trung Quốc tán đồng, nó đã trở thành một bản kinh Vô Lượng Thọ phổ biến nhất ở Trung Quốc. Nó thuật lại khi xưa đức Phật ở chùa Kỳ Viên đã nói với Trưởng Lão Xá Lợi Phất cùng thính chúng về hai loại nghiệp (chánh báo và y báo), nói về công đức và sự nghiêm tịnh ở cõi Cực Lạc của Phật Di Đà và cam đoan rằng nếu chúng sanh nào có thể lắng tâm an tịnh để xưng niệm danh hiệu của Phật Di Đà sẽ được sinh về cõi ấy. Nó cũng nói về việc chư Phật ở sáu phương đã thể hiện ‘tướng lưỡi rộng dài’ để chứng minh cho những gì đức Phật Thích-ca-mâu-ni nói là sự thật, và cách mà tất cả họ sẽ bảo hộ những chúng sanh  (sattva) thực hành pháp niệm Phật.

Bởi vì bản dịch kinh Vô Lượng Thọ của ngài La Thập là phiên bản phổ biến nhất ở Trung Quốc nên có nhiều luận sư thuộc các triều đại khác nhau đã viết chú giải về nó. Trong số những bản chú giải quan trọng hiện còn bao gồm[1]: tập Nghĩa Ký kinh Vô Lượng Thọ của ngài Chih-i nhà Tùy (581-618 CN). Tập Nghĩa Sớ kinh Vô Lượng Thọ của ngài

Hui-ching đời Đường (618-907 CN). Tập Chú Giải (Sớ) kinh Vô Lượng Thọ của ngài K’uei-chi đời Đường. Tập Thông Tán Sớ kinh Vô Lượng Thọ của ngài K’uei-chi đời Đường. Tập Chú Giải (Sớ) kinh Vô Lượng Thọ của ngài Chi-yüan đời Tống (960-1279 CN). Tập Nghĩa Sớ kinh Vô Lượng Thọ  của ngài Yüan-chao đời Tống. Luận về Tin Và Niệm Danh Hiệu Phật trong kinh Vô Lượng Thọ của ngài Chieh-tu đời Tống. Cú Giải kinh Vô Lượng Thọ của ngài Hsin-chêng triều Nguyên (1280-1368 CN). Lược Giải kinh Vô Lượng Thọ của ngài Ta-yu triều Minh (1368-1644 CN). Sao từ bản Lược Giải kinh Vô Lượng Thọ của ngài Chuan-têng triều nhà Minh. Sớ Sao kinh Vô Lượng Thọ của ngài Chu-hung triều nhà Minh. Kỷ Quyết kinh Vô Lượng Thọ của ngài Ta-hui triều nhà Minh. Yếu Giải kinh Vô Lượng Thọ của ngài Chih-hsū đời nhà Minh. Sớ Sao Luận giải kinh Vô Lượng Thọ của ngài Hsü Huai-t’ing triều nhà Thanh (1644-1911 CN). Thiệt Tướng (tức Tướng Lưỡi Rộng Dài), một bản Chú Giải kinh Vô Lượng Thọ của ngài Ching-t’ing triều nhà Thanh. Lược Thuyết kinh Vô Lượng Thọ của ngài Hsü-fa triều nhà Thanh. Ước luận) kinh Vô Lượng Thọ của ngài Pe’êng Chi-ch’ing triều nhà Thanh.

Danh sách bên dưới là những bản bị thất lạc, là những bản chú giải tán dương bộ kinh này: Nghĩa Sớ kinh Vô Lượng Thọ của ngài Sêng-chao triều Hậu Tấn (384-417 CN). Bản Sớ Sao từ kinh Vô Lượng Thọ của ngài Chi-shou triều nhà Đường. Quyết Thập Nghi Điểm của ngài Chan-jan đời Đường. Hsi-Tzū-Ch’ao, một bản Chú Giải kinh Vô Lượng Thọ của ngài Chih-yüan đời Tống. Một bản Luận Giải (K’o) về Kinh Vô Lượng Thọ của ngài Chih-yüan đời Tống. Tân Chú Giải (Hsin-shu) kinh Vô Lượng Thọ của ngài Jên-yo triều Tống. Tân Chú Giải Chỉ Dẫn (Hsin-shu-chih-kuei) kinh Vô Lượng Thọ của ngài Jên-yo triều Tống.

Bản kinh này cũng rất phổ biến ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Những bản chú giải của kinh do các đại sư Hàn Quốc thời trước bao gồm các tác phẩm của Yüan-ts’e, Yüan-hsiao, Tao-lun, Ying-hsing-Hsüan-yi và T’ai-hsien, tất cả đều là của Tân La (một trong Tam Quốc Triều Tiên).

Những bản chú giải của các đại sư Nhật Bản thời trước cho bộ kinh này gồm có: Khái Niệm Chung về Kinh Vô Lượng Thọ của ngài Genshin, Giản Lược Ký về Kinh Vô Lượng Thọ của ngài Genshin, giải nghĩa Kinh Vô Lượng Thọ của ngài Genku và Trực Luận và Yếu Chú về Kinh Vô Lượng Thọ của ngài Shōsō.

  1. Ku.

THAM KHẢO: Chi-shen đời Đường, Khai Nguyên Kinh Tập Lục (Taishō, No. 2154). Chu-hung, Tóm tắt chú giải kinh vô lượng thọ. Fei Ch’ang-fang triều nhà Tùy, Niên Đại Tam Bảo Ký (Taishō, No. 2034). Tao-hsüan triều nhà Đường, Đại Đường Kinh Tập Lục (Taishō, No. 2149). Wang Jih-hsiu, Luận Tịnh Độ của Lung-hsu (Taishō, No. 1970). Yüan-chao, Chú Nghĩa Kinh Vô Lượng Thọ (Taishō, No. 1761).

[1]  AS. Stands for Amitāyus Sūtra.