AMITĀBHA-VYŪHA

AMITĀBHA-VYŪHA hay Aparimitāyuḥ Sūtra (Vô Lượng Thọ Kinh, Taishō, No. 360), gồm có 2 tập, theo như trong danh mục K’ai-yuan Catalogue, kinh này được ngài Tăng Già

Bạt Ma (Saṅghavarman)  dịch vào đầu triều Ngụy, vào năm thứ 4 của triều Chia-ping (252 CN). Đây là một trong ba bộ kinh chính của Tịnh Độ Tông, nói về sự phát nguyện của Phật Di Đà, mô tả sự trang nghiêm thanh tịnh của cõi Cực Lạc (Sūkhāvatī) của Ngài và chỉ dẫn cho chúng sinh cách hành trì để được sinh về cõi Cực Lạc. Bộ Kinh này còn được biết với tên Đại Bản kinh Vô Lượng Thọ (SBE. XLIX).

Bộ kinh này đã được 12 bản dịch tiếng Hán đã ra đời vào nhiều thời điểm khác nhau. Ngoài bản kinh được nói bên trên, được cho là thuộc triều nhà Ngụy, bốn bảng kinh khác lần lượt là: (1) Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, gồm có 2 quyển, do ngài Chi-lou-chia-ch’an đời Hậu Hán dịch (Taishō, No. 361); A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhơn Đạo Kinh, gồm có 2 quyển do ngài Chih-chi’ien triều Ngô dịch (Taishō, No. 362); Vô Lượng Thọ Như Lai Hội, phẩm thứ 5 trong kinh Đại Bảo Tích), gồm có 2 quyển, do ngài Bodhiruci (Bồ Đề Lưu Chi) đời Đường dịch (Taishō, No. 310); Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, gồm có 3 quyển do ngài Dharmabhadra (Pháp Hiền) đời Tống dịch (Taishō, No. 363). Đây là năm bản dịch còn hiện hữu.

Ngoài những bản này, còn có bảy bản dịch khác được đề cập trong những danh mục khác nhau, nhưng chúng hiện đã bị thất lạc: (1) Vô Lượng Thọ Kinh gồm 2 quyển do ngài An Thế Cao đời Hậu Hán dịch; (2) Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, gồm có 2 quyển, do ngài Pa-yen thời Tiền Ngụy dịch; (3) Vô Lượng Thọ Kinh gồm 2 quyển do ngài Trúc Pháp Lan (Dharmaraksa) triều Đông Tấn dịch; (4) Vô Lượng Thọ Chí Tôn Chánh Đẳng Giác Kinh, 1 quyển, do ngài Dharmabala (Pháp Lực) triều Đông Tấn dịch; (5) Tân Vô Lượng Thọ Kinh, gồm 2 quyển, do ngài Pao-yün đời Tiền Tống dịch; (7) Tân Vô Lượng Thọ Kinh, gồm 2 quyển, do ngài Buddhabhadra (Phật Hiền) đời Tiền Tống dịch.

Quyển thứ 14 của danh mục K’ai-yūan-Catalogue nói như sau: “Bảy bộ kinh trên đây đều giống hệt với phẩm Vô Lượng Thọ trong kinh Đại Bảo Tích. Có 11 bản dịch về bộ kinh này được thực hiện vào những giai đoạn khác nhau, bốn trong số đó được lưu giữ trong Tam Tạng Kinh Điển, còn bảy bản dịch còn lại đã thất lạc”. Danh mục K’ai-yūan-Catalogue đã tập hợp được 11 bản dịch, và bản dịch của ngài Pháp Hiền xuất hiện khiến cho danh mục trở thành 12 bản, thất lạc 5 bản.

Nhưng, khi nghiên cứu về các bản dịch hiện còn, người ta thấy một phiên bản phổ biến, thường được cho là ngài Tăng Già Bạt Ma (Saṅghavarman) của triều Ngụy dịch, nó không được nói đến cả trong Xuất Tam Tạng Ký Tập hay trong Cao Tăng Truyện của triều Lương. Tất cả các danh mục khác của các triều đại nhà Tùy và nhà Đường có trước Danh mục K’ai Yūan đều quy nó cho Dharmarakṣa (Đàm Vô Sấm), còn Lịch Đại Tam Bảo Ký thì dịch thành hai tác phẩm riêng biệt. Tuy nhiên, cách diễn đạt được sử dụng trong đó và cách sử dụng hoàn toàn không phù hợp với các tác phẩm khác của Saṅghavarman hoặc Dharmarakṣa, mà đúng hơn là giống với bản dịch Phật Bổn Hạnh Kinh, (Buddhacarita Sūtra, Taishō, No. 193) của Pao-yun. Chính ngài Pao-yun cũng có một bản dịch về bộ kinh này, nhưng mãi cho đến triều nhà Tùy mới được nói đến trong Tam Tạng Kinh Tập Ký quyển thứ 2 và do vậy có thể bản dịch phổ biến hiện tại vốn là của Pao-yun đã bị gán nhầm cho Saṅghavarman trong suốt quá trình lịch sử. Bản Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, cũng là một phiên bản khác của kinh Vô Lượng Thọ, được cho là của ngài Chin-ch’ien theo như Danh mục K’ai Yūan, và trong Cao Tăng Truyện của triều Lương và nhiều danh mục khác ra đời trước Danh mục K’ai Yūan thì cho rằng bản dịch này là của Po-yen thời Tiền Ngụy, còn trong Tập Ký Kinh quyển thứ 2 thì nói đến một bản Kinh Vô Lượng Thọ khác, còn được gọi là Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, gồm có 2 quyển, do ngài Ðàm Vô Sấm (Dharmarakṣa) dịch. Khi so sánh ngôn ngữ trong bản dịch của Chih-ch’ien được nói trên với những bản dịch khác của Dharmarakṣa, rất nhiều điểm chung được tìm thấy trong cách sử dụng ngôn ngữ. Do đó, không phải hoàn toàn vô căn cứ khi cho rằng bản Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh được cho là ngài Chih-ch’ien dịch, thực tế là bản dịch Kinh  Vô Lượng Thọ của ngài Dharmarakṣa.

Đối với bảy bản dịch có lẽ đã bị thất lạc, hai bản của Dharmarakṣa (triều Tấn) và Pao-yun (triều Tiền Tống), như đã trình bày ở trên, có lẽ giống hệt với bản của Chi-ch’ien và Saṅgavarman, một cách tương ứng. Bằng chứng cho thấy bản dịch hiện tại của ngài An Thế Cao thuộc triều Hậu Hán được được tìm thấy trong Niên Đại Tam Bảo Ký, quyển thứ 4,

không đề cập đến việc nó được đưa vào các danh mục trước đó như là Tam Tạng Kinh Tập Ký, và có vẻ như không đáng tin lắm. Cũng như nghi vấn về bản dịch của ngài Dharmabala (Pháp Lực) triều Đông Tấn, không có trong danh mục Tập Ký Kinh và những danh mục trước đó, Niên Đại Tam Bảo Ký là danh mục duy nhất nói rằng có có thông tin trong danh mục Shih-chêng-tu’s (Thích Chánh Lục). Hai bản dịch của ngài Buddhabhadra và Pao-yün của triều Tiền Tống có lẽ là một khi xem xét các sự kiện trong Tập Ký Kinh, quyển thứ 2, trong đó ghi rằng cả hai đều dịch vào cùng một thời điểm (cụ thể là vào năm thứ hai của triều đại Yung-ch’u, 421 CN) và cùng một địa điểm (cụ thể là chùa Tao-ch’ang), từ bối cảnh có thể thấy hai bản kinh thực chất là một. Đối với bản dịch của ngài Dharmamitra (Đàm Ma Mật Đa) dù được cho là xuất hiện ở cả hai danh mục của Fa-ching (Pháp Kinh Lục) của triều nhà Tùy và danh mục Kai-yūan, điều này dường như đã phát sinh từ một số thông tin sai lệch.

Bản dịch tiếng Tạng của bộ kinh này có tựa đề là ḥod-dpag-med-kyi bkod-pa hiện tại đã được đưa vào tạng Kangyur, là sản phẩm chung của Jinamitra, Dānaśīla và Ye-śes-sde.

Bản kinh tiếng Phạn của bộ kinh này được tìm thấy ở Nepal vào thế kỷ 19. Nó được xuất bản vào năm 1882 bởi Max Müller và Bunyiu Nanjio; về sau nó được dịch sang tiếng Anh với tựa đề là Larger Sukhāvatī-vyūha và được đưa vào quyển thứ 49 của tập sách Sacred Books of the East (Kinh điển của Phương Đông) vào năm 1894. Có vài phiên bản dựa trên bản dịch tiếng Phạn, tiếng Hán lẫn tiếng Tạng, đã được dịch sang tiếng Nhật với sự nỗ lực của Bunyiu Nanjio, Unrai Wogihara, Byenkyo Shuo và Ekai Kawaguchi. Nhưng từ những giai đoạn đầu, bản kinh này đã hiện hữu tại các quốc gia như Hàn Quốc, Việt Nam với phiên bản tiếng Hán; đặc biệt là bản dịch thuộc triều Ngụy của Saṅgavarman đã được phổ biến rộng rãi, điều này được lý giải là nó sớm đã được truyền bá ở Trung Quốc và có hàng tá những bản chú giải được viết bằng tiếng Hán.

Dưới đây là một bản tóm lược nội dung của bản kinh này, nó được tóm tắt tương ứng với bản kinh triều Ngụy:

Bài kinh mở đầu với sự hội tụ của 12,000 vị Tỳ kheo và vô số bồ tát đều tụ hội chỗ đức Phật ở núi Kỳ Xà Quật

(Gṛdhrakūṭa), một ngọn núi nằm bên ngoài thành Vương Xá (Rājagṛha). Tôn giả Ānanda khi thấy sắc tướng nghiêm tịnh và dáng vẻ trang nghiêm của đức Phật, đã thỉnh Ngài chỉ dạy.  Do đó, đức Phật đã giải thích nguyên nhân cho Ānanda rằng ở vô lượng vô số kiếp về đời quá khứ lâu xa có đức Phật xuất thế hiệu là Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai (Tathāgata Lokeśvararāja), khi ấy có một vị vua sau khi nghe đức Phật thuyết giảng đã từ bỏ ngôi vua, xuất gia làm Tỳ kheo hiệu là Pháp Tạng (Dharmākara). Sau khi quyết định sẽ đạt quả vị giác ngộ giải thoát, ngài đã tinh tấn tu hành suốt năm kiếp, ở nơi hai mươi mốt vô số cõi Phật công đức trang nghiêm, rõ ràng thông suốt thành một nước Phật (kṣetra) và phát 48 đại nguyện để trang nghiêm cõi Phật của mình vì lợi ích và an lạc của tất cả chúng sinh. Trải qua một thời gian cực kỳ lâu dài, Ngài đã tích lũy được vô lượng công đức và cuối cùng đã chứng thành Phật quả cách đây mười kiếp, và được gọi là Phật Vô Lượng Thọ, nghĩa là người có hào quang và thọ mạng vô lượng, và ngài còn tạo nên cõi Cực Lạc (Sukhāvatī), một cõi giới thù thắng và trang nghiêm không thể nghĩ bàn, trong đó vô lượng vô số thanh văn (śrāvakas) và bồ tát. Cõi nước Cực Lạc có giảng đường, tu viện, cung điện, đài tháp, cây cối, ao hồ, tất cả đều làm từ bảy loại châu báu, thanh nhã, diệu kỳ, đẹp đẽ và thanh tịnh. Khi muốn thọ dụng, đồ ăn thức uống sẽ xuất hiện trước mặt; mọi thứ âm nhạc đều là diễn nói chánh Pháp. Dân chúng cõi này đều có đầy đủ trí tuệ và rực sáng, thân sắc vô cùng trang nghiêm, đẹp đẽ, luôn cảm thấy hoan hỷ, an lạc và không còn phiền não. Chúng sanh một khi đã sinh về cõi ấy là chắc chắn sẽ chứng đắc giác ngộ (Samyak-sambuddha). Đối với sự thành tựu của chúng sanh sinh về cõi ấy, có ba cấp khác nhau, bao gồm thượng, trung và hạ. Tất cả bồ tát ở cõi ấy đều đã đạt hai vị bồ tát Quán Thế  m và Đại Thế Chí đứng đầu. Chúng được trí tuệ rộng khắp, hay còn gọi là giác ngộ, trong đó sanh ở cõi Cực Lạc đều có thân tướng đẹp đẽ với 32 quý tướng của bậc đại nhân, đều có trí tuệ (jñāna) và trí vô phân biệt (prajñā) và có nhiều thần thông, tất cả đều siêu việt, không thể nghĩ tưởng được. Cuối cùng, đức Phật sách tấn bồ tát Di Lặc cùng chư thiên và nhân loại nên nỗ lực phát khởi tín tâm nguyện sinh về cõi ấy, hóa thân trong đài sen làm bằng bảy báu, thậm chí là chư bồ tát của 14 cõi Phật, cùng chư bồ tát của mười phương thế giới

cũng đều đã sinh về cõi ấy. Sau khi nghe đức Phật nói xong, Di Lặc, Ānanda cùng chư bồ tát và chúng thanh văn đều hết sức hoan hỷ.

Trong phần nội dung nói về nhân tu hành và thành tựu quả vị Phật của Phật Di Đà, trình bày hai loại nghiệp báo (chánh báo, tức quả báo gốc hay là quả báo chủ yếu của nghiệp nhân đã tạo, y báo, quả báo nương nơi chánh báo mà có như nhà cửa cảnh vật xung quanh, điều kiện, môi trường sống), và mô tả cách hành trì cùng phẩm vị tương ứng của những chúng sanh muốn được sinh về Cực Lạc, tất cả các phiên bản của kinh này đều thống nhất phần nội dung chính; nhưng chúng cho thấy sự khác biệt đáng kể trong cách thể hiện ngôn ngữ và cách xử lý các chi tiết. Wang Jih-hsiu của triều đại nhà Tống, vì thực tế là mỗi trong số bốn bản dịch hiện có (không bao gồm bản của Đường) đều có những điểm hay riêng, đã tập hợp chúng lại thành một tập với những sửa đổi cần thiết dưới tựa đề Đại A Di Đà Kinh (The Great Amitāyus Sūtra, Taishō, No. 364). Sau đó vào triều đại nhà Thanh, Wei Yuan, cũng có ý tưởng tương tự, lại biên soạn chúng thành một bộ sưu tập có tựa đề (Vô Lượng Thọ Kinh Hội Dịch). Với sự truyền bá đều đặn của giáo lý Tịnh Độ ở Trung Quốc, các biến thể trong các bản dịch khác nhau của kinh này đã thu hút sự xem xét nghiêm túc của các học giả Phật giáo Trung Quốc. Khi so sánh bản dịch triều Ngụy với các bản dịch khác, người ta thấy có nhiều điểm khác biệt. Ví dụ, trong phần giới thiệu, số lượng Tỳ kheo tham dự pháp hội là 12.000 như trong bản dịch triều Ngụy, và hai bản dịch triều Ngô và Đường; nhưng trong bản dịch triều hán thì số lượng là 1.250 , còn trong bản dịch triều Tống, bản tiếng Tạng và bản tiếng Phạn là 32.000. Ngoài ra, bản kinh triều Ngụy nói rằng có 17 vị bồ tát tham dự pháp hội, còn bản dịch đời Đường là 13 vị, trong khi bản tiếng Tạng và tiếng Phạn thì chỉ đề cập mỗi tên của bồ tát Di Lặc (Maitreya), không có tên nào được nói đến trong ba bản dịch kia. Đoạn kinh khẳng định về sự thành tựu của các bồ tát, được tìm thấy trong các bản dịch của triều Ngụy và Đường chủ yếu là giống nhau chủ yếu, nhưng trong ba bản dịch khác thì không có. Trong từng bản kinh riêng biệt, kệ xưng tán sự thù thắng của cõi Phật gồm có 80 câu kệ 4 chữ trong bản dịch triều Ngụy, 80 câu kệ 5 chữ trong bản kinh triều nhà Hán, 42 câu kệ 7 chữ trong bản kinh triều nhà

Đường, 36 câu kệ 7 chữ trong bản kinh triều nhà Tống; còn trong bản tiếng Tạng và tiếng Phạn thì có 10 bài kệ, còn bản dịch triều Ngô thì không có phần kệ tán thán này. Khi nói về phần các cõi Phật được hiển bày để ngài Pháp Tạng chọn lựa, bản kinh triều Ngụy cũng như hai bản của triều Hán và Ngô đều thống nhất là 210 ức cõi nước của chư Phật, bản kinh triều Đường thì nói là 21 ức cõi nước, bản kinh triều Tống thì nói có 84 trăm ngàn na do tha [1] ức cõi nước, bản tiếng Tạng và bản tiếng Phạn thì nói có 81 trăm ngàn na do tha ức cõi nước. Về số nguyện mà Tỳ kheo Pháp Tạng đã phát thì bản kinh triều Ngụy và Đường nói có 48 nguyện, 24 nguyện trong văn bản triều Hán và Ngô, 36 trong văn bản triều Tống, 49 trong văn bản tiếng Tạng và tiếng Phạn. Sự khác biệt còn được tìm thấy trong ngôn ngữ và sự sắp xếp thứ tự các nguyện. Trường hợp tương tự cũng xảy ra với những đoạn nói về sự thành tựu của ngài Pháp Tạng, như trong bản kinh của triều Hán và Ngô thì có đề cập đến ý nguyện muốn được sinh về Cực Lạc của thái tử Ajātaśatru (A Xà Thế), sự lồng ghép này không có trong những bản dịch khác. Sự mô tả về ba bậc vãng sanh là một chương phổ biến của tất cả các bản dịch nhưng bảng dịch triều Đường là giản lược nhiều nhất. Những câu kệ của bồ tát tán thán và muốn quy ngưỡng Phật Di Đà gồm có 120 câu kệ 5 chữ trong bản dịch của triều Ngụy, 128 câu kệ 6 chữ trong bản dịch triều Hán, 50 câu kệ 5 chữ triều nhà Đường, 40 câu kệ 7 chữ triều nhà Tống, 21 câu bài kệ trong bản tiếng Tạng và tiếng Phạn. Trong ba bản dịch của triều Ngụy, Hán và Ngô có một phần lớn dành cho việc đức Phật khích lệ chúng sanh tránh phạm tội ngũ nghịch và gắng hành năm thiện pháp; điều này thì không có trong những bản dịch khác, bao gồm cả bản tiếng Phạn và tiếng Tạng. Trong phần kết, ba bản kinh triều Ngụy, Đường và Tống, cũng như bản tiếng Phạn và tiếng Tạng đều có một đoạn nói về việc đức Phật khích lệ bồ tát Di Lặc; nhưng lại không tìm thấy trong bản kinh của triều Hán và Ngô. Phần đức Phật đặc biệt khuyên bảo mọi người phải lưu truyền kinh này thì xuất hiện giống nhau trong tất cả các bản dịch; nhưng trong bản dịch của triều Đường thì phần này lại là một bài kệ với 42 câu, bản dịch triều Tống là 20 câu, bản tiếng Phạn và tiếng Tạng thì gồm 10 bài kệ. Các sự kiện hy hữu xuất hiện ở cuối kinh là phổ biến đối với tất cả các bản dịch, gồm cả bảng tiếng Tạng lẫn tiếng Hán, ngoại trừ hai bản dịch của triều Hán và Ngô là không đề cập đến sự kiện hy hữu này. Tuy nhiên, về cơ bản, nội dung của tất cả các bản dịch đều thống nhất với nhau, và do đó, các học giả chuyên gia hiện đại cho rằng có thể có hai hoặc ba bản sao trong bản gốc bằng tiếng Phạn.

Bộ kinh này dường như được truyền bá rộng rãi vào thời Ấn Độ xưa. Có lẽ ngài Vasubandhu (Thế Thân) đã dựa vào bộ kinh này để viết cuốn Sukhāvatī-vyūhōpadeśa (Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Ba Đề Xá Nguyện Sanh Kệ, Taishō, No. 1524). Ngài Đàm Loan thuộc triều Bắc Ngụy trong cuốn Vãng sanh luận chú, Taishō, No. 1819) đã khẳng định rằng bản kinh này là căn bản để viết nên tác phẩm của ông. Chưa từng có bộ kinh nào đóng vai trò quan trọng như bộ kinh này, ở cả Bắc Triều lẫn Nam Triều. Vô số đại sư nổi tiếng  như ngài Liang Yü phái Địa Luận Tông (Ti-lun) của triều đại Bắc Tề, đại sư Huei-yüan của chùa Ching-ying và đại sư Chi-tsang của chùa Chia-hsiang thuộc triều nhà Tùy, đại sư Yüan-tsê của chùa His-ming, Ch’iung-hsing, Fa-wei và Hsüan-I của triều nhà Đường  đều đã nỗ lực viết những bản chú giải về nó. Thậm chí đến tận đến triều nhà Thanh, P’êng Chi-ch’ing cũng viết một bản chú giải về nó. Tất cả họ đều chọn bản kinh triều Ngụy. Điều này khẳng định bản dịch này đã được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc.

Từ rất sớm bộ kinh này đã được truyền bá rộng rãi ở Hàn Quốc, Việt Nam và nhất là Nhật Bản nơi nó được đọc tụng khắp nơi nhờ vào nỗ lực của ngài Genku (tức ngài Honen Bo Genku – Pháp Nhiên Thượng Nhân), người sáng lập Tịnh Độ Tông (Jōdo school) và chính ngài đã lấy bản kinh này làm kinh chính của Tịnh Độ Tông, và ngài Shinran (Thân Loan), người sáng lập phái Chân Tông (Shin School, cũng chính là Tịnh Độ Chân Tông) cũng lấy bản kinh này làm kinh chính của tông, đã phát triển giáo lý Tịnh Độ theo cách dễ dàng và khả thi cho tất cả mọi người bằng cách xưng niệm danh hiệu Phật Di Đà (tức nương vào tha lực cứu độ của đức Phật-ND).

Trong số những bản chú giải quan trọng của bộ kinh này, hiện còn những chú giải sau: triều nhà Tùy có chú giải của ngài Huei-yüan gồm 2 quyển và của ngài Chi-tsang gồm 1 quyển; triều nhà Thanh có bản Khởi Tín Luận của ngài P’ên Chi-ch’ing. Ở Hàn Quốc (triều Silla (Tân La) là một trong Tam Quốc Triều Tiên) có bản Liên Nghĩa Sớ Văn Tán của ngài Ch’iung-hsin gồm 3 quyển, Tập Ký của ngài Hsüan-I và bản chú giải gồm 1 quyển của ngài Yüan-hsiao. Ở Nhật Bản, có chú giải Shih của ngài Pháp Nhiên gồm 1 quyển, bản Ch’ao của ngài Lyoe (Lục) gồm 7 quyển, Chih-t’an-yao-chu-chi Vô Lượng Thọ Tín Giải Ký của ngài Shoso gồm 24 quyển và Hsien-tzung-shu (Hiển Tông Luận) của ngài Seigin gồm 10 quyển.

Những bản chú giải quan trọng (hiện đã mất) gồm những tác phẩm của ngài Ling-yü, Chi-hsuan, Fa-wei, Yüan-tsê, Ta-hsien, Yi-chi va Chi-cheng.

  1. Ku.

THƯ MỤC THAM KHẢO: Amitābha-vyūha in Sankrit, Tibetan, Japanese and English, Cyclopaedia of the Jōdo Sect. Vol. I (Kinh Vô Lượng Thọ bằng tiếng Phạn, tiếng Tạng, tiếng Nhật và tiếng Anh, Bách Khoa Tịnh Độ Tông, Quyển I, Tokyo, 1931). Chih-sêng, ‘Danh Mục Kinh Điển Phật Giáo của Triều Khai Nguyên’, quyển II; 14 (Taishō, No. 2154), Fei Chang-fang, ‘Niên Đại Tam Bảo Ký’, quyển 4, 5, 7, 10 (Taishō, No. 2034). Sêng-yu, ‘Tam Tạng Kinh Tập Ký’, quyển 2  (Taishō, No. 2145).

[1]  Pali: nakuta, một con số không thể tính đếm được (PED.) –G. M. P.