AMITA SŪTRA
AMITA SŪTRA, tựa đề tiếng Hán của kinh Fu-shuo-a-mi-t’o-san-yeh-san-fu-sa-lou-fu-t’an-kuo-tu-jên-tao-ching (Taishō, No. 362), còn được gọi là Aparimitāyuḥ Sūtra hay Sukhāvatī-vyūha (Kinh Vô Lượng Thọ)
Bản dịch ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 3 CN, nói về cõi Tịnh Độ ở Phương Tây. Theo như nhiều nguồn khác nhau, một bản dịch khác đã ra đời sớm hơn (thế kỷ thứ 2 CN) do ngài Chih-lü-chia-ch’en dịch, còn những bản dịch khác được cho là của ngài Po-yen, tức là Yen của triều đại Po, người tịch muộn hơn một chút so với Chih Ch’ien và Chu Fa-hu (tức ngài Dharmarakṣa của Ấn Độ), những người đã phát triển mạnh mẽ sau năm 265 AC. Theo Mochizuki, bản dịch cuối cùng này được cho là của một chuyên gia về giáo lý và kinh điển về Tịnh Độ người Nhật (P. Delhiéville, L’Inde Classique, II, p. 414, § 2073).
Thường thì bản kinh này được gọi là ‘Đại Kinh Di Đà’ để phân biệt với bản ‘Kinh Di Đà’ do ngài Cưu Ma La Thập (Kumārajīva) dịch. Nội dung như sau:
Một vị vua sau khi nghe đức Phật Lokeśvararāja (Thế Tự Tại Vương) thuyết pháp đã từ bỏ thế tục và xuất gia làm Tỳ kheo với tên gọi là Dharmākara (Pháp Tang). Dharmākara đã phát 24 nguyện để thành lập ‘cõi Phật’ và để cho chúng sinh được sinh về cõi ấy. Ngài chứng đắc Phật quả sau khi thành tựu 25 đại nguyện nhiều phẩm hạnh khác trong nhiều kiếp.
Có ba loại phẩm vị đối với những người được sinh về cõi Cực Lạc của Phật Di Đà. Nhưng với những người ở phẩm thấp và còn nghi hoặc về giáo lý Tịnh Độ sẽ không được trực tiếp tái sinh vào cõi Cực Lạc, vì vậy những ai muốn được sinh về cõi này phải phát khởi niềm tin chân thật và hành thiện nghiệp để tích lũy công đức.
Tất cả kinh điển sẽ biến mất sau mấy ngàn năm nữa, nhưng chỉ có kinh này vẫn tồn tại thêm 100 năm nữa vào thời kỳ hoại diệt đó. Khia ấy chỉ có giáo lý của kinh này được giảng dạy và khiến cho nhiều người chứng đắc Phật quả.
K. Tmr.