AMIDA-(KYŌ-)SENBŌ
AMIDA-(KYŌ-)SENBŌ. Senbō, trong tiếng Nhật nghĩa là ‘sám hối’ hay ‘thú nhận tội lỗi’, và Amida là một kiểu chữ bị thay đổi từ chữ Amitābha của tiếng Phạn. Do đây, chữ Amida-(kyō-)senbō có nghĩa là sám hối với đức Phật Di Đà, hay còn gọi là phương pháp sám hối dựa trên Kinh Vô Lượng Thọ (hoặc Kinh A Di Đà). Vị Phật chính trong hình thức này là Amitābha. Những ai muốn được sinh về cõi Cực Lạc đều phải sám hối những hành động bất thiện với Ngài.
Đặc điểm nổi bật nhất trong lịch sử của nghi lễ này là nó bắt nguồn từ một loại thú tội, và sau này chuyển thành một nghi lễ, các tín đồ Tịnh Độ cho rằng nhờ đây mà họ có thể được sinh về Cực Lạc. Nói cách khác, ban đầu nó là một hình thức tự hối nghiêm ngặt mang tính tự lực (hay jikiri), nhưng về sau nó là một nghi thức dễ dàng và phụ thuộc hoàn toàn vào tha lực (tariki, chính là nguyện lực của đức Phật Di Đà).
Nghi lễ bắt nguồn từ chùa Enryaku trên núi Hiei, ngôi chùa chính của tông Thiên Thai. Theo như tác phẩm Jukkai-shō của Shunshō, vị thành lập chùa là Enchin và thời điểm đầu thực hiện nghi thức này là năm đầu tiên của triều đại Kennin (1201 CN). Ông nói rằng ngài Jijaku (tức Enchin) thực hành Nembutsu (niệm danh hiệu đức Phật Di Đà) với mục đích sám hối với đức Amida của cõi Tây Phương Cực Lạc
(Saihō-senbō). Trong phần phát nguyện sám hối của ngài, Li-tsan-lüeh-ch’an-hui-fa-yüan- hui-hsiang (tóm tắt về sám hối, phát nguyện và thực hành) của Đại sư Thiện Đạo được sử dụng chủ yếu. Enchin hoàn tất hạnh nguyện của mình vào năm thứ 8 của triều đại Kenkyū (1197 CN). Vào năm đầu tiên của triều đại Kennin (1201 CN), ngài thực hành nghi thức này trong vòng bảy ngày cùng với các đệ tử ưu tú như Jitsuen, Jitsuzen, Ninkei, Ryōjin và những đệ tử khác.
Tên chính xác và đầy đủ của nghi thức sám hối mà Enchin thực hành là Amida-senbō (Di Đà Sám Nguyện) và được tìm thấy trong Chosairoku (Danh mục kinh luận của Tịnh Độ tông, do ngài Chōsai biên soạn).
Nghi thức này chủ yếu được thực hiện bởi các gia tộc giàu có thuộc thời trung cổ Nhật Bản. Trong Eigamonogatari (truyện về gia tộc giàu có Hujiwara), một vài phân cảnh của nghi thức này được mô tả chi tiết. Sau thế kỷ thứ 12 thì nghi thức thường được tổ chức trong cung điện hoàng cung. Nhưng vào thời Eo (thế kỷ 17-19) nghi thức được chuyển từ Tông Thiên Thai (Tendai-shū) sang Tông Tịnh Độ. Chùa Zōjō và Chion-in của Tịnh Độ Tông và chùa Hongwan của Thần Đạo (Shin-shū) cũng bắt chước một số phương thức của Tông Thiên Thai và tổ chức các nghi thức theo như chủ ý của những người lãnh đạo sau này. Do vậy, nghi thức đã hoàn toàn chuyển thành một trong những tha lực (tariki) trong Phật giáo.
S.K.