AMBITION

AMBITION có nghĩa ban đầu là đi lòng vòng (tiếng Latin: ambeo), vận động để được hỗ trợ, vẫn giữ nguyên nghĩa đó, nói chung theo nghĩa xấu, về một khao khát mạnh mẽ về quyền lực, về ưu thế, về sự xuất sắc. Bất kỳ loại ham muốn nào cũng là tham vọng, là ý chí để đạt được, để thực hiện hoặc để có được. Nhưng thông thường tham vọng có hàm ý tìm kiếm lợi ích hơn là quyền lợi. Do đó, theo nghĩa thế tục, tham vọng là cần thiết để đạt được tiến bộ, để mở rộng, để có được thành tựu. Nhưng trong Phật giáo, vốn là nền tảng của thành tựu, đó là, cái ‘tôi’, bị phủ nhận, ở đó mọi tham dục đều bị chế ngự. “Không chỉ có bất thiện (akusala) mà ngay cả thiện (kusala) pháp cũng phải từ bỏ”.

Mặt khác, có vẻ như nếu không có dục (chanda) thì ngay cả một niệm cũng không thể hình thành, và sự giải thoát là một thứ gì đó chỉ có thể mong chờ: khát khao đạt đến Niết bàn (nibbānaṃ abhikaṅkhantaṃ: S. I, 1980).

Vậy thì rõ ràng là yếu tố cốt lõi của tham vọng không phải là cái đạt được mà là cái có được. Bởi vì việc đạt được một mục tiêu có thể là vô ngã, khi việc cần làm đã xong (kataṃ karaṇīyaṃ); nhưng cái có được là nhằm mục đích bành trướng bản ngã. Vậy thì tham vọng mang đặc tính của ham muốn (icchā) nghĩa là khiến cho con người “có mùi kinh tởm, bị đọa địa ngục, và bỏ mất cơ hội sinh lên thiên giới” (D. II, 243). Tham vọng chính là dục hữu hay mong muốn được hiện hữu (bhava-taṇhā). Nó có thể mang nghĩa thô thiển theo như pháp thế gian chẳng hạn như của cải và danh vọng, hoặc mang nghĩa vi tế hơn theo pháp xuất thế là nỗ lực để thành tựu đạo quả, nhưng nó sẽ luôn là một sự biến đổi tương tục. Chỉ khi đạt được trí tuệ thấu tột về hiện thực hiện hữu thì mới hoàn toàn chấm dứt tham vọng, dục hữu, tương tục; và đó là sự giải thoát chân thật của Niết bàn.

H. G. A. V. Z.