AMBAPĀLĪ
AMBAPĀLĪ, còn có tên là Ambapālikā (Skt. Āmrapālī, Āmrapālikā), một kỹ nữ nổi tiếng của thành Vesāli vào thời Đức Phật. Cô được kể là tự được sinh ra dưới gốc cây xoài trong khu vườn của vua ở Vesāli, do đó có tên này (ThīgA. 206 f.). Apadāna nói rằng cô được sinh ra giữa các cành của cây xoài (II, 613). Các nguồn tư liệu tiếng Phạn nói rằng cô được sinh ra từ một cây chuối trong vườn xoài của Licchavi Mahānāma và được đặt tên là Āmrapālī vì được phát hiện ở vườn xoài (GM. II, phần 2, Mūlasarvāstivāda Vinayavastu, trang 15 f.).
Do vẻ đẹp tuyệt hảo cùng sự quyến rũ, nhiều hoàng tử đã tranh giành nhau để cầu hôn cô. Để chấm dứt việc tranh giành, cô đã chọn làm kỹ nữ (ThīgA. 207). Mūlasarvāstivāda Vinaya nói rằng người giám hộ của cô là Mahānāma buộc phải phong cô ấy làm kỹ nữ vì mong muốn của mọi người. Āmrapālī đã đồng ý về năm điều kiện; một trong số đó là trách nhiệm của cô ấy về 500 kahāpaṇa (GM. III, phần I, 16 f.).[1] Vesāli được kể là trở nên rất thịnh vượng nhờ cô, vua Bimbisāra đã chỉ định Sālavatī là kỹ nữ của Vương-xá làm đối tác của cô ở đó (Vin. I, 268). Trong số những khách quen của Ambapālī có vua Bimbisāra – người là cha của con trai cô là Vimala Koṇḍañña (ThagA. I, 156). Trong Mūlasarvāstivāda Vinaya (GM. III, phần I, trang 20 f.) con của họ được đặt tên là Abhayarājakumāra.
Về sau, Ambapālī trở thành một Phật tử thuần thành. Cô đã xây dựng một tịnh xá trong vườn xoài của mình và cúng dường cho Đức Phật (ThīgA. 207; SA. III, 177). Đó là khi Đức Phật đang thực hiện chuyến du hành cuối cùng đến Vesāli không lâu trước khi nhập diệt. Trường Bộ Kinh và Luật tạng mô tả chi tiết sự việc này: Ambapālī hay tin Đức Phật đến vườn xoài của mình ở Vesāli (theo câu chuyện trong Luật tạng, Đức Phật ở Koṭigāma) và đi cùng gia nhân đến diện kiến Ngài. Sau khi được Đức Phật thuyết Pháp, cô thỉnh Ngài và Tăng chúng thọ thực vào ngày hôm sau. Đức Phật chấp nhận lời mời của cô và buộc phải làm cư dân Licchavi của Vesāli, những người đã thỉnh Ngài ngay sau đó, phải hụt hẫng.[2]
Trong dịp kế tiếp, bà nghe con trai mình, trưởng lão Vimala Koṇḍañña, thuyết pháp, và từ bỏ thế gian và quán về luật vô thường như được thấy trong cơ thể già nua của mình, bà đắc quả A-la-hán (ThīgA. 207, ff). Thīg.vv. 252-70 được cho là bà.
Một văn bản đã mô tả về những kiếp trước của bà, cũng như lý do hoàn cảnh bà sinh ra với cái tên Ambapālī, được chứa trong phần chú giải Apadāna (Thánh Nhân Ký Sự) và Therīgāthā (Trưởng Lão Ni Kệ) (trong đó các câu kệ Apadāna cũng được trích dẫn). Trong thời của Đức Phật Phussa (Phất Sa), bà được sinh ra làm em gái của Ngài và sau khi nghe Ngài thuyết pháp, bà đã bố thí rất nhiều và mong muốn có được vẻ đẹp xuất chúng. Vào thời Đức Phật Sikhī (Thi Khí), bà đã trở thành một Tỳ kheo ni. Một ngày nọ, cùng với các Tỳ kheo ni khác đi đảnh lễ bảo tháp và đang thành kính đi nhiễu quanh tháp thì một vị Thánh Ni A la hán trưởng lão, đi trước cô ấy, vội vàng khạc nhổ trong sân của bảo tháp. Nhìn thấy bãi đờm và không biết ai đã làm, cô kêu lên: “Con điếm nào khạc nhổ ở đây vậy?” Do quả báo phỉ nhổ một vị A la hán, bà phải chịu thống khổ trong địa ngục và trong 10.000 kiếp sinh ra làm kỹ nữ. Vào thời Đức Phật Kassapa (Ca Diếp), bà đã sống một cuộc đời tu hành và sau khi chết được sinh ra ở Tāvatiṃsa (Cõi trời thứ 33). Khi còn là một Tỳ kheo ni, bà đã ghê tởm cảnh tượng sanh tự nhiên và mong muốn được hóa sanh (opapātika). Phù hợp với mong muốn này mà kiếp sinh cuối cùng, bà đã được hóa sanh (Ap. II, No. 39, p. 613; ThīgA. 206 f.).
Khi ở Ambapālivana ở Vesāli, ngay trước khi Ambapāli đến gặp Ngài, Đức Phật đã thuyết giảng cho các Tỳ kheo về chánh niệm. Phần chú giải giải thích rằng Đức Phật đã chọn chủ đề này vì có Ambapālī sắp đến nghe thuyết giảng (DA. II, 545).
Trong số những câu kệ được cho là của Ānanda trong Theragāthā, có bảy câu, bắt đầu từ câu 1020 (giống như câu 769-75 của Kinh Raṭṭhapāla), mà như một câu chuyện,
Ānanda đã nói để răn đe những người đánh mất tâm khi nhìn thấy Ambapālī (ThagA. III, 116) (phiên âm khác, Ambapāli, Ambapālini).
L. R. G.
[1] Theo Vin. I, 268, con số là 50.
[2] Khi những người Licchavis yêu cầu Ambapāli từ bỏ quyền ưu tiên của mình, cô đã từ chối làm như vậy, thậm chí là từ chối với cả yêu cầu của toàn bộ dân chúng Vesāli (D. II. 94-8; Vin. I, 231-3; tiếng Phạn Mahāparinirvāṇa Sūtra, phần 10-12; tiếng Hán: Fu-shou-hing-tsang-ching, quyền IV, chương 22; Mhvu. I, 261, 300).