AMBAGAMUVA
AMBAGAMUVA, một ngôi làng ở Tích Lan được biết đến với lý do là ở đó, người ta tìm thấy bản khắc sớm nhất được biết đến có chứa đề cập về dấu chân của Đức Phật – mà theo truyền thống gắn liền với đỉnh núi có tên là Sumanakūṭa (q.v.). Ngôi làng này cách Nawalapitiya hiện đại 5,5 dặm trên đường lên đỉnh núi. Bản khác này trong 2 phần của một tảng đá mà hiện nay ở trong một đồn điền trà. Từ ngôi làng này, có thể nhìn rõ đỉnh núi (mà ở đây được gọi là Sumanakūṭa vào lần đầu tiên được biết đến) từ xa. Vua Vijayabāhu I (thế kỷ 11 sau công nguyên) là người thực hiện những ghi chép trên bản khắc nhằm ghi chép công việc được hoàn thành liên quan đến ngôi chùa và sự trùng tu của nó. Tuy nhiên, nó không trả lời câu trả lời liệu nhà vua có có đến thăm ngôi chùa hay không (EZ. II).
Một số việc làm hộ đạo của nhà vua được đề cập trong bản khắc. Nó mô tả ngôi chùa được trang trí công phu với các ngọn cờ và dấu chân được bao phủ bởi một tấm lưới, được xức dầu thơm và đội vương miện. Lễ vật được làm bằng đèn và tranh vẽ. Việc trùng tu các tòa nhà đã được thực hiện; thực phẩm và những vật dụng cần thiết khác đã được cúng dường cho chư Tăng và, đối với những cư sĩ hành hương, các phòng khất thực được dựng lên ở các chặng đều đặn trong 5 chặng cuối cùng của cuộc hành trình của họ. Ngoài dãy nhà phía trên, một dãy nhà dưới chuẩn bị cho những người ‘xuất thân thấp kém’. Ở các khu vực lân cận, các cánh đồng lúa đã được chuẩn bị để nuôi dưỡng những người liên quan đến địa điểm hành hương này. Tương tự như vậy, vườn tược và đất rừng ở một số làng đã được cấp phát. Các quyền miễn trừ được gắn liền với chúng để các địa phương được nâng lên thành các làng tịnh xá phù hợp với hệ thống hành chính thời trung cổ của Tích Lan.
Vua Parākramabāhu II (thế kỷ 13 sau công nguyên) đã cho xây dựng một cây cầu dài và vững chắc ở đây thông qua Devapratirāja, quan đại thần của ông, người, trong khi đã làm một số việc công đức, lúc đó đang tu sửa con đường hành hương lên Đỉnh núi cho những người hành hương (Mhv. lxxxvi, 23).
- T. D.