AMARAPURA NIKĀYA

AMARAPURA NIKĀYA, một trong ba nhánh chính của Tăng đoàn Phật giáo ở Tích Lan hiện nay, 2 nhánh còn lại là SyāmaBāmañña (q.v.).  Có 2 hoặc 3 nhóm không chắc chắn ngoài ba nhóm này, mặc dù tên của họ xuất hiện trong danh sách chính thức của Chính phủ trong số các Nikāya chính. Lấy tên từ thành phố Amarapura ở Miến Điện (xem bài viết trước) mà nó có sự kết nối, Amarapura Nikāya bắt nguồn từ Tích Lan vào năm 1803 sau công nguyên, như một nhóm tách biệt với Syāma Nikāya hiện có lúc bấy giờ.  Trưởng lão Ambagahapiṭiyē Ñāṇavimalatissa được coi là người sáng lập ra nhánh này.

            Amarapura Nikāya ra đời từ việc khó thọ cụ túc giới (upasampadā) cho các tu sĩ xuất thân từ các giai cấp ngoài goigama (giai cấp nông dân). Theo một truyền thống bền vững, điều này đến từ sắc lệnh của vua Kīrti Śrī Rājasiṃha của Kandy (cuối thế kỷ 18).  Do đó, vào năm 1799, một tu sĩ uyên bác (thuộc giai cấp salāgama, người lột vỏ quế) Ambagahapiṭiyē Ñāṇavimalatissa được cho là đã đi tàu cùng 5 Sa-di (sāmaṇera) khác và 2 thị giả nam, với ý định sang Xiêm La để thọ cụ túc giới.  Trên đường đi, nghe nói rằng ở Miến Điện, Phật giáo cũng đang phát triển rực rỡ trong sự thuần tịnh, họ đã xuống tàu tại đất nước này, từ bỏ hành trình đến Xiêm La – vốn khó khăn hơn.  Cả nhóm đi đến Amarapura, thủ đô của Miến Điện lúc bấy giờ, và được đích thân vị vua đang trị vì là Bodawpaya tiếp đón thân mật.  Với sự bảo trợ của nhà vua, các tu sĩ này đã được Đại Trưởng lão người Miến Điện, Ñāṇābhivaṃsa[1] truyền cụ túc giới. Hai cư sĩ cũng được thọ giới.  Năm 1803, họ trở lại Tích Lan cùng 5 (theo the Buddha Sāsana Commission Report[2], trang 34 thì là 3) tu sĩ Miến Điện khác, mang theo một số lượng lớn kinh thiêng tiếng Pali và một lá thư của Đại Trưởng lão Ñāṇābhivaṃsa gửi cho Saṅgharāja của Tích Lan.  Khi trở về, họ tiến hành truyền cụ túc giới cho các Sa-di.  Cuối cùng, họ thiết lập lên cái mà ngày nay ở Tích Lan được biết đến là Amarapura Nikāya. (Xem Nihar Ranjan Bay, Theravāda Buddhism in Burma, 237 ff.; Spence Hardy, Eastern Monachism, 327 ; J. Emerson Tennent, Christianity in Ceylon, 224 ff.).

            Trưởng lão Ñāṇavimalatissa được cho là đã đến Amarapura không lâu sau đó và khi trở lại, khoảng 2 năm sau, ngài được cho là đã được Thống đốc Tích Lan lúc bấy giờ (Sir Edward Barnes) công nhận là Thượng thủ (Mahā Nāyaka) của Amarapura Nikāya ở Tích Lan.   

Trong vòng vài năm, nhánh Nikāya này được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có một Thượng thủ (Mahā Nāyaka) của riêng mình.  Danh sách sau đây đưa ra các nhóm tiêu biểu: (1) Amarapura Mūlavaṃsika Nikāya là cái tên mà nhờ nó Amarapura Nikāya gốc được biết đến, khi một nhóm tu sĩ đã ly khai khỏi nó để thành lập Amarapura Mahā Nāyaka. (2) Amarapura Mahā Nāyaka, nhóm tu sĩ ly khai khỏi Amarapura Nikāya gốc; trưởng lão Toṭagamuvē Siri Paññāmolitissa là Thượng thủ (Mahā Nāyaka)  đầu tiên. (3) Amarapura Cullagaṇṭhi Nayāka được thành lập bởi trưởng lão Valitare Ñāṇatilaka, người đã cắt đứt quan hệ với Amarapura Mūlavaṃsika Nikāya năm 1887, và trở thành Thượng thủ (Mahā Nāyaka)  đầu tiên của nhóm mới. (4) Amarapura Mūlavaṃsa Nikāyastha Śrī Sambuddha Śāsanodaya Mahā Saṅgha Sabhāva bắt nguồn vào năm 1930 dưới sự lãnh đạo của trưởng lão Ariyavaṃsatilaka Modhāvītissa, người cũng đã cắt đứt quan hệ với Amarapura Mūlavaṃsika Nikāya vào năm đó. (5) Sabaragamu Amarapura Nikāya bắt nguồn từ năm 1836 dưới sự lãnh đạo của trưởng lão Bogahapiṭiyē Dhammajoti, người đã đến Amarapura vào năm 1806 và thọ cụ túc giới từ trưởng lão Ñāṇābhivaṃsa ở Miến Điện. Lần đầu tiên ngài truyền cụ túc giới cho một số tu sĩ uyên bác tại Ratnapura. Sau đó, các sự phân chia khác đã xảy ra trong nhóm này. (6) Uḍaraṭa (Ūva) Amarapura Nikāya.  Một tu sĩ, trưởng lão Rahupola Sujāta, người đã thọ cụ túc giới tại Ratnapura từ trưởng lão Bogahapiṭiyē Dhammajoti đề cập ở trên, đang cư trú tại Badulla, khi trưởng lão Dhammajoti đến ông và bổ nhiệm ông đứng đầu các tu sĩ Amarapura của khu vực đó (Hill Country). Thời gian trôi, nhóm này được biết đến với cái tên như trên.  Về sau, ở một giai đoạn nhất định, dòng đệ tử của trưởng lão Rahupola Sujāta ly khai khỏi Udaraṭa Amarapura Nikāya  để lập nên Ūva Amarapura Nikāya, (7) Ūva Uḍukinda Amarapura Nikāya tách khỏi Udaraṭa Amarapura Nikāya vào năm 1932, với thượng thủ (Mahā Nāyaka) đầu tiên là trưởng lão Beraliyapola Dhammārāma. (8) Amarapura Sudharma Nikāya. Nhóm này, trước đây được gọi là Mramrna (Miến Điện) Nikāya, sau lấy tên này vì nó là tên của vị Nikāya đã truyền cụ túc giới cho trưởng lão Ambagahapiṭiyē Ñāṇavimalatissa.  Thượng thủ đầu tiên của Nikāya này là trưởng lão Salakuṇuāre Sumaṅgala – người đã thọ cụ túc giới từ trưởng lão Bogahapiṭiyē Dhammajoti ở Ratnapura. (9) Amarapura Vajiiavaṃsa Nikāya.  Dòng đệ tử của trưởng lão Paññāratana của Sumanārāma của Uḍugampola được biết đến với cái tên này.  Trưởng lão Eḷamaldeṇiyē Gunānanda là thượng thủ đầu tiên.  Trưởng lão Vajirārāma, người đã đến Tích Lan từ Miến Điện vào năm 1892 và một lần nữa vào năm 1901, đã truyền cụ túc giới cho hầu hết các tu sĩ của Nikāya này. (10) Amarapura Śrī Dharmaraksita Nikāya được thành lập như một nhóm riêng biệt vào năm 1818 với sự đồng ý của chính trưởng lão Ambagahapiṭiyē Siri Ñāṇavimalatissa. Tên của Nikāya được đặt theo tên của thượng thủ đầu tiên là trưởng lão Attuḍāve Siri Dhammarakkhita. Nikāya này đôi khi còn được gọi là Mihiripānnē Nikāya, vì ở giai đoạn sau, trưởng lão Tangallē Sumaṇatissa của tịnh xá Ariyākara, Mihiripānna, đã trở thành thượng thủ của nó. (11) Amarapura (Kalyāṇīvaṃsa) Nikāya. Tông này chính thức được coi là Amarapura Nikāya nhưng các tu sĩ của nó không chấp nhận[3].  Trưởng lão Kataḷuvē Gunaratanatissa, đã đến Haṃsavatī ở Miến Điện vào năm 1809 để thọ cụ túc giới, là người sáng lập. Lúc đầu, ngài làm việc chung với trưởng lão Attuḍāve Siri Dhammarakkhita (của nhóm 10), nhưng sau đó thành lập Nikāya của riêng mình và làm thượng thủ.  Nhiều tu sĩ uyên bác đã kế tục vị trí của ngài theo trình tự và đến một giai đoạn, Nikāya này được gọi là Kalyāṇīvaṃsa Nikāya.  Trong thời gian gần đây, Nikāya này đã tự chia thành hai nhóm – mỗi nhóm có 1 thượng thủ. (12) Amarapura Sirī Saddhammayuttika (Mātara) Nikāya do trưởng lão Siri Dhammārāma của Mātara thành lập và còn được gọi là Mātara Nikāya.  Ban đầu, các tu sĩ của nhóm này thuộc Kalyāṇīvaṃsa Nikāya (Số 11) cho đến khi họ tách ra vào năm 1841, đến từ sự phân chia quan điểm về lễ Hành Tăng Sự (daḷhīkamma) (q.v.) và những thực hành như vậy. (13) Amarapura Śrī Dharmārāma Saddharmayuttika Nikāya, một nhóm tách ra từ nhóm số 12 (sau khi trưởng lão Siri Dhammārāma viên tịch), trong thời gian người kế vị của ngài, trưởng lão Hikkaḍuwē Siri Sumaṇatissa.  Thượng thủ đầu tiên của nhóm này là trưởng lão Mātara Siri Wimalasāra viên tịch vào năm 1896. (14) Amarapura Ariyavaṃsa Saddhammayuttika Nikāya, được thành lập vào năm 1900 bởi trưởng lão Siri Dassanasārābhidhāna của Bōmbuyala, một tu sĩ thuộc nhóm Mātara Nikāya (số 12). (15) Amarapura Mrammavaṃsābhidhaja Siri  Saddhammayuttika Nikāya là một nhóm khác đã ly khai khỏi Mātara Nikāya (số 12) vào năm 1915, dưới sự lãnh đạo của trưởng lão Hiyārē Siri Paññālaṅkāra. (16) Amarapura Samāgama được thành lập bởi trưởng lão Kapugama Dhammakkhandha, người đã tự mình đến Amarapura vào năm 1808 cùng với một số tu sĩ khác và được thọ cụ túc giới từ trưởng lão Ñāṇābhivaṃsa của Miến Điện.  Tông này được thành lập vào khoảng năm 1811.  (17) Amarapura Saddhammavaṃsa Nikāya. Sự khác biệt về quan điểm liên quan đến sự thanh tịnh của một ranh giới (sīmāsaṅkara-vādaya) đã dẫn đến sự chia rẽ trong Amarapura Samāgama (Số 16), nhóm mới được gọi  là Amarapura Saddhammavaṃsa Nikāya. Điều này xảy ra vào thời của trưởng lão Bopāgoḍa Nāṇālaṅkāra Sirisumaṇa, người kế vị của trưởng lão Kapugama Dhammakkhandha. Ở giai đoạn sau, nhóm này lại chia thành hai nhóm, mỗi nhóm có thượng thủ riêng. (18) Z(s)wejin Nikāya, không được phân loại nghiêm ngặt[4] nhưng chính thức là như vậy, là một nhóm tu sĩ Miến Điện được thành lập ở Tích Lan vào khoảng 150 năm trước. Hai tu sĩ Miến Điện, Vinayālaṅkāra và Jina, đến đó và thiết lập Nikāya này trong chính nhóm Amarapura, nhưng nỗ lực đã không thành công. Sau đó, số lượng tu sĩ của nhóm này tăng lên nhanh chóng đến từ  các hoạt động của trưởng lão Siridhamma của Araṅgala.  Một thời gian sau, Nikāya này chia thành hai nhóm, mỗi nhóm có thượng thủ riêng (Buddha Sāsana Commission Report, 34 ff.).  Các tu sĩ Tích Lan thuộc Amarapura Nikāya đã thực hiện nhiều chuyến viếng thăm Miến Điện, đến cả Amarapura và đến Haṃsavatī.

Các hoạt động tôn giáo của những tu sĩ này cũng như của những tu sĩ kế vị họ đã dẫn đến sự phát triển và tăng thịnh của Amarapura Nikāya, gồm hơn 3000 tu sĩ và 1500 tu viện[5].

Những quan sát của J. Emerson Tennent (Christianity in Ceylon, 225 f.) và Spence Hardy (Eastern Monachism, 327 ff.) về sự khác biệt giữa các tu sĩ của Amarapura Nikāya và Syāma Nikāya là đáng chú ý vì chúng truy ngược lại những hoàn cảnh năm 1850.  Theo những tác giả này, các tu sĩ của Amarapura Nikāya kiên quyết đòi loại trừ việc thờ kính các vị thần Ấn giáo khỏi các chùa của mình, không phân biệt giai cấp, và loại bỏ các nghề thế lục như chữa bệnh và chiêm tinh khỏi Tăng đoàn.  Họ truyền giới bất kể giai cấp và không phân biệt đối xử.  Họ từ chối thẩm quyền đưa ra những đổi mới trong việc thờ phụng của quốc chủ hoặc quyền lực dân sự.  Họ giải thích và thuyết giảng Luật cho cư sĩ, trong khi chư Tăng Xiêm La chỉ đọc Luật cho tu sĩ và chỉ một vài đoạn trong phòng đóng kín cửa.  Họ nhấn mạng vào công đức của pahan-piṃkama (lễ hội ánh đèn) mà họ thực hiện suốt đêm.  Khi mang y, họ phủ kín cả 2 vai trong khi các tu sĩ Syāma 


[1] Trưởng lão Paññāsāmi người Miến Điện, viết Sāsanavaṃsa vào năm 1861, đề cập đến sự việc này-mặc dù có một chút khác biệt.  Xem ấn bản về tác phẩm này của Mabel Bode, trang 135-G.P.M.

[2] Được xuất bản bằng tiếng Sinhala bởi Chính phủ Ceylon dưới dạng Báo cáo Kỳ họp thứ XVIII năm 1959.

[3] Theo Mahā Nikāya gần đây của nó, học giả trưởng lão Polwatte Buddhadatta, cho biết.-G.P.M.

[4] Thượng thủ của nhóm này không chấp nhận họ tuân theo Amarapura Nikāya-G.P.M.

[5] Buddha Sāsana Commision Report, 45 f.