AMARAPURA

AMARAPURA, một vùng ngoại ô của Mandalay ở Miến Điện Thống Nhất.  Nó được thành lập vào năm 1783 với tư cách là thủ đô mới của vua Bodawpaya (1782-1819), vì lý do chiêm tinh, mà ông quyết định dời đô từ Ava, cách đó sáu dặm về phía thượng lưu sông.  Ông gọi đô thị mới này là Thành phố bất tử (Amara-pura) và nó phát triển nhanh chóng với dân số ước tính là khoảng 170.000 người vào năm 1810, khi một phần lớn thành phố bị hỏa hoạn thiêu rụi.  Sau đó vào năm 1823, triều đình chuyển về Ava. Một trận động đất năm 1839 đã phá hủy phần lớn phần còn lại của Amara-pura, cuối cùng đã bị bỏ hoang vào năm 1860, khi vua Mindon chiếm được Mandalay.  Một số vật liệu từ các tòa nhà, đền chùa và cung điện đã được tháo dỡ và mang đến thủ đô mới.

Amarapura được người Miến Điện gọi là Myohaung, thành phố cổ, hay Taung-myọ, thành phố phía nam, để phân biệt với Mandalay, hay Myauk-myo, thành phố phía bắc.

Những tàn tích còn sót lại của Amarapura cho thấy nó rộng ¾ dặm vuông với một chùa-tháp bằng gạch kiên cố ở mỗi góc có thể cao tới 100 ft.  Người ta cho rằng một bức tượng Phật bằng đồng rất lớn đã được thờ trong ngôi chùa hành lễ của nó với 250 cây cột gỗ mạ vàng.

Chùa Kyauktawgyi ở phía đông của hồ Taungthaman và Chùa Patodawgyi là những công trình được bảo tồn tốt nhất trong vô số công trình tôn giáo ở thủ đô bị bỏ hoang.  Chùa Kyauktawgyi được xây dựng vào năm 1847 bởi vua Pagan (1846-52) theo mô hình của Chùa Ānanda ở Pagān; và Chùa Patodawgyi được Bagyidaw xây dựng vào năm 1816.

Chính tại Amarapura, vua Bodawpaya đã 2 lần tiếp đón các Tỳ-kheo từ Laṅkā (Tích Lan), một dịp vào năm 1802 và dịp còn lại vào năm 1812 (Harvey, op. pit. bên dưới, trang 277; xem thêm bài viết tiếp theo). Dịp này đến từ việc vị thống lĩnh Laṅkā hạn chế thọ cụ túc giới (upasampadā) cho các tu sĩ thuộc của một giai cấp cụ thể.  Các tu sĩ không được truyền thọ sẽ đến diện kiến nhà vua Miến Điện, yêu cầu ông sắp xếp để tiếp tục truyền giới thông qua Tăng đoàn ở Miến Điện.  Sự truyền giới này đã được chiếu cố và hiện được gọi là Amarapura Nikāya (q.v.).

H. G. A. v. Z.

THAM KHẢO: G.E. Harvey, History of Burma (Longmans, Green & Co., 1925) ; Sangermano, A Description of the Burmese Empire, 1783-1808 (Rangoon, 1885).