AMADERA
AMADERA, tên tiếng Nhật của ngôi chùa mà các Tỳ-kheo ni (bhikṣnī) cư ngụ. Ở Trung Quốc cổ đại, từ pi-ch’iu-ni-ssū, tức là, phiên âm của từ tiếng Phạn, được sử dụng trong một thời gian dài. Nhưng ở Nhật Bản, từ Tỳ Khâu Ni Tự (Jap. bikuni) lại không phổ biến như ở Trung Quốc; thay vào đó, từ ama, tức là, cách phát âm tiếng Nhật của từ ni – đã được đề cập ở trên (xem AMA), thường được sử dụng hơn. Vì lý do này, các từ amadera (‘chùa dành cho nữ tu sĩ’), amaya (‘nhà dành cho nữ tu sĩ’) hoặc một dạng sửa đổi, andera (‘tu viện’) đã phổ biến hơn ở Nhật Bản từ thời trung cổ.
Tình tỷ muội trong Đạo Phật ở Ấn Độ dường như có nguồn gốc rất cổ xưa. Từ một tuyên bố trong tập 16 của Thiện Kiến Luật Tỳ Bà Sa (Nanjio, 1125 hay bản dịch tiếng Hán của Samantapāsādikā) nói rằng những ai vào vườn của ni viện chặt cây sẽ bị phạt, có thể suy đoán rằng không lâu sau khi Phật Thích-ca-mâu-ni nhập diệt, một số ni viện đã được xây dựng ở Ấn Độ. Một lần nữa trong Bà Tẩu Bàn Đầu Pháp Sư Truyện (Nanjio, 1643, hay cuộc đời của ngài
Thế Thân) có nói như sau: Ở nước Ayodhyā có ba ngôi chùa được xây dựng, chùa đầu tiên là chùa dành cho Tỳ-kheo ni, chùa thứ hai là chùa Nhất thiết hữu bộ, và chùa cuối cùng là chùa Đại thừa.
Ở Trung Quốc, các ni viện xuất hiện sớm nhất được cho là vào thời Chien-Hsing của đời Tây Tần (313-6 sau công nguyên), khi Chu-lin-ssu được xây dựng ở thủ đô Lo-yang, bởi Tỳ-kheo ni Ching-chien và những Tỳ-kheo ni khác.
Vào năm thứ 12 dưới triều đại của hoàng đế Bidatsu (583 sau công nguyên), chùa Sakuraidera được xây dựng bởi 3 nữ tu sĩ – vốn xuất thân từ các gia đình quý tộc. Đây là ni viện đầu tiên ở Nhật Bản. Sau đó, vào năm thứ 13 của thời Tempyō dưới triều đại của hoàng đế Shōmu (740 sau công nguyên), theo lệnh của vị hoàng đế này, gần 30 ni viện quốc gia cũng như các tu viện quốc gia được xây dựng ở nhiều quận của Nhật Bản. Những ni viện này được gọi là Kokubunni-ji (‘ni viện quốc gia’) hoặc Hokkemetsuzai-ji (‘chùa Pháp Hoa (Saddhamapuṇḍarīka) thanh tịnh’). Tên sau phát sinh từ thực tế là thanh quy của những ni viện này dựa trên bài kinh đó.
Liên quan đến các ni viện, một trong những sắc lệnh hoàng gia lâu đời nhất ở Nhật Bản (Taihōrei) nói rằng: Nếu một nữ tu sĩ cho phép một người đàn ông ở trong ni viện của mình, nữ tu sĩ đó phải bị đưa đi lao động khổ sai. Sau đó, hoàng đế Saga cấm các tăng ni kết giao với nhau (812 sau công nguyên).
Trong thời Muromachi (1392-1573 sau công nguyên), 5 ni viện chính ở Kyōto là Keiai-ji, Tsūgen-ji, Danrin-ji, Gonen-ji và Erin-ji; 5 ni viện chính của Kamakura là Taihei-ji, Tōkei-ji: Kokuon-ji, Gohō-ji và Zenmyō-ji. Một ni viện, nơi các công chúa và con gái của các quý tộc lãnh đạo cuộc sống của các nữ tu sĩ có tên là Bikuni-gosho, tức là cung điện của nữ tu sĩ.
S. K.