AMACHA, ‘trà cõi trời’, tên tiếng Nhật của trà ngọt.  Nó được chiết xuất bằng cách đun sôi lá cây Hydrangea opuloibes.  Vào đúng ngày Phật đản (ngày 8 tháng 4 âm lịch), nó được rưới lên đầu tượng Phật.

Loài cây này được tìm thấy ở khắp Nhật Bản, địa danh nổi tiếng nhất là Uji (gần Kyōto), nơi nó được dùng làm một trong những nguyên liệu chính cho nước tương đậu nành Nhật Bản. Nó thực sự là một bụi cây nhỏ, hoa và lá trông giống như hoa và lá của cẩm tú cầu, và nở vào tháng Sáu.  Ban đầu, hoa của nó có màu xanh lam, và sau đó chuyển sang màu đỏ.  Vào giữa mùa hè, là của nó sẽ được hái và hấp trong thời gian dài rồi vò mềm thành trà.

Từ thời trung cổ đến nay, việc kỷ niệm lễ Phật Đản bằng cách rưới amacha lên đầu tượng Phật đã trở thành một tập tục phổ biến và thông dụng.  Nghi lễ này được bắt nguồn từ một tuyên bố (Taishō, XVI, Số 695) trong Quán Tiển Phật Hình Tượng Kinh nói rằng Đức Phật được tắm bằng nước cam lộ (amṛta) vào ngày đản sanh.  Do đó, từ sớm ở Trung Quốc và Nhật Bản, nước cam lộ đã được sử dụng cho mục đích tương tự. Nhưng vì bản thân amacha ngọt hơn các loại trà khác, nên từ thế kỷ thứ 10 hoặc 11, chỉ nó được sử dụng cho buổi lễ này ở Nhật Bản.

Các Phật tử đi Chùa dự lễ Phật Đản sẽ được tu sĩ tặng amacha.  Họ đựng trong các ống tre rồi về nhà, phân phát cho các thành viên trong gia đình.  Đôi khi, một que mực được mài với nước trà này, rồi dùng mực này viết lên giấy câu thơ sau:

Chihayafuru Shỉgateu Yōka wa Kichinichi yo,

Kamisagemsushi o seibai zo guru. (Moc. I, 60.)

“Ngày 8 tháng 4 này thật thiêng liêng làm sao!

Chúng ta có thể ngăn ngừa tất cả côn trùng độc hại (bằng nước thánh này).”

Dải băng được dán trên tường hoặc cửa ra vào của ngôi nhà như bản chú nào đó; mọi người tin vào hiệu quả chống côn trùng của nó.

S. K.