AMA
AMA, tên gọi chung cho các nữ tu sĩ Phật giáo ở Nhật Bản. Từ này có thể được tìm thấy ở cả kinh văn Phật giáo lâu đời nhất ở Nhật Bản, cụ thể là, trong tập 24 của Honen-shōnin-gyōjō-ezu: “Ở Hashiriyu-zan của quận Izu, có một ama (nữ tu sĩ) tên là Myōshin sinh sống. Lại nữa, tập 16 của Kokon-chomon-shu có nói rằng ở Nara có một ama (nữ tu sĩ) luôn giữ trinh tiết trọn đời.
Nguồn gốc từ nguyên của từ này không chắc chắn. Theo phỏng đoán, nó bắt nguồn từ từ ammā (mẹ) trong tiếng Pali và phỏng theo chữ (ni) – được cho là phiên âm đơn giản nhất của từ bhikṣnī (Tỳ-kheo ni). Trong tập 6 của Thiện Kiến Luật Tỳ Bà Sa (hay bản dịch tiếng Hán của Samatantapāsādikā) có nói rằng từ ammā nghĩa là mẹ và là tāta cha.
Nói một cách chính xác, một nữ tu sĩ có chức vụ tư sĩ chính thức do cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm được gọi là ama-hōshi (ni sư) hoặc ama-biku (ammā-bhikṣnī), trong khi các nữ tu sĩ còn lại – chỉ cạo tóc sau khi chồng qua đời hoặc vì lý do tuổi già được gọi là ama-nyōbō hay ama-nyūdō, cả 2 đều có nghĩa là người phụ nữ cạo đầu.
S. K.