AMṚTA (1), một con rồng được nói đến trong Mahāvyutpatti (Danh Nghĩa Đại Tập) (BB. XIII, 48)

AMṚTA (2), cam lồ, một loại thức uống của các vị thần (Pali: amata).

Quan niệm cho rằng các vị thần trở nên bất tử nhờ uống amṛta đã có từ rất lâu xa về trước trong thần thoại Ấn Độ. Khái niệm của amṛ, và cách mà nó được đưa vào, đã chính thức được sử dụng trong giai đoạn văn học sử thi của Ấn Độ. Câu chuyện về việc sữa được tung lên từ Biển Sữa (kṣīra-sāgara), trong đó từ amṛta được sử dụng, nó được tường thuật hết sức chi tiết trong Sử thi Mahābhārata (I, 17) và Sử Thi Rāmāyaṇa (I, 45). Theo như truyền thuyết thú vị này thì cả hai giới thần (sura) và a tu la (asura) đều phải chịu trách nhiệm thu thập amṛta   từ Biển Sữa. Tất cả các vị thần tối cao như Śiva và Viṣṇu cũng đều phải tham gia vào trách nhiệm lớn lao này.

Một lần nọ loại nước bất tử được lấy ở đó đã tạo nên một cuộc chiến khốc liệt giữa suraasura để giành phần hơn.

Các vị thần đã chiến thắng và họ độc chiếm amṛta  cho riêng mình, không chia sẻ cho a tu la. Từ đó, chỉ có các vị thần là được bất tử, còn a tu la do không được uống amṛta nữa nên vẫn phải chịu sinh tử.

Do đặc tính bất tử, amṛta được xem như là loại đồ uống ngọt ngào nhất có mặt khắp mọi nơi. Kết quả là người ta đã dần có thói quen so sánh những thứ ngọt ngào với amṛta. Từ đó, khái niệm amṛta  đã có được sử dụng trong Kinh điển và cả trong văn học Phật giáo, với mục đích so sánh.

Vì vậy trong Sn.v. 453, lời nói chân thật được ví như amata (saccaṃ ve amatā vācā esa dhammo sanantano). Bài kệ này cũng được  lặp lại trong S.I, 189. Bởi vì lời nói chân thật được xem là hình thức ngọt ngào và quý báu nhất của lời nói (sādhutaraṃ rasānaṃ), vậy nên cũng dễ hiểu khi cam lồ được dùng như là một dạng tương đồng để mô tả nó.

Bất kỳ lời nói nào của đức Phật, được xem là chân lý (dhammī kathā), đều được ví như amata. Trong S. III, 2, ví dụ về một thiện nam, người này nói rằng anh ta được thấm nhuần bởi dòng pháp cam lồ từ đức Phật (bhagavatā dhammiyā kathāya amatena abhisitto). Tương tự vậy, trong Jātakamālā (xxxi, 74) khi đức Bồ tát thốt lên những câu kệ để tán dương một người đức hạnh, chúng được xem như một cơn mưa pháp cam lồ (amṛtavarsaṃ khalu idaṃ).

Đức Phật thường được xem (S.IV, 94 và A. V, 226, 256) như là người ban cam lồ, nói về giáo pháp của Ngài, bởi vì những lời dạy của Ngài chứa toàn chân lý và mát dịu (amatassa dātā dhammassāmī tathāgato).

Trong tác phẩm Milindapañha (Mi Tiên Vấn Đáp) trang 335-6, đức Phật được cho là đã tưới cam lồ cho khắp thế gian (amatena bhagavā lokaṃ abisiñci). Cam lồ ở đây được giải thích là pháp quán kāyagatāsati để đưa đến Niết bàn. Cũng trong tác phẩm này (trang 346) Pháp của đức Phật được ban rải trực tiếp như là amata (dhammāmamataṃ).

Trong văn học Phật giáo từ amṛt được sử dụng rất phổ biến như là một ý nghĩa của Niết bàn (nirvāna), trong nhiều tài liệu nó lại mang ý nghĩa an ổn và lâu dài (amataṃ padaṃ). Phẩm Sahassa (Phẩm Ngàn) và Appamāda (Phẩm Không Phóng Túng) của kinh Dhammapada (Pháp Cú) chứa nhiều những ý nghĩa như vậy.

Phải nhận thấy rằng trong những ý nghĩa liên quan đến amata đều cần phải có một nghĩa bóng, một thể phủ định của Niết bàn, là trạng thái bất tử. Và khái niệm bất tử được sử dụng phổ biến hơn cả.

Niết bàn đôi khi được cho là (như trong Milindapañha, p. 319) một liều thuốc vô sinh (agado amataṃ). Một người đã chứng được Niết bàn sẽ được gọi là amataddaso, tức là người đã thấy được amata (A. III, 451), hoặc một người đã đạt đến sự vô sinh (A. IV, 455). Đôi khi (như trong J. I, 4) nibbāna được xem là một hồ nước cam lồ (amataṃahānibbānatalāka). Phẩm Dāṭhv (ii, 34) của kinh Pháp Cú nói rằng nibbāna như là amatapada (đường bất tử). Trong Saddhammopāyana (I, I) đức Phật được mô tả như là amatamaggada, người chỉ đường đi đến sự bất tử (cụ thể là S. V, 41; 54; 220 và 232).  Chánh kiến (sammādiṭṭhi) được mô tả như là ngụp lặn trong amata, tìm kiếm sự nương tựa ở đó và đạt được sự bất tử (amatogadhaṃ, amataparāyanaṃ, amatapariyosānaṃ). Trong S.V, 181, 182 việc từ bỏ tham dục được cho là sẽ nhận được quả cam lồ (chandassa pahānā amataṃ sacchikataṃ).

Amata cũng thường được sử dụng với nghĩa là thuốc (osadha). Ví dụ, trong chuyện tiền thân Mātaṅga (Mātaṅga Jātaka, 497), bồ tát Mātaṅga nói với Diṭṭhamaṅgalikā rằng mà cô ấy tắm sẽ trở thành thuốc cam lồ (nahānodakaṃ pana te amatosadhaṃ bhavissati).

A. G. S. K.