ALUVIHĀRA   (Pali : Ālokavihāra)

ALUVIHĀRA   (Pali : Ālokavihāra), xem thêm ALOKALEṆA, cách Mātalē 4 dặm về phía bắc trên đường Dambulla, Tích Lan.  Đó là một địa điểm đẹp chứa đầy tảng đá và có nhiều hang động.  Truyền thuyết ngắn bằng chữ Brāhmi được khắc vách đá của 1 hoặc 2 hang động chứng minh các Tỳ-kheo đã cư ngụ tại đây từ trước công nguyên. Đó là một nơi hành hương vì một lý do đặc biệt, theo truyền thống, kinh điển Pali lần đầu được cam kết viết tại một trong những hang động dưới triều đại của Vaṭṭagāmaṇī Abhaya không lâu sau năm 103 trước công nguyên. Cuốn lịch sử Phật giáo tiếng Sinhala vào thế kỷ 14, Nikāya Saṅgrahava (trang 9), mô tả sự kiện này.  Vào lúc đó, 500 Rahat đã tập hợp tại Alulena ở xứ Mātalē, dưới sự dẫn dắt của một vị thượng thủ nào đó, trì tụng và viết lại Tam Tạng, bắt đầu bằng những lời dạy đầu tiên của Đức Phật,……….và kết thúc bằng từ cuối cùng của Ngài,………tất cả những lời dạy mà Ngài đã thuyết giảng trong 45 năm này………giữ y nguyên về số lượng chữ, từ, bài kệ (granthas) và bhāṇavādas, không thêm không bớt lời dạy nào, không chứa quan điểm ngoại đạo, được xác nhận bởi 3 cuộc kết tập của các Tỳ-kheo,………điều tương tự đã được truyền miệng qua các thế hệ nối tiếp của đại trưởng lão Upāli,………”, v.v. (Xem thêm Mhv. xxxiiii, 100 f.)

Tương truyền xưa kia có 8 ngôi chùa riêng biệt và 8 ngôi chùa đó đều có quyền bổ nhiệm đương nhiệm cho một ngôi chùa khác. Quân đội Anh đã phá hủy các tịnh xá này vào năm 1803, nhưng chính quyền cho tiến hành sửa chữa vào năm 1820 (A. C. Lawrie, A Gazeteer of the Central Province of Ceylon, I, 32). Vào thời điểm hiện tại, ngôi chùa đang phát triển mạnh mẽ và thu hút rất đông người vào những ngày lễ tôn giáo. (Pl. XXXVIII top.)

Có rất ít còn sót lại từ thời xa xưa.  Một vài dấu vết còn lại từ công trình của các vị vua từ thế kỷ thứ 18; trong số này có một số tượng Phật được tạo dựng theo lệnh của vua Vijayarājasiṃha vào thế kỷ thứ 18 (Mhv. xcviii, 65).

Người Miến Điện tin rằng đại luận sư Buddhaghosa đã viết các Aṭṭhakatha (chú giải) của mình chính tại nơi đây. (Xem DPPN. I, 290.)

D. T. D.