ĀLOKA-KASIṆA
ĀLOKA-KASIṆA, một trong những đề mục được sử dụng trong thiền định. Có 42 phương pháp làm công cụ hay cơ sở (kammaṭṭhāna) cho việc quán chiếu, 10 phương pháp trong số này được hỗ trợ bởi các đề mục (dasa kasiṇa) khác nhau. 10 đề mục này thường được liệt kê là đất, nước, lửa, gió, màu xanh lam, màu vàng, màu đỏ, màu trắng, hư không và thức (viññāṇa). Như vậy, chúng được đề cập trong Đại Kinh Sakuludāyi (M. II, 14-15), Phẩm Thiền của Tăng Chi Bộ Kinh (l, trang 41, §§71-2), Kinh Phúng Tụng (D, III, 268) và Kinh Thập Thượng (D. III, 290). Nhưng trong các nguồn tài liệu sau này, chúng ta thấy 2 đề mục cuối được thay thế bằng lỗ không gian giới hạn (paricchinnākāsa) và ánh sáng (āloka). Như vậy, ánh sáng được thay thế cho thức.
Một điều thú vị cần lưu ý là 2 đề mục về hư không và thức đã bị loại khỏi danh sách thông thường của Kinh tạng khi được đề cập đến Thắng Pháp Tạng – chỉ đề cập đến 8 đề mục (aṭṭha kasiṇa : Dhs §§ 202-3; Ps. i, 6).
Và, do đó, sau khi bị loại bỏ khỏi các sách kinh điển sau này, 2 đề mục này lại được giới thiệu lại dưới những tên gọi khác nhau trong các tác phẩm chú giải. chẳng hạn như Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga) và Thắng Pháp tập yếu (Abhidhammattha-saṅgaha).
Chúng ta sẽ thấy sự khác biệt đó chỉ nằm ở tên gọi, vì dù được gọi là ánh sáng hay trí tuệ, thì ánh sáng của trí tuệ vẫn là đối tượng thông thường trong việc hành thiền. Thắng Pháp tập yếu (trang 41, ix, § 2) đề cập đến mười vòng định (kasiṇa-maṇḍala) và đề cập ánh sáng là vòng cuối cùng. Thanh tịnh đạo (trang 141, §§ 21-3) đặt ánh sáng là đề mục thứ 9. Giải thích cho việc thay thức bằng ánh sáng được đưa ra, có lẽ là vì đề mục hư không (ākāsa-kasiṇa) và đề mục thức (viññāṇa-kasiṇa) trùng với 2 trạng thái định vô sắc đầu tiên là không vô biên xứ (ākāsanañcāyatana) và thức vô biên xứ (viññāṇañcāyatana) và có thể dẫn đến nhầm lẫn.
Đề mục ánh sáng (āloka-kasiṇa) được nói rằng: Hành giả tu học bằng đề mục này sẽ lĩnh hội được tướng (nimitta) hoặc trong ánh sáng chiếu qua lỗ trên tường, hoặc qua lỗ khóa, hoặc cửa sổ[1]. Tướng hoặc tâm ảnh này phát sinh (sau sự thực hành trước đó) khi hành giả nhìn thấy vòng ánh sáng xuyên qua lỗ chiếu xuống sàn nhà hoặc bức tường đối diện.
Một cách khác nhân tạo hơn để tạo ra hiệu ứng tương tự là đặt một chiếc đèn bên trong một cái bình, để ánh sáng chiếu qua lỗ mở sang bức tường đối diện. Phương pháp cuối cùng này có vẻ được ưa chuộng hơn, vì vòng tròn ánh sáng chiếu lên tường sẽ không thay đổi, không giống như vòng ánh sáng do mặt trời hoặc mặt trăng chiếu qua cửa sổ (ibid.).
Sự phát triển của đề mục sắc này thành tâm ảnh hoặc tướng (nimitta) đại diện của nó và mở rộng hơn nữa thành cái gọi là tợ tướng (paṭibhāga nimitta), là phổ biến đối với 22 bài hành thiền, cụ thể là, 10 đề mục vòng (kasiṇa-maṇḍala) bao gồm cả đề mục ánh sáng, 10 bài tập định trên các loại và các giai đoạn bất tịnh (asubha), một bài tập định trên 32 phần (koṭṭhāsa) của thân, và một bài tập chánh niệm về hơi thở (ānāpāna-sati; Abhs. 42). Xem chi tiết tại NIMITTA.
Chứng đắc trí giác về sự sinh diệt của chúng sanh (cutūpapātañāṇa) hay thiên nhãn minh (dibbacakkhuñāṇa), là một trong những thần thông (iddhi, q. v.), đạt được trong trạng thái định (jhāna) tạo thành nền tảng cho tri kiến trực giác (abhiññāpādakajjhāna). Cần đạt đến cận định (upacārajjhāna) thông qua một trong 1 trong 3 đề mục vòng, cụ thể là lửa (tejo), màu trắng (odata), hoặc ánh sáng (āloka-kasiṇa). Đề mục ánh sáng được cho là đề mục tốt nhất (āloka-kasiṇaṃ seṭṭhataraṃ : Vism. 361, § 95). Xem thêm KASIṆA.
H. G. A. v. Z.
[1] Được trích dẫn trong Vism, trang 141, nhưng không đề cập.