ALASANDA
ALASANDA, một thành phố cổ ở vùng đất Yonas. Vào thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, nó rõ ràng là một trung tâm quan trọng của Tăng đoàn. Mahāvaṃsa (xxix, 39) đề cập rằng 30.000 Tỳ-kheo từ đó đi đến Tích Lan để dự các nghi lễ liên quan đến việc xây dựng Đại bảo tháp (Mahāthūpa) ở Anurādhapura của vua Duṭṭhagāmaṇī. Yonaka Mahā Dhammarakkhita là chúng trưởng vào dịp này. Vua Milinda được cho là đã gán nơi sinh của mình cho làng Kalasi ở Alasanda. Alasanda này, cách Sāgala khoảng 200 do tuần, được mô tả là một dvīpa, tức là một hòn đảo (DPPN. I). Kalasi chưa được xác định. Có ý kiến cho rằng bởi dvīpa nên nó là quận Alexandria ở bên dưới núi Caucasus – vốn đã được định nghĩa, bản thân từ này còn có những nghĩa hợp lý ngoài ‘hòn đảo’, mặc dù các dịch giả đã chỉ đưa ra nghĩa thông dụng nhất của nó. (Cp. the identification of Nāga-dīpa in Ceylon, on the mainland.) Như vậy Alasanda-dvīpa cũng có thể có nghĩa là quốc gia nằm giữa sông Panjshir và sông Kabul. Đây chính là nơi phát hiện ra các tàn tích, gần Chārikār; có thể, có lẽ, các tàn tích này là dấu vết của Alasanda, thành phố của Alexander ở bên dưới núi Caucasus. Ước tính, khoảng cách từ đây đến Sialkot hiện đại (Sāgala) là khoảng 500 dặm, tương đối gần với khoảng cách 200 do tuần được tính toán từ bằng chứng từ một số bản kinh Phật giáo (Cambridge History of India, I, 312, 496 f.). Tàn tích Charikār thực sự ở một nơi có tên là Opiān (Houpiān), cách Kabul khoảng 30 dặm về phía bắc (V.A. Smith, Early History of India).
Alexandria ở bên dưới núi Caucasus đã được đề xuất là Alexandria cổ đại của người Arachosia mà nhà vua đã cho xây dựng vào khoảng năm 330 trước công nguyên, sau khi chiếm được Persepolis, Nó nằm trên đường trở về của quân đội của ông và được Crateros cùng các sư đoàn cưỡi voi đi qua. (Ancient India and Indian Civilization-The History of Civilization Series – trang 7, 30.)
Có một số thành phố Alexandria khác được đặt theo tên của Alexander Đại đế, người sáng lập. Nhưng không thành phố trong số chúng phù hợp với Alasanda có liên hệ với Phật giáo.
D. T. D.