ĀLAMBANAPARĪKṢĀ

ĀLAMBANAPARĪKṢĀ, một tác phẩm của Dignāga (Diṅnāga) về nhận thức luận, trong đó ông bàn về vấn đề sở duyên (ālambana), dưới hình thức các bản tụng (kārikā). Bản gốc tiếng Phạn của tác phẩm này đã bị thất lạc, nhưng cả bản dịch tiếng Tây Tạng và tiếng Hán hiện vẫn còn.  Śāntākaragupta và Tshul-khrims rgyal-mtshan đã dịch tác phẩm này sang tiếng Tây Tạng (TM. Số 4205; Cordier, III trang 434, Số. 4) .  Ngài Huyền Trang đã dịch tác phẩm này sang tiếng Hán (Nanjio, 1173 ; Taishō, 1624.)[1]

Các nhà Duy Thức Trung Quốc xem nó là một tác phẩm quan trọng và coi nó là 1 trong 11 bộ luận (śāstra) cơ bản của mình.  Ngay cả ở Ấn Độ, một số đoạn đã được trích dẫn và hiện hiện còn trong các tác phẩm khác.  Hai bản tụng được trích dẫn trong Tattvasaṅgrahapañjikā của Kamalaśīla. (Xem bài viết của D. Chatterji trong ABORI. XI, 1930, trang 196 f.) Trong chú giải về Brahmasūtra của mình (II, 2, 28), Śaṅkara cũng đã trích dẫn một đoạn ngắn của tác phẩm này (yad aniarjñeyarūpaṃ tu bahirvad avabhāsate).

Chính Dignāga đã viết một luận thích (vṛtti) về tác phẩm này và Paramārtha đã dịch sang tiếng Hán cả bản tụng và bản văn xuôi, cụ thể là, Vô Tướng Tư Trần Luận: (Nanjio, số 1172; Taishō, số 1619).  Xem J. Nagasawa, “Investigation of Form of Wu-hsiang-ssū-ch’ên-lun (Ālambanaparīkṣāvṛtti)” trong IBK. IV, số 2, trang 118-22.

S. K.



[1] Cả hai bản dịch này đều đã được hiệu đính và dịch sang tiếng Nhật một cách nghiêm túc bởi S. Yamaguchi và J. Nosawa trong Seshin yuishiki-no genten Kaimei hay giải thích lý thuyết về thức của ngài Thế Thân, bản gốc (Kyōto, 1953). Tác phẩm này cũng được dịch sang tiếng Pháp: Examen de l’Object de la Connaisarce (Ālambanaparīkṣā). Xem “Textes tibétain et chinois et traduction desstans et du commentalre”, par 8.  Yamaguchi JA. CCXIV (1929) trang 1-65.  E. Frauwallner đã dịch chúng sang tiếng Đức; Text, Übersetzung and Erlāuterungen, WZKM. 37 (1930) 174-94.