AKKOSAKA VAGGA

AKKOSAKA VAGGA, Phẩm thứ 22 của Chương năm Pháp (Pañcaka Nipāta) trong Tăng Chi Bộ Kinh (III, trang 252-6).

Đức Phật, khi đang trú ngụ gần Kimbilā trong Trúc Lâm (Veḷuvana) đã thuyết giảng cho các Tỳ-kheo 10 bài kinh này, cụ thể là Akkosa (lăng mạ), Bhaṇḍana (xung đột), Sīla (giới hạnh), Bahubhāṇī (nói nhiều), 2 bài kinh có tựa là Akkhanti (không kham nhẫn), 2 bài kinh có tựa là Apāsādika (không tịnh tín), 1 bài kinh về Aggi (lửa) và 1 bài kinh về Madhurā (một địa điểm ở Ấn Độ, có lẽ là Mathura).

Trong 2 bài kinh đầu tiên và 2 bài kinh cuối cùng, Đức Phật giải thích 5 điều nguy hại của việc phỉ báng những vị có đức hạnh, gây xung đột, cãi vã, tranh luận và ngồi lê đôi mách, lửa và Madhurā. Trong các bài kinh còn lại, Ngài đề cập đến những lợi ích của việc giữ giới hạnh, nói ít, kham nhẫn và tịnh tín, và những nguy hại của việc không giữ giới hạnh, nói nhiều, không kham nhẫn và không tịnh tín.

Bài kinh thứ 5 và thứ 6 giải thích những lợi ích của kham nhẫn và những nguy hại của không kham nhẫn.  Hai bài kinh này giống hệt nhau, ngoại trừ một chút khác biệt về chi tiết.

Chủ đề thảo luận chung trong bài kinh thứ 7 và thứ 8 là ‘không tịnh tín’ (apāsādika). Trong bài kinh thứ 7, Đức Phật nói rằng có 5 lợi ích của tịnh tín và 5 nguy hại của không tịnh tín. “Người không tịn tín thường tự trách mình, bị người trí coi thường, tiếng xấu đồn xa, chết với tâm mê loạn và sẽ bị đọa vào địa ngục khi thân hoại mạng chung.”  Đối lập với những nguy hại này là những lợi ích mà một người tịn tín có được.  Trong bài kinh tiếp theo, Đức Phật đề cập đến 5 lợi ích nữa của tịn tín, và 5 nguy hại khác của không tịnh tín.


Nếu một người không tịnh tín,  những tư tưởng bất tín của anh ta sẽ không được tịnh tín, những tư tưởng tịnh tín sẽ thay đổi; không làm theo lời Phật dạy, hậu quả là thế hệ kế tiếp của anh ta sẽ rơi vào tà kiến, tâm không tịnh tín.  Điều ngược lại sẽ xảy ra với một người tịnh tín.