AKIRIYAVĀDA

AKIRIYAVĀDA, giáo lý phủ nhận quả báo của nghiệp (hành động), và phủ nhận rằng nghiệp không có bất kỳ quả báo nào.  Trong số các quan điểm của lục sư ngoại đạo truyền thống được vua A-xà-thế liệt kê trong dịp viếng thăm Đức Phật duy nhất được ghi lại (D. I, 52), giáo lý vô nghiệp (akiriyavāda) đã gắn liền với một số lục sư ngoại đạo này ở những mức độ khác nhau.  Đạo sư Pūraṇa Kassapa phủ nhận quả báo của nghiệp theo nghĩa tuyệt đối nhất: “Với ông, người tạo nghiệp hoặc xúi người khác tạo nghiệp (karato, kārayato), dù hành động đó là cắt xẻo hay thậm chí chém giết, trộm cắp, cướp của, ngoại tình hay nói dối, thì với ông hành động đó cũng không có tội (karato ma karīyati pāpaṃ).  Tương tự, việc bố thí, tự chế ngự, điều phục các căn, chân thật, đều không có phước báo và không làm tăng trưởng phước báo (dānena damena saṃyamena sacca-vajjena n’atthi puññaṃ, n’atthi punññasa āyamo). Đạo sư Pūraṇa Kassapa đã trình bày giáo lý vô nghiệp của mình như vậy” (evaṃ eva Pūraṇo Kassapo akiriyaṃ vyākāsi: ibid. 53).

Đạo sư Makhali Gosāla, mà môn đồ của ông được gọi là các Ājīvika (trang 331) và là người được nhắc đến trong cả kinh điển Phật giáo lẫn Kỳ Na giáo, cũng không kém khi phủ nhận mọi nhân quả: “Không có nhân, cũng chẳng có duyên (n’atthi hetu n’atthi paccayo): chúng sanh nhiễm ô hay thanh tịnh không do nhân cũng chẳng cần duyên (ahetu-apaccayā sattā saṅkilissanti: ahetu-apaccayā sattā visujjhanti : ibid. 53).  Quan điểm thuyết định mệnh về sự tiền định tự nhiên này quy mọi kinh nghiệm cho số phận (niyati), sự cố (saṅgati), bản tánh (bhāva), sự thay đổi (pariṇata), vị trí của một người trong một nhóm cụ thể (evābhijāta).  Cho dù người trí có thể hy vọng làm cho nghiệp của mình chín muồi bằng đức hạnh hay khổ hạnh, và dù kẻ ngu có thể nuôi hy vọng tương tự, nhưng mức độ niềm vui và đau khổ không thể thay đổi; không tăng không giảm (n’atthi hāyana-vaḍḍhana), không thừa không thiếu (n’ atthi ukkaṃsāvakaṃse : ibid. 54).  Quan điểm thuyết định mệnh này cũng ám chỉ sự vô nghiệp (akiriyavāda) để mang lại thay đổi.

Đạo sư Ajita, người từng mặc một bộ y phục làm bằng tóc và do đó luôn được gọi là đạo sư Ajita Kesakambalī, phủ nhận mọi thứ phi vật chất, và do đó, trong một danh sách dài những lời phủ nhận, người ta tìm thấy một câu như sau: “Cả hành động thiện lẫn hành động ác đều không có quả báo” (n’atthi sukaṭa-dukkaṭānaṃ kammānaṃ phalaṃ vipāko: ibid. 55).  Ông dạy giáo lý đoạn diệt (uccheda-vāda), chế giễu mọi giáo lý mang các giá trị tâm linh là ‘giáo lý của kẻ ngu’ (dattu-paññatta).  Do đó, ở một số khía cạnh, giáo lý đoạn diệt của ông là một loại vô nghiệp, mặc dù, có lẽ, sẽ đúng hơn nếu nói rằng giáo lý về


vô nghiệp (akiriyavāda) là một loại thuyết đoạn diệt (ucchedavāda).

Trên thực tế, đó là kết luận được đưa ra bởi Bà-la-môn Sikhā-Moggallāna, và thanh niên Soṇakāyana, như được nói đến trong bài kinh Soṇakāyana; vì họ tuyên bố: “Sa môn Gô-ta-ma dạy rằng mọi hành động đều không có quả báo (samaṇo Gotamo sabbakammānaṃ akiriyaṃ paññāpeti : A. II, 232).  Và bằng cách dạy về mọi hành động đều không có quả báo, Ngài cũng dạy về sự đoạn diệt của thế gian” (sabbakammānaṃkhopana akiriyaṃ paññāpento ucc edaṃ āha lokassa).  Tuy nhiên, Đức Phật đã làm sáng tỏ lời buộc tội này bằng cách giải thích rất chi tiết rằng những hành động ác sẽ có quả báo xấu (kammaṃ kaṇhaṃ kaṇhavipākaṃ), hành động thiện sẽ mang lại quả báo lành (kammaṃ sukkaṃ sukkavipākaṃ) và những hành động không thiện không ác là hành động không mang lại quả báo xấu cũng như quả báo lành; và đó là hành động đưa đến sự suy tàn của hành nghiệp (kammakkhayāya saṃvattati : A. II, 232). 

Lời buộc tội đã chỉ trích Đức Phật giảng dạy giáo lý vô nghiệp, mặc dù có nhiều đề cập về quả báo ngược lại, rất có thể phát sinh từ sự hiểu biết không đầy đủ về giáo lý cơ bản nhất của Ngài về vô ngã (anattā).  Bởi vì, nếu không có người thực hiện hành động, thì hành động đó là thiện hay ác không quan trọng. Tất nhiên, sai lầm của lập luận này nằm ở sự hiểu lầm về người thực hiện hành động.  Theo giáo lý vô ngã (anattā), không có thực thể, bản chất hay linh hồn nào trường tồn, ngoài những hành động riêng lẻ, nhưng không vì thế mà những hành động này không có quả báo.  Chúng gây nên quả báo và ảnh hưởng đến việc phát sinh hoặc chấm dứt các duyên tiếp theo – có thể vận hành khi đến lượt, và do đó tạo ra một phản ứng dây chuyền diễn ra mà không thể nhìn thấy điểm bắt đầu cũng như điểm kết thúc.  Sự phát sinh và chấm dứt của các hiện tượng thân-tâm phụ thuộc vào sự phát sinh và chấm dứt của chúng vào duyên, chứ không phụ thuộc vào thực thể, bản chất, bản tánh hoặc linh hồn trường tồn.  Vì những duyên tích cực đó cũng có tính phản ứng, nên kết quả là mối liên hệ của duyên mang theo trách nhiệm đạo đức đối với kết quả.  Do đó, đạo đức được thanh lọc, vì yếu tố bản ngã trong việc phấn đấu cho đức hạnh đã bị loại bỏ.  Như vậy, vô ngã (anattā) không dẫn đến vô nghiệp (akiriya), mà dẫn đến kiriya, là hành động vị tha. Việc chế ngự bản ngã (atta-damatha) dẫn đến diệt trừ bản ngã (atta-parinibbāpana) không liên quan đến việc từ bỏ các giá trị đạo đức theo nghĩa bác bỏ các giá trị đó, mà thay vào đó là sự thăng hoa – có thể thực hiện được nhờ một sự hiểu biết hoàn hảo rằng, cái gì đã được thực hiện, được thực hiện (kataṃ kattabbaṃ).  Sự hoàn hảo như vậy được mô tả đồng nghĩa với đề cập một vị A-la-hán đã đoạn trừ các lậu hoặc (khīṇāsavo), tu hành viên mãn


(vusitavā),đã làm xong bổn phận (katakaraṇīyo), đã đặt gánh nặng xuống (ohitabhāro), đã đạt được lý tưởng (anuppattasadattho), đã hoàn toàn đoạn trừ kiết sử (parikhīṇabhavasaṃyojano), vị ấy giải thoát nhờ chánh trí (sammadanññā vimutto : M. I, 235).

Trong bài kinh Apaṇṇaka (M. I. 104f.) Đức Phật giải thích pháp ‘chắc chắn’ (apaṇṇaka) và đề cập đến thuyết vô nghiệp (akiriyavāda) của đạo sư Pūraṇa Kassapa trong số các giáo phái ngoại đạo khác, mặc dù không nhắc đến tên ông, và quan điểm đối lập của nó về cái ác để tuân theo (tatonidānapāpa) và thiện như phần thưởng (tatonidāna-puñña).  Đức Phật nói, việc chấp vào quan điểm vô nghiệp sẽ dẫn đến hành vi xấu ác, vì người ta không nhận ra nguy hiểm của hành động sai trái; tạo ra tà tư duy (micchāsaṅkappa) và tà ngữ (micchāvācā); dẫn đến nhạo báng các vị Thánh đệ tử (ariyānaṃ paccanīkatā), thuyết phục người khác theo các tà thuyết (asaddhammasaññatti), tự khen mình (attukkaṃsanā) và chê người (paravambhanā : ibid. 406).

Không nên nhầm lẫn giáo lý vô nghiệp (akiriyavāda) này của ngoại đạo với lý tưởng cao quý về sự thăng hoa của hành động, khi một vị Tỳ-kheo giác ngộ có thể vượt lên trên các bổn phận và sự kiêng khem của đạo đức (kiccākicca-pahīna: Sn. 715).  Một hành động trở thành nghiệp quả (kamma-vipāka) khi nó được thực hiện với chủ ý (cetanā), và mục tiêu dự kiến là mục đích của hành động đó.  Sau đó, hành động dự kiến chính nó trong kết quả đã định; vì bản thân hành động là không hoàn thiện và tìm kiếm sự hoàn thiện trong quả báo. Đó là nghiệp (kamma).  Tuy nhiên, một hành động không được thực hiện vì một mục đích khác, nhưng phát sinh từ sự hiểu biết về sự cần thiết của hành động, sẽ tự nó trở nên hoàn thiện và thôi thúc tự dự kiến sẽ vắng mặt.  Đây là một hành động thuần túy (kiriya) không có ý chí (cetanā) và không có quả báo đạo đức (vipāka). Không nên nhầm kiriya này với vô nghiệp (akiriya).[1]  

Giáo lý phủ nhận quả báo của hành động là tà kiến (micchā-diṭṭhi).  Nó là xác định (niyata), trong những hậu quả xấu xa của nó, và tạo ra những kết quả tức thì về sự tan


rã của ngũ uẩn (pañcakkhandhā), tức là lúc chết.  Những tà kiến khác với những hậu quả tương tự là những quan điểm của những người theo thuyết vô nhân quả (ahetuka-vādā), những người theo thuyết định mệnh, và những người theo thuyết hư vô (natthika-vādā hoặc uccheda-vādā), những người theo thuyết duy vật. “100 hay thậm chí 1000 vị Phật cũng không thể độ cho họ được” (DhsA. 358).

H. G. A. v. Z



[1] Do đó, ‘phi nghiệp’ (hành động không có quả báo) này nguy hiểm hơn ‘vô nghiệp’ (không hành động), là bản dịch của F. L. Woodward về giáo lý phi nghiệp truyền thống (paraṃ pi gantvā aki iyāya: A. I, 173, trong Gradual Sayings, 1, trang 157), vì ở đây thực sự trình bày giáo lý thuyết định mệnh của Makkhali Gosāla, “mọi thứ trên đời không có nhân cũng chẳng có duyên” (sabbaṃ taṃ ahetu-appaccayā :A.I, 175), mà Đức Phật đã đưa ra ‘lời quở trách hợp lý’ sau đây (sahadhammika-niggaha): “Đối với những người rơi vào bản chất (sāra) vô nhân và vô duyên, họ không còn muốn hành động (na hoti chando), không còn nỗ lực, tinh tấn (văyărna), không có bổn phận phải thực hiện (karaṇīya), không có nghĩa vụ phải kiêng (akaraṇīya).  Do đó, họ sống Trong trạng thái hoang mang (muṭṭhasati) và không thận trọng (anărakkha), họ không thể thực sự rời khỏi cuộc sống thế tục.”