ĀKIÑCAÑÑĀYATANA

ĀKIÑCAÑÑĀYATANA, vô sở hữu xứ.  Một cõi giới, trạm hay nền tảng của tâm được gọi là āyatana, vì nó cung cấp phạm vi cho sự phát sinh (āye tanoti) và dẫn đến cái đã phát sinh (āyaiañca nayati: Vism. trang 449, xvii, § 48).  Trong bối cảnh cụ thể này, nó đề cập đến một phạm vi hiểu biết mà đối tượng của nó là sự phủ nhận một điều gì đó (a-kiñcana). Đó là mức định thứ 3 và áp chót của định vô sắc (arūpajjhāna hoặc arūpāvacarajjhāna) và chứng đạt “bằng cách vượt qua hoàn toàn thức vô biên xứ và với ý tưởng: ‘Không có gì ở đó’. ” (sabbaso viññāṇañcāyatanaṃ samatikkamā n’atthi kiñcīti ākiñcaññāyatanaṃ upasampajja viharati : Vbh. 245).  Điều này, được nói là, không được hiểu là nỗ lực làm cho thức không sinh khởi, chấm dứt hay biến mất (abhāveti, vibhāveti, antaradhāpeti; Vism. trang 278, X, § 38), mà là an trú vào sự không hiện hữu của nó, tánh không của nó, sự ẩn dật của nó (natthibhāvaṃ suññabhāvaṃ vivitta-bhāvaṃ eva manasikaronto: ibid.).

Phạm vi ngay trước đó, thức vô biên xứ (viññāṇañcāyatana), dựa trên khái niệm về không gian vô biên (ākāsānañca) được bao trùm bởi tâm thức (taṃ yeva ākāsaṃ viññāṇenaphuṭaṃ manasikaroti: Vbh. 262), chứa đựng mối nguy hiểm của tà kiến (micchādiṭṭhi) về một đại ngã, như được tìm thấy trong Áo Nghĩa Thư: Ta là Đại Ngã (ahaṃ brahmāsmi).  Chính để vượt qua sự tự huyễn hoặc này mà hành giả cần vượt qua hoàn toàn (samatikkamati) thức vô biên xứ trong mức định thứ 2 của định vô sắc.

Do đó, nói một cách chính xác, vô sở hữu xứ (ākiñcaññāyatana) không phải cõi hư vô, ngụ ý một mâu thuẫn như một thứ gì đó không có gì, mà là một cõi tâm trong đó tính phổ quát của không gian và ý thức được nhận ra như một ý nghĩ trống rỗng.

Kiñcana, trong các bản cũ hơn, giả định một hàm ý đạo đức về một thứ gì đó dính chặt vào tính cách của một người, và thứ mà anh ta phải loại bỏ, nếu muốn đạt đến một tình trạng đạo đức cao hơn (PED. s. v.) .  Như vậy, nó đồng nghĩa với 3 cấu uế là tham, sân, si (rāgo kiñcanaṃ doso kiñcanaṃ, moho kiñcanaṃ : D. III, 217).  Và như vậy, akiñcana có ý nghĩa đặc biệt là không có cấu uế và thường trở thành một thuộc tính của A-la-hán, không sở hữu gì, không có gì (kāme akiñcano: A. V, 232).  Ở đây cũng vậy, trạng thái tâm thanh tịnh ngày càng trở nên tinh tế hơn cho đến khi chứng ngộ vô ngã (anattā), đạt được quả vị A-la-hán viên mãn.

Trong các cõi định, sự thanh lọc này có thể được quan sát thấy, trước tiên, trong sự chuyển tiếp trong các cõi sắc giới (rūpāvacara) nơi mà tầm-tứ (vitakka-vicāra), hỷ (pīti) và lạc (sukha) dần dần bị vượt qua để nhường chỗ cho nhất tâm (ekaggatā).  Sau đó, các sắc giới này, nơi mà sắc (rūpa) vẫn chiếm ưu thế trong các đề mục (kasiṇa) thiền định khác nhau, biến mất và tâm thức an trú trong vô sắc giới (arūpa). Thứ nhất, theo ṭikā, tâm trong định vô sắc (arūpajjhāna) có đối tượng là không gian vô tận.  Tuy nhiên, nhận ra rằng đây chỉ là một khái niệm của tâm, thì trạng thái tâm này tự nó trở thành đối tượng của mức định thứ 2, đối tượng là sự vô hạn của tâm.  Nhưng, trong nhận thức về bản chất của tâm thức là một quá trình tâm không có thực thể cố hữu hay vĩnh cửu, cũng chính sự vô hạn của không gian và tâm này được xem là vô sở hữu (akiñcana).  Như vậy, không là gì cả, không dính mắc vào bất cứ thứ gì, và do đó không sở hữu bất cứ thứ gì, là kết quả trực tiếp của mức định thứ 3 này.  Tuệ giác như vậy có thể chỉ cách tuệ giác hoàn hảo (aññā), vốn có sự giải thoát hoàn toàn và kết quả tức thời, một chút ít. Tuy nhiên, việc tưởng tượng kinh nghiệm này ngang bằng với quả vị A-la-hán (D. I,37) là điều đáng bị lên án.

Thực tế, những mức định này không chỉ thuộc về giáo lý của Đức Phật.  Ngay cả trước khi giác ngộ; Bồ-tát Tất-đạt-đa Gô-ta-ma đã chứng được những cảnh giới này dưới sự hướng dẫn của những vị thầy ‘khổ hạnh’ như Alāra Kālāma và Uddaka Rāmaputta (M. I.164 f).  Hiệu quả của những mức định này là không thể phủ nhận, nhưng không nên coi chúng là mục tiêu của giáo lý và sự tinh tấn.  Ở một số chỗ (ví dụ, Vin. II, 161; IV, 24) các mức định (jhāna) được đề cập ở phần đầu của một loạt phân loại chứng đắc, ngay cả trước khi vào dòng Thánh hay nhập lưu (sotāpanna).  Tuy nhiên, khi các mức định được đề cập một cách chung chung như vậy, chúng chỉ đơn thuần đề cập đến tứ ‘thiền’ (jhāna) và chỉ biểu thị tứ thiền sắc giới (rūpajjhāna), như được tạo ra trong khi hành thiền trên một đề mục (kasiṇa) về sắc nào đó.  Các mức định được đề cập đến trong kinh văn Thắng Pháp là 4 mức định vô sắc giới (cattāri arūpajjhānāni: Dhs. §§ 265-8) xuất hiện trong các kinh Nikāya ở dạng 4 trong 8 giải thoát  (vimokkha: A. IV, 306) hoặc xuất hiện trong trình tự trực tiếp đến 4 mức thiền sắc giới (rūpajjhāna), chứ không phải với bất kỳ danh hiệu chung nào, cũng không phải là các phần của tứ thiền sắc giới (rūpajjhāna).  Như vậy, trong Tương Ưng Xá-lợi-phất (S. III, xxviii) tâm sở sinh ra từ sự cô tịch (viveka), không tác ý và duy trì (avitakka avicāra), với sự thích thú nhạt dần và với sự thản nhiên, (pītiyā ca virāgā upekkhako ca) và trong xả của sự thanh tịnh hoàn toàn (upekkhā satipārisuddhiṃ), được mô tả là 4 mức thiền (jhāna : các bài kinh từ 1-4, trang 235-7).  Nhưng khi, theo phong cách tương tự, tôn giả Xá-lợi-phất tiếp tục giải thích cho tôn giả A-nan về những chứng đắc tiếp theo của mình, hoàn toàn vượt ra ngoài sắc tưởng (rūpasaññānaṃ samatikkamā), chấm dứt hữu đối tưởng (paṭigha-saññānaṃ attkagamā), không hướng tâm về dị tưởng (nānatta- saññānaṃamanasikārā), chúng ta không còn thấy đề cập đến định (jhāna) nữa, mà chỉ đề cập đến sự thật chứng đạt khi đã nhận ra cõi tâm cụ thể đó không có gì cả. (n’atthi kiñciti ākiñcaññāyatanaṃ upasampajja viharāmi : S. III, bài kinh 7, trang 237).

 Cõi không có gì này của cả sắc giới và khái niệm tâm cũng phải được từ bỏ và hoàn toàn bỏ qua để chứng đạt một cõi còn vi tế hơn, nơi bản thân tưởng trở nên không thể nhận thấy (nevasaññān’āsaññāyatana, phi tưởng phi phi tưởng), bước cuối cùng trước khi chứng đạt diệt thọ-tưởng (saññāvedayitanirodha).  

Điểm thú vị cuối cùng cần lưu ý về khía cạnh này là mỗi bài kinh của Tương Ưng Xá-lợi-phất đều có câu nói lặp đi lặp lại của tôn giả Xá-lợi-phất: “Nhưng này hiền hữu, tôi chưa bao giờ có ý nghĩ: ‘tôi’ đang chứng đạt, tôi đã chứng đạt, hoặc tôi ra khỏi mức thiền định chứng đạt này”, Và đó thực sự là mục tiêu của thiền và định trong Phật giáo xuyên suốt tất cả các mức thiền định khác nhau: sự chứng ngộ vô ngã (anattā).

H. G. A. v. Z.