ĀKĀSAGARBHA – (BODHISATTVA – DHĀRAṆĪ) SŪTRA

ĀKĀSAGARBHA – (BODHISATTVA – DHĀRAṆĪ) SŪTRA, một tác phẩm tiếng Phạn hiện bản dịch tiếng Hán và tiếng Tây Tạng của nó vẫn còn.  Quyền tác giả và thời gian biên soạn của bản kinh này không được ghi lại.  Bản gốc tiếng Phạn, có tựa đề Ākāśagarbha Sūtra (Kinh Hư Không Tạng), sau đó được dịch sang tiếng Hán với tên Hư Không Dựng Bồ Tát Kinh, bởi Gūānagupta đời nhà Tùy (589-618 sau công nguyên).

Bản tiếng Phạn khôi phục được biết đến với tên là Ākāśagarbha-bodhisattva Sūtra (Kinh Bồ-tát Hư Không Tạng).  Có một bản dịch khác của cùng một bản gốc tiếng Phạn được dịch bởi Buddhayaśas vào đời nhà Tần sau này (317-420 sau công nguyên).

Sự xét duyệt lần 3 của bản kinh này có tựa đề là Ākāśagarbha-bodhisattva-dhāranī Sūtra (Kinh Bồ-tát Hư Không Tạng Chân Ngôn), được dịch sang tiếng Hán bởi Dharmamitra của đời nhà Tống (420-479 sau công nguyên).

Ba tác phẩm được đề cập ở trên là những bản dịch của cùng một bài kinh, hoặc từ các bản kinh tương tự nhau, và phù hợp với bản tiếng Tây Tạng (Nanjio, 67, 68, 69).  Bản dịch tiếng Tây Tạng được tìm thấy trong phần Mdo-sde (tạp kinh) của Kangyur được gọi là (Ḥphags-pa) nam-mkhaḥi-sñiṅ-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo (TM. Số 260), tựa đề tiếng Phạn được khôi phục của nó là (Ārya-)Ākāśagarbha -nāma-mahāyāna Sūtra.  Nó nói rằng Śākyaprabha và Ratnarakṣita đã dịch tác phẩm này sang tiếng Tây Tạng.

Bản kinh này không bị giới hạn trong việc trình bày những điều cốt yếu của niềm tin Đại Thừa là việc dẫn đến một cõi


 tâm linh.  Nó cũng đề cập đến khía cạnh vật chất hơn của cuộc sống con người liên quan đến thế gian này (aihalaukika).

Các tác giả tiếng Phạn sau này dường như đã rất coi trọng bài kinh này như một nguồn tư liệu cho các giáo lý Đại Thừa.  Bằng chứng của MahāvyutpattiŚikṣāsamuccaya dường như cho thấy rằng một số đoạn trong bài kinh này thường xuyên được trích dẫn và trích dẫn lại như những mẩu lặp đi lặp lại. Vì vậy, Śāntỉdeva, tác giả của Śikṣāsamuccaya (tóm lược giáo lý Đại thừa), đã trích dẫn Ākāśagarbha Sūtra như một bản kinh có thẩm quyền trong việc khẳng định quan điểm của mình về bồ đề tâm (bodhicitta), hướng tâm đến giác ngộ (Śikṣ. 10.14).

Ākāśagarbha Sūtra cũng được rút ra trong Śikṣāsamuccaya (11. 1; 59.10, v.v) để mở rộng về các loại tội, bao gồm cả 5 tội của một vị vua, 8 tội của một vị ādikarmika bodhisattva v.v (AR Nariman, Sanskrit Buddhism, trang 103). Xem thêm chú thích 2 của AMG. II, 270.