ĀKĀŚA SCHOOL

ĀKĀŚA SCHOOL, một trường phái ngoại đạo ở Ấn Độ.  Nó được đề cập như 1 trong 20 giáo phái ngoại đạo trong Đề-Bà Bồ-Tát phá Lăng-Già kinh trung ngoại đạo tiểu-thừa tứ tông luận (Bài Kinh của Bồ-tát Thiên (Deva) về việc giải thích Niết-bàn của 20 đạo sư Tiểu thừa ngoại đạo được đề cập trong Kinh Lăng-già: Nanjio, Số 1260; Taishō, XXXII, Số 1640).  Cái tên này chỉ xuất hiện trong bài Kinh này và trong 1 hoặc 2 chú giải tiếng Hán, chẳng hạn như Trung Quán Luận Sớ (chú giải Trung Quán Luận) Hoa Nghiêm Huyền Tán (nghiên cứu thêm về Kinh Hoa Nghiêm) của tác giả Chi-tsang.  Tên gốc của trường phái này chỉ được phỏng đoán thông qua giáo lý của họ.  

Các nguồn hiện còn ghi 2 tên duy nhất của trường phái này là ‘Khẩu Lực Luận Sư’ và ‘Nhân Lực Luận Sư’.  Từ ‘luận sư’ nghĩa là đạo sư hay học giả, ‘khẩu lực’ nghĩa là sức mạnh của miệng, trong khi ‘nhân lực’ là sức mạnh của logic.  Mâu thuẫn rõ ràng trong 2 tên tiếng Hán này có thể được giải quyết bằng cách so sánh sự giống nhau của hai ký tự chữ cái.  Chữ khẩu trong tiếng Hán là và chữ nhân  .  Qua giáo lý của họ, khá rõ ràng rằng chữ k’ou là cách viết đúng.  Moc. cũng ghi chú rằng chữ yin phải là phiên âm sai của chữ k’ou.

Môn đồ của trường phái này cho rằng nguồn gốc thực sự của thế gian là không gian (ākāśa). Trong nguồn đầu tiên được đề cập ở trên, giáo lý của họ được giải thích như sau: Ngoại đạo được gọi là ‘kẻ mồm mép’ lập luận như sau: hư không (ākāśa) là nguồn gốc thực sự của thế gian, từ đó sinh ra gió.  Gió sinh ra lửa. Lửa sinh ra hơi.  Hơi sinh ra nước.  Nước trở nên rắn chắc và tạo thành đất; đất sinh ra nhiều loại cây cối, thực vật. Từ những loại cây này, mùa màng cần thiết được thu hoạch.  Sự sống của chúng ta chỉ được hỗ trợ bởi những loại mùa màng cần thiết này.  Do đó, trong bộ luận của chúng tôi có nói rằng sự sống là thức ăn. Nếu sự sống trở lại hư không (ākāśa), thì chúng sanh sẽ nhập Niết-bàn hoặc sự sống bất tử.

Về cái tên khẩu lực  hay ‘sức mạnh của miệng’, các học giả không đưa ra được lời giải thích rõ ràng nào.  Một số học giả giải thích điều này là hư không (ākāśa), từ miệng hoặc từ hơi thở, trong khi một số khác giải thích nó như một cơ quan tiêu hóa của miệng giúp con người duy trì sự sống của mình bằng thức ăn. Moc. không đồng tình với quan điểm thứ hai.  Có quá ít tài liệu liên quan đến trường phải này để có được một bức tranh rõ ràng về nó. 

S. K.