ĀKARṢAṆA

ĀKARṢAṆA, hay phổ biến hơn trong tiếng Phạn lai Phật giáo là ākarṣaṇā, nghĩa là nhiếp hóa, hay chính xác hơn, thần lực của Đức Phật nhiếp hóa mọi người đến với Ngài và giáo lý của Ngài.  Từ này được tìm thấy trong Mhvu. i, 314, 2-3 (văn xuôi): ākarṣaṇā eṣā buddhānāṃ; bhagavatā vaineysattvānāṃ, vả trong cả Mhvyut. 4315: sarvatathāgatākarṣaṇī.  Nhưng trong Phật giáo mật tông, từ này được sử dụng để biểu thị một buổi lễ bí truyền đặc biệt do một tu sĩ tổ chức nhằm nhiếp hóa mọi người đến với giáo lý mật tông.  Nó được dịch sang tiếng Hán theo nhiều cách khác nhau: kou-chao-fa (lễ nhiếp hóa bằng Phật câu), shê chao-fa (lễ nhiếp hóa và thỉnh mời), ch’ing-chao-fa (lễ thỉnh cầu Đức Phật nhiếp hóa mọi người đến địa điểm của mình), chao-chao-fa (lễ nhiếp hóa và thỉnh mời).  Trong Phật giáo mật tông Trung Quốc và Nhật Bản, tông Chen-yen và tông Shingon, nó được coi là 1 trong 4 (hoặc 5) nghi lễ cơ bản, và được phân loại là lễ karma-kula.  Như đã biết, tất cả chư Phật, Bồ-tát và các chư thiên, v.v, thần lực và đức hạnh của Ngài, và thậm chí cả giáo lý và nghi lễ dành cho các vị Thánh này được phân thành năm phần (pañca-kula), trong đó, karma-kula đại diện cho thần lực cứu độ và nhiếp hóa; do đó, lễ này được phân loại vào phần này.

Từ tương đương trong tiếng Tây Tạng của nó là ḥgugs-pa, có nghĩa là nhiếp phục, làm lay động, tập hợp, quy tập, mời gọi, triệu tập, gọi đến.  Tuy nhiên, nghi lễ này đã không trở nên phổ biến trong giới tu sĩ Tây Tạng.

Theo chú giải Kinh Đại Nhật (Mahāvairocana Sūtra) của I-tsing, nghi lễ này được phát triển từ lễ vaśīkaraṇa, lễ Kính Ái (trong tiếng Hán là ching-ai-fa).  Sau khi tiến hành nghi lễ này, những người tham dự được cho là sẽ tái sinh làm người sang giàu trên thế gian, như thể được một cái móc câu kéo đến đó.  Khi lễ ākarṣaṇa được kết hợp với lễ vaśīkaraṇa này, nó được gọi là lễ ākarṣaṇa-vaśīkaraṇa (kou-chao-ching-ai-fa).  Đôi khi, nó cũng được kết hợp với lễ puṣṭika, hoặc lễ tăng ích.  Khi đó, nó được gọi là lễ ākarṣaṇa-puṣṭika.  Trong khi tiến hành lễ ākarṣaṇa, tất cả các yêu cầu cho buổi lễ này, chẳng hạn như y phục, thực phẩm dâng cúng, hoa và hương đều phải có màu đỏ.  Hành giả phải ngồi ở tư thế sukhāsana và dâng một bông hoa màu đỏ, có gai lên Đức Phật.  Xem Mahāvairocana Sūtra, chương vi (Nanjio, 580) và Vajraśekhara-vimāna-sarva-yoga-yogi Sūtra (Nanjio, 1039). 

S. K.