AKANIṬṬHA
AKANIṬṬHA, 1 trong 5 loại chư thiên thuộc Tịnh cư thiên (suddhāvāsa) của cõi trời tứ thiền (jhāna), là tầng trời cao nhất của cõi Sắc giới (Rūpāvacara-bhūmi). Trong vũ trụ quan thần học Phật giáo, Sắc giới (Rūpāvacara) là phạm trù thứ 2 trong 3 phạm trù mà pháp giới chúng sanh có thể được phân chia (sattvaloka): Một mặt, những chúng sanh thuộc phạm trù này (Sắc giới) tương phản với những chúng sanh thuộc Dục giới, và mặt khác, tương phản với Vô sắc giới, bởi thực tế là chúng sanh thuộc Sắc giới được tạo thành từ tâm (manomaya), với mọi mối liên hệ lớn bé hoàn chỉnh. Các tu sĩ Phật giáo chia các chư thiên thuộc Sắc giới (Rūpāvacara) này, mà họ cho là do tâm tạo ra, thành bốn phần theo các trạng thái thiền định. Cõi trời tứ thiền (jhāna) lại được chia thành Vô Tưởng Thiên Asaññasatta), Quảng Quả Thiên (Vehapphala) và Tịnh Cư Thiên (Suddhāvāsa); và Tịnh Cư Thiên lại được chia 5 nhóm chư thiên, trong đó Sắc Cứu Cánh Thiên (Akaniṭṭha) là nhóm cuối cùng. Do đó, bằng một quá trình suy luận từ đặc điểm của loài đến đặc điểm của chi và lớp, chúng ta có thể kết luận rằng các tu sĩ Phật giáo coi chư thiên Sắc Cứu Cánh (Akaniṭṭhadevā) là do tâm tạo (manomaya) và liên kết với thiền định (jhāna). Chưa rõ liệu liên kết này đến từ sự đề cập trong Trường Bộ Kinh về việc Đức Phật viếng thăm chư thiên Sắc Cứu Cánh (Akaniṭṭha) và chư thiên thuộc các nhóm còn lại của Tịnh Cư Thiên (Suddhāvāsa) khi Ngài đang độc cư thiền định, hay ngược lại, đề cập trong Trường Bộ Kinh đến từ việc liên kết của Sắc Cứu Cánh Thiên (Akaniṭṭha) với việc nhập định của các tu sĩ Phật giáo. Quan điểm đầu tiên có nhiều khả năng hơn vì dường như sự phân chia rõ ràng thường đến sau. Tuy nhiên, trong đề cập này của Kinh Ðại Bổn (Mahāpadāna sutta), chư thiên Sắc Cứu Cánh (Akaniṭṭha devā) được mô tả là bày tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phật khi Ngài đến thăm họ và kể cho Ngài nghe những câu chuyện về các tiền kiếp của mình dưới thời các vị Phật khác nhau.
Ngài Phật Âm (Buddhaghosa) tuyên bố rằng cái tên Sắc Cứu Cánh Thiên (Akaniṭṭha) có nghĩa là những chư thiên tại đây không có vị kém phúc đức và họ không có vị cấp dưới nào trong số họ (DA. II, 480). Việc họ được coi là phúc đức cao tột được chứng minh bởi nguyện vọng của vua trời Đế-thích, trong Kinh Đế-thích Sở Vấn (Sakkāpañha Suttanta), là trong lần sinh cuối cùng, ngài sẽ được sinh vào Sắc Cứu Cánh Thiên (Akaniṭṭha) mà ngài mô tả là tối thắng (paṇītatara) (D. 11, 286).
Nhưng, L. de la Vallée Poussin chỉ ra rằng có một thuật ngữ đồng nghĩa aghaniṣṭḥa, có nghĩa là, điểm kết thúc (niṣṭḥa) của sự hợp thành (agha), giải thích điều này có nghĩa là đỉnh hoặc điểm kết thúc của cõi sắc giới; Rūpāvacara-bhūmi, trên đó là vô sắc giới (Arāpa). Không còn nghi ngờ gì nữa, theo như những tu sĩ Phật giáo sơ kỳ có liên quan, chư thiên Sắc Cứu Cánh (Akaniṭṭha devā) là những chư thiên cuối cùng được đặt tên trong các loại thiên tử của Sắc giới (Rūpā-world), mặc dù trong các tác phẩm sau này như Mahāvyutpatti, do ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, cõi Śiva, Mahāmahēśvara, dường như đã được thêm vào ngay bên trên Sắc Cứu Cánh Thiên (Akaniṭṭha) và bên dưới Vô sắc giới (Arūpā-world). G. P. Malalasekera nói rằng nó cũng được coi là điểm cao nhất trong vũ trụ, trong khi địa ngục A-tỳ (Avīci) là điểm thấp nhất. Cuộc tranh cãi giữa các Ty-kheo Kosambi thậm chí còn lan đến tận các chư thiên Sắc Cứu Cánh (Akaniṭṭha devā) (J III, 487).
Các bản trước đó rất ít đề cập đến các vị chư thiên này. Danh sách chư thiên trong Trung Bộ Kinh không đề cập đến Sắc Cứu Cánh Thiên (Akaniṭṭha), mặc dù liệt kê Prajapati, Phạm Thiên (Brahmā), Quang Âm Thiên (Ābhassarā), Biến Tịnh Thiên (Subhakiṇha), Quảng Quả Thiên (Vehapphala) và Thắng Giả Thiên (Abhibhū), nhưng Trung Bộ Kinh (III, 102), trong khi giữ nguyên Quang Âm Thiên (Ābhassarā) và Quảng Quả Thiên (Vehapphala), lại thay thế 4 nhóm thuộc Tịnh Cư Thiên (Suddhavāsa) bao gồm cả Sắc Cứu Cánh Thiên (Akaniṭṭha) thành Thắng Giả Thiên (Abhibhū), trong khi Trường Bộ Kinh thêm nhóm thứ năm, Thiện hiện thiên (Sudassi).
Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) (634; 710) và một số chú giải (ItA. 40; DA. III, 740) nói rằng cõi của họ được nói đến như một Cõi Phạm Thiên (Brahmaloka), nơi các vị thánh Tam quả A-na-hàm (anāgāmin) được sinh ra và nhập Niết-bàn viên mãn. Những vị được sinh ra tại đây sẽ không còn tái sinh vào cõi người nữa (bất lai). Do đó, các vị Bồ-tát được cho là không bao giờ tái sinh vào những cõi trời này.
Các vị chư thiên này có tuổi thọ kéo dài 16.000 đại kiếp (kalpa).
Một điểm thú vị là Ṛgveda đề cập Maruts là Akaniṭṭha ajyeṣṭa, ‘không phải vị trẻ nhất cũng không phải vị già nhất’.
B. J.