AKĀLIKA

AKĀLIKA, siêu việt thời gian, một trong những danh hiệu được dùng để mô tả ca ngợi và có tính rập khuôn về Chánh pháp, “giáo Pháp được Đức Thế Tôn khéo thuyết, cho kết quả tức thời, siêu việt thời gian, đến để mà thấy, biểu lộ, do người trí tự mình giác hiểu.”  Những thứ liên quan đến thời gian là dục lạc, truy tìm quá khứ, ước vọng tương lai, chứa đầy đau khổ và lo sợ (S. I, 10); nhưng chân lý là một sự việc của hiện tại (sandiṭṭhika) siêu việt thời gian (akālika), tức là không bị trở ngại (bởi thời gian), vì trên Thánh Đạo, quả phúc (phala) đạt được ngay sau một giai đoạn tiến bộ cụ thể trên con đường (magga) đã chứng đắc.  Do đó, việc dịch thuật ngữ akālika là ‘vĩnh cửu’ là không chính xác theo chú giải (Vism. vii, § 80, trang 178).   Thực tế là Chánh pháp được mô tả trong một và
cùng một công thức như ‘trong hiện tại’ và ‘siêu việt thời gian’ (ví dụ: Ananda K. Coomaraswamy : HJAS. IV, 119) đôi khi dẫn đến so sánh Chánh pháp của Đức Phật với chân lý trong Phúc âm, mặc dù ‘nguồn gốc vĩnh cửu’ vẫn được ‘tuyên thuyết trong thời gian’, và so sánh Chánh Pháp với cả với bản chất đúng thời (kāla) và phi thời (akāla), được gán cho Đại Ngã (Brahma) trong Áo Nghĩa Thư. 

Trong đạo Phật, không có chân lý nào là ‘vĩnh cửu’; trên thực tế, không có chân lý nào ngoài pháp giới (vũ trụ).   Ngay cả Tứ Diệu Đế (ariya-sacca) cũng không có bản chất vĩnh cửu, mà chỉ là những phát biểu mang tính phân tích: tất cả các hành đều là đau khổ: cái gì có hợp sẽ có tan (sabbe saṅkhārā dukkhā).  Tính đúng đắn của tuyên bố này không phụ thuộc vào việc được Đức Phật tuyên thuyết: dù Đức Như Lai có xuất hiện ở đời hay không, thì bất cứ cái gì có hợp đều là vô thường và do đó đều là khổ, nếu chấp vào.  Tính độc lập của tuyên bố này không làm cho chân lý trở thành vĩnh cửu, vì đau khổ (dukkha), mặc dù phổ quát, phụ thuộc vào nhân duyên, như được giải thích trong giáo lý Duyên khởi (paṭicca-samuppāda). 

Do đó, chân lý nằm trong tiến trình của pháp giới, trong bản chất vô thường, và luôn luôn ở hiện tại, siêu việt thời gian (akālika). Xem thêm KĀLA.