AKṢAYAMATI-NIRDEŚA-(NĀMA-MAHĀYĀNA-) SŪTRA

AKṢAYAMATI-NIRDEŚA-(NĀMA-MAHĀYĀNA-) SŪTRA, một bản kinh tiếng Phạn không rõ tác giả, nhưng được cho là của Bồ-tát Vô Tận Ý (Akṣayamati) và hiện chỉ còn ở phiên bản tiếng Hán và tiếng Tây Tạng. Bốn phiên bản tiếng Hán được tìm thấy: 

(1) Vô Tận Ý Bồ Tát Hội  hoặc Āryākṣayamatinirdeśa (Moc. 3420 B), tiểu kinh thứ 12 của Mahāvaipulya-mahāsannipāta Sūtra (Nanjio, 61).  Được dịch bởi T’an-mu-ch’an (Dharmakṣānta), của nhà Bắc Lương: năm 44-21 sau công nguyên; (2) A Sai Mạt Bồ Tát Kinh hay Akṣaya(ra)mati-nirdeśa Sūtra (ibid. 74) do Chu-t’an-mo-lo-ch’a (Dhaimarakṣa), thuộc nhà Tây Tần, dịch trong 7 tập vào năm 266-313 hoặc 317 sau công nguyên; (3) Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ Kinh, được khôi phục về tiếng Phạn là Mahāvaipulya -mahāsannipāta-bhadrapāla Sūtra bởi Nanjio (ibid. 75),  là một bản dịch khác của Mahāvaipulya-mahāsannipāta Sūtra đã đề cập ở trên, các dịch giả là Tu-na-chü-to (Gñānagupta) và Ta-mol-chiu-to (Dharmagupta) của nhà Tùy.  Bản dịch thứ 4, cũng bằng tiếng Hán, được ghi
nhận, cụ thể là, Vô Tận Ý Bồ Tát Kinh hoặc Akṣaya(ra)mati-nirdeśa Sūtra (ibid. 77), trong K’ai-yüan-lu.  Nó được dịch bởi Chih-yen và Pao-yun của đời nhà Tống trước đó. 

Bản dịch tiếng Tây Tạng, Blo-gros-mi-zad-pas- bstan-pa (shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo: ŌM. 842 ; TM. 175), tương ứng với bản dịch tiếng Hán A-ch’ a-mo-p’u-sa-ching (Nanjio, 74), và tên của nó có thể được khôi phục là Akṣayamati-nirdeśa. Vì nội dung (Nanjio, 74) tương ứng với nội dung của Blo-gros-mi-zad-pas-bstan-pa, nên rõ ràng tác phẩm tiếng Tây Tạng là bản dịch của bản tiếng Phạn Akṣayamati-nirdeśa Sūtra (Vô Tận Ý Bồ-tát nghĩa thích Kinh).  Phiên bản tiếng Tây Tạng được quy cho Chos-ñid Tshul-khrims hay Dharmatã-śīla, và được đưa vào phần Mdo (bài kinh) của Kangyur (ŌM. 842 ; TM. 175).

Nội dung của Akṣayamati-nirdeśa Sūtra trong bản tiếng Hán và tiếng Tây Tạng gần như hoàn toàn phù hợp với nhau.  Chủ đề chính của bài kinh này là giải thích về giáo lý 80 chi phần vô tận của Bồ-tát Vô Tận Ý, vì lợi ích của tất cả chúng sanh, cụ thể là chư Bồ-tát (Moc. 3420 B).

Giáo lý 80 chi phần có thể được định nghĩa là 80 pháp môn mà thông qua đó một vị Bồ-tát có thể nghe và lĩnh hội Pháp.  Người ta nói rằng trí tuệ đến với những người biết lắng nghe và lĩnh hội; người trí dứt trừ ái dục; và khi xa lìa ái dục, Ma vương không thể chi phối người ấy được nữa (śṛtavataḥ prañāgamo bhavati, prajñāvataḥ kleśa-praśamo bhavati, niḥkleśasya māro’vatāraṃ na labhate ; Śikṣ. trang 189). Vì vậy, để trở nên trí tuệ và thoát khỏi lưới của Ma vương, một vị Bồ-tát cần lắng nghe và thâm nhập Giáo Pháp thông qua 80 pháp môn làm nền tảng cho Akṣayamati-nirdeśa Sūtra (ibid. trang 190-1).  Lời giải thích được đưa ra dưới hình thức cuộc đối thoại giữa Đức Phật Thích-ca, đại đệ tử của Ngài là tôn giả Xá-lợi-phất (Tib. Śaradvatī-ḥī bu) và Bồ-tát Vô Tận Ý (AMG. II, 256). 

R. A. G.