ĀJÑENDRIYA

ĀJÑENDRIYA, hay tiếng Pali là aññindriya, một trong 3 căn vô lậu (trīnyanāśravendriyāṇi) và một trong 22 căn (indriya).

Thuật ngữ ājñendriya là một từ ghép của ājñā có nghĩa là biết rõ và indriya nghĩa là căn, vì vậy từ này có nghĩa là dĩ tri căn (khả năng lĩnh hội hoàn hảo).   Cả bản dịch tiếng Tây Tạng (ma-śes-paḥi dbaṅ-po) và tiếng Hán (tri căn知根) đều tương đương với từ trên. 

Tên của 3 căn vô lậu này có thể được tìm thấy cả trong các bản Kinh Phật giáo sơ kỳ.  Tập 26 của Tương Ưng A-hàm (tiếng Hán) đề cập đến 3 căn: đầu tiên là wei-chih-tang-chih-kên (anajñātājñā-syāmīndriya, Tib. mi-śes-pa kun-śes-par byed-paḥi dbaṅ-po) (Vị tri đương tri căn), tiếp đến là chih-kên (Dĩ tri căn), và cuối cùng là wu-chih-kên (ajñātāvīndriya, Tib: kun-śes-pa-daṅ-paḥi dbaṅ-po) (Cụ tri căn). Giống như 2 anāśravendriyā (căn vô lậu) còn lại, nội dung của ājñendriya phù hợp với 9 căn khác đại diện cho các căn của sự tiến bộ tâm linh, đó là manendriya, sukhendriya, saumanasyendriya, upekṣendriya, śraddhendnya, vīryendriya, smṛtīndriya, samādhīndriya và prajñendriya.  9 căn này thay đổi tên theo các khía cạnh mà chúng đứng. 

Khi đứng trong darśana-mārga (kiến đạo) hay con đường thấy biết, chúng được gọi là anajñātājñā-syāmīndriya, nghĩa là khả năng muốn biết điều chưa biết. Nói cách khác, đây là mong muốn thấu rõ chân lý Phật dạy (satya) bằng kiến giải (darśana).  Căn tiếp theo là ājñendriya.  Đây là tên của 9 căn, khi chúng ở trong bhāvanā-mārga (tu đạo hay con đường tu tập) biểu thị mong muốn chứng ngộ chân lý Phật dạy bằng thân để đoạn trừ mọi lậu hoặc sau khi biết nó bằng tâm. 

Căn cuối cùng có tên là ajñātāvīndriya, là tên gọi của 9 căn trong aśaikṣa-mārga (vô học đạo hay con đường vô học).  Trong vô học đạo (aśaikṣa-mārga), mọi thứ đều được biết và lưu giữ như một tri thức đầy đủ, do đó nó được gọi là ajñātāvīndriya. 

Cả ba đạo lộ (mārga) này được gọi là indriya, vì chúng có năng lực mạnh mẽ làm gia tăng (aupacaika) các pháp vô lậu (ānāśrava-dharma) trong đời sống.  Và nội dung của chúng là 9 indriya. 

Theo cách giải thích nêu trên, chín căn thay đổi tên gọi khi tiến triển qua ba đạo lộ. Trong số đó, dường như ājñendriya là quan trọng nhất, vì nó là sự tu tập cơ bản và cuối cùng trước khi nhập Niết-bàn.


Tuy nhiên, quan điểm của Đại thừa có chút khác biệt với điều này.  Đại Thừa không chấp nhận sự thăng tiến dần dần của chín căn theo 3 đạo lộ.  Mà chỉ thừa nhận sự khác biệt giữa trước và sau darśanamārga, những indriya trước đó được gọi là anajñātājñā-syāmīndriya, nhưng căn sau đó được gọi là ājñendriyaajñātāvīndriya.  Nói cách khác, các nhà Đại thừa, nhất là các nhà Duy Thức, coi ājñendriyaajñātāvīndriya.

S. K.