ĀJĪVAKA SUTTA

ĀJĪVAKA SUTTA. Vị khất sĩ khổ hạnh (ājīvaka), người mà bài kinh này được đặt theo tên của ông, không được đề cập đến một cách cá nhân.  Mà một đệ tử của ông (sāvaka), là một gia chủ (gahapati), đã đến gặp tôn giả A-nan tại khu vườn Ghosita ở Kosambī (A. I, 217) và đặt 3 câu hỏi: Giáo lý của ai được khéo tuyên thuyết (kesan…dhammo svākkhāto)? Trên đời này, ai là khéo thực hành (ke loke supaṭipannā)? Trên đời này, ai là người khéo vượt qua (ke loke sugatā)?  Nếu tôn giả A-nan trả lời những câu hỏi này một cách trực tiếp, thì ngài đã tán dương niềm tin của chính mình (saddhammukkaṃsanā) với cái giá là hạ thấp niềm tin của người khác (paradhammā-pasāda).  Nó sẽ không thuyết phục.  Vì vậy, tôn giả đã hỏi ngược lại để người gia chủ tự trả lời: Liệu một giáo lý dạy từ bỏ tham, sân, si có phải giáo lý khéo tuyên thuyết? Liệu những ai từ bỏ tham (rāgassa pahāna), sân (dosassa pahāna) và si (mohassa pahāna) có phải người khéo thực hành ở đời? Và liệu những ai đoạn tận gốc rễ của tham, sân và si có phải người khéo vượt qua ở đời?

Và khi mỗi câu hỏi được trả lời với sự đồng tình hoàn toàn (evam me ettha hoti), sự háo hức của vị gia chủ đạt đến đỉnh điểm khi ông nhận ra rằng tôn giả A-nan không phải là người quảng bá cho tín ngưỡng của mình, không đánh giá thấp quan điểm của người khác, mà đang giảng dạy giáo pháp vì giá trị riêng của nó (āyatane va dhammadesanā), và tôn giả nói về điều tốt nói chung (attho ca vutto), mà không đặt bản ngã vào câu hỏi (attā ca anupaṇīto).

Phần kết luận của bài kinh quá rập khuôn nên không được quan tâm.